Máy xúc tham gia cưỡng chế ‘cung điện công chúa’ sai phép ở Ba Vì
Sáng 20/7, hàng trăm nhân lực cùng phương tiện được cơ quan chức năng huy động để cưỡng chế tháo dỡ công trình “cung điện công chúa” xây sai phép tại thôn Phú Yên ( xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội).
Được xác định là công trình sai phép, buộc phải tháo dỡ, nhưng sau một thời gian chủ công trình không chấp hành, sáng nay 20/7, chính quyền huyện Ba Vì và xã Yên Bài thực hiện cưỡng chế tháo dỡ theo quyết định đã được thống báo từ trước.
Đúng 7h sáng 20/7, các lực lượng chức năng đã huy động hàng trăm người cùng phương tiện tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình.
Máy xúc cùng xe cầu tham gia tháo dỡ công trình.
Ngôi nhà 2 tầng là hạng mục lớn nhất trong toàn bộ công trình.
Nhân công tháo bỏ từng chi tiết của công trình.
Thời tiết thỉnh thoảng có mưa nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc tháo dỡ công trình.
Một đại diện chính quyền địa phương cho biết, việc cưỡng chế được thực hiện công khai, minh bạch, chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia, đặc biệt tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Ngôi nhà dần được phá bỏ.
Một phần của công trình đã được phá dỡ.
Toàn bộ khu vực cương chế được phong tỏa để đảm bảo an toàn.
Nhiều người dân hiếu kỳ đứng ngoài theo dõi cơ quan chức năng thi hành cưỡng chế.
Lực lượng chức năng chốt chặn ba vòng đường vào khu vực cưỡng chế, để đảm khu vực cưỡng chế được phong toả.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Đang cưỡng chế phá dỡ "cung điện công chúa" xây trái phép ở Ba Vì
Hàng trăm người và máy móc đang tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép "cung điện công chúa" ở xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội.
Theo kế hoạch, đúng 7h sáng ngày 20.7, các lực lượng chức năng của huyện Ba Vì, Hà Nội đã huy động hàng trăm người và nhiều máy móc thiết bị tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép (được gọi là "cung điện công chúa") tại thôn Phú Yên, xã Yên Bài.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại hiện trường, các lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm tại xã Yên Bài một cách công khai, minh bạch, chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia, đặc biệt tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
Ông Bạch Công Tiến (Chủ tịch UBND huyện Ba Vì) cho biết, ngay sau khi phát hiện sai phạm của chủ đầu tư, các cấp chính quyền huyện Ba Vì đã nhiều lần lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình, thực hiện tháo dỡ những hạng mục vi phạm.
Tính đến 8h ngày 20.7, các phần cổng chính và tường rào bao quanh đã được phá dỡ. Trong ảnh: một phần tòa tháp ở cổng chính.
Hiện tại lực lượng chức năng đang phá dỡ phần mái của tòa nhà chính.
Một phần mái được máy cẩu đưa xuống nguyên vẹn.
Lực lượng chức năng đội mưa giám sát qua trình tháo dỡ công trình vi phạm. Về phía chủ đầu tư gồm một số người được giao nhiệm vụ trông coi công trình chưa có bất cứ hành vi cản trở nào.
Được khởi công xây dựng từ tháng 10.2017, quần thể công trình gồm có 1 nhà chính, vườn và tường rào, bao quanh bởi đồi núi và hồ nước lớn. Cụ thể, công trình gồm khu nhà chính 2 tầng, diện tích mỗi tầng là 163 m2; hàng rào xung quanh xây cao 1,2 mét, chiều dài là 151,5m; cổng gồm 4 trụ; trong đó 2 trụ chính có kích thước 1,6 x 1,6m và 2 trụ nhỏ kích thước 1,1m x 1,1m; sân vườn 35m x 47m, với tổng diện tích là 1.645 m2.
Theo phóng viên Dân Việt tìm hiểu, một số phần của căn nhà như cánh cửa, gỗ, mái gỗ... được lực lượng chức năng tháo dỡ nguyên vẹn để đưa về UBND xã Yên Bài để trả lại cho chủ đầu tư.
Phần chân đế quanh tòa nhà được máy xúc phá dỡ dần.
Nhiều biển cấm người dân không được lại gần hiện trường.
Nhiều công nhân phá dỡ không có bảo hộ lao động, leo trèo trên mái để tháo dỡ phần mái.
Cùng với nhiều người dân đang đứng ngoài xem cảnh phá dỡ, chị Hồng (thôn Phú Yên, xã Yên Bài) bày tỏ: "Phá dỡ công trình này lãng phí quá, tại sao khi xây dựng không cấm mà bây giờ xây gần xong mới phá".
Nhiều con đường vào được lực lượng chức năng phong tỏa cách công trình vi phạm dài hàng km để cấm một số người dân và phóng viên vào tác nghiệp.
Để xử lý dứt điểm và kiên quyết sai phạm này, từ tháng 5.2018, huyện Ba Vì đã chỉ đạo UBND xã Yên Bài tổ chức quản lý, ngăn chặn và nghiêm cấm các hoạt động xây dựng của công trình; cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ đi lại khu vực vi phạm. Tiếp đó, căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Nghị định 102/NĐ- CP ngày 10.11.2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, UBND huyện đã có Quyết định số 1423/QĐ- UBND yêu cầu tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả công trình.
Theo Danviet
Hà Nội: Hai gia đình nhận lại con sau 6 năm bị trao nhầm Sáng nay 19.7, anh Sơn và chị Hương (Ba Vì, Hà Nội) đã chính thức đón con ruột của mình về với gia đình sau 6 năm bị Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm cho gia đình khác. Rất đông người từ sớm đã có mặt tại buổi trao nhận con giữa hai gia đình ở Ba Vì vào sáng...