Máy vào vườn rau, nhà nông “khỏe hẳn ra”
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đang tích cực đưa máy xới mini, máy phun thuốc vào sản xuất trồng rau và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Theo đó, từ năm 2009 đến nay, Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân (Trung tâm Khuyến nông TP.HCM) đã hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình cơ giới hóa trên rau và chuyển giao hàng trăm máy xới mini, máy phun thuốc mang vai có động cơ cho các hộ nông dân sản xuất rau trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Với việc cơ giới hóa, nông dân TP.HCM sẽ không còn cảnh làm đất bằng tay. Trong ảnh: Xã viên HTX Phước An (Bình Chánh) trồng rau trong nhà lưới với phương thức thủ công. Ảnh: T.T
Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh – Bình Tân nhận xét, với khâu làm đất, trước đây phải cần 5 công cuốc, chi phí hết 2 triệu đồng cho 1.000m2, thì bây giờ chỉ cần 1 người điều khiển máy xới mini trong 3 giờ là xong với diện tích này. Sau khi trừ khấu hao máy móc, mỗi vụ rau trong khâu làm đất nông dân tiết kiệm 1,2 – 1,4 triệu đồng/1.000m2.
Bà Nguyễn Thị Điểu (ấp 5, xã Hưng Long) – một hộ được hỗ trợ cơ giới hóa cho biết, trước đây, gia đình có 2.000m2 sản xuất rau cung cấp cho HTX Phước Bình và Hưng Điền. Để chuẩn bị đất trồng rau, vợ chồng chị phải cuốc đất khá vất vả và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, từ khi sử dụng máy xới đất mini được hỗ trợ (50% chi phí) thì thời gian xới đất được rút ngắn rất nhiều, công lao động cũng được sử dụng ít hơn.
“Trước đây phải cần 3 ngày để cuốc đất thì giờ với máy xới mini, tôi chỉ cần 2 giờ là có thể chuẩn bị xong 1.000m2 đất để gieo hạt giống cho kịp thời vụ” – chị cho biết.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Dũng (ấp 3, xã Quy Đức) cũng chia sẻ, việc bà con nông dân được trang bị máy móc để trồng rau đã tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian và công lao động… cách sử dụng cũng rất tiện lợi, nhất là máy máy phun thuốc bằng điện, chỉ cần sạc điện cho đầy là có thể sử dụng 25 – 27 bình thuốc. Do gọn nhẹ nên máy này phụ nữ cũng sử dụng rất ổn.
Theo ông Võ Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, việc đầu tư cho mô hình cơ giới hóa trên cây rau phù hợp với nhu cầu của bà con nông dân vì kết quả thu được từ những năm trước là khá tốt. Mô hình này đã giúp cho nông dân cải thiện được tình trạng thiếu lao động, có điều kiện để tăng diện tích gieo trồng, rút ngắn thời gian làm đất gióp phần giảm chi phí đầu tư cũng như giá thành sản phẩm, qua đó tăng thu nhập cho người nông dân; hướng tới Khuyến nông thành phố tiếp tục đầu tư hỗ trợ mở rộng cơ giới hóa các ngành khác như hoa lan, cây kiểng…
Theo Sở NNPTNT, thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486ha. Trong đó, huyện Bình Chánh có 15 xã, diện tích 544ha, năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha. Mới đây, UBND TP.HCM đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020″. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện chương trình này gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 44 tỷ đồng, vốn đối ứng của dân trên 16 tỷ đồng.
Theo Dantri
Quảng Nam xây dựng nông thôn mới: Kết quả cao, nợ đọng thấp
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), số nợ đọng trong xây dựng cơ bản của cả nước đã tăng đến mức báo động. Nhiều địa phương số nợ lớn cả ngàn tỷ đồng, trong khi đó, tại Quảng Nam, việc triển khai thực hiện NTM đã thu được những kết quả lạc quan, nợ đọng thấp.
Còn nợ đọng, vì sao?
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, kiêm Phó Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Quảng Nam cho biết, theo báo cáo của các địa phương, số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh chỉ còn hơn 157 tỷ đồng. Trong đó, nợ T.Ư, tỉnh 15,9 tỷ đồng; cấp huyện 57,2 tỷ đồng và cấp xã 83 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với bình quân chung của cả nước, thì số nợ của Quảng Nam không lớn (bình quân nợ của cả nước là 253.000 triệu đồng/tỉnh) và có thể xử lý "trong tầm tay".
Mặc dù còn nợ đọng trong xây dựng cơ bản, song cũng nhờ NTM, cơ sở hạ tầng ở Quảng Nam mới có điều kiện đầu tư một cách đồng bộ, khang trang. Ảnh: Đ.H
Trong 5 năm (2011 - 2015) thực hiện xây dựng NTM, Quảng Nam đã lồng ghép và huy động các nguồn lực gần 17.000 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ở Quảng Nam đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn tăng lên.
Lý giải về nguyên nhân nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, ông Đỗ Vạn Lộc - Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh cho hay, việc để nợ đọng tại Quảng Nam có một số nguyên nhân. Cụ thể, do nhu cầu đầu tư để thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mục tiêu đề ra là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách T.Ư còn thấp, vốn từ cộng đồng dân cư khó khăn, đây là nguyên nhân chủ yếu.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, trong đó việc sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng NTM của T.Ư, từ quy định hỗ trợ 100% từ ngân sách T.Ư cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học đạt chuẩn, xây dựng trạm y tế xã, xây dựng nhà văn hóa xã được sửa đổi lại là hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước tại Quyết định số 659/QĐ-TTg nhưng không thay đổi mục tiêu tại Quyết định số 800/QĐ-TTg nên địa phương phải thực hiện để đạt mục tiêu đề ra, góp phần làm tăng nợ đọng.
Tiếp đến, ngân sách địa phương chủ yếu trông chờ vào khai thác quỹ đất để có đối ứng nhưng việc khai thác quỹ đất đang bị trở ngại, do vướng các quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và giá đất nông thôn thấp nên các xã chưa khai thác được quỹ đất để trả phần đối ứng này. Đặc biệt, một số nội dung xây dựng hạ tầng như nghĩa trang nhân dân, các công trình vệ sinh môi trường nông thôn; chợ nông thôn; điện... nhưng T.Ư chưa quy định hỗ trợ một phần từ ngân sách T.Ư để thực theo quy định Quyết định 695/QĐ-TTg nên cũng gây áp lực rất lớn lên ngân sách địa phương.
"Nguồn vốn hằng năm phân bổ trực tiếp cho chương trình còn hạn chế (bình quân 2 tỷ đồng/xã điểm/năm) nhưng một số tiêu chí hạ tầng T.Ư quy định tỷ lệ đạt chuẩn cao (như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 100% nhà văn hóa - khu thể thao xã, thôn đạt chuẩn, 70% kênh mương được bê tông hóa, 50% hộ dân sử dụng nước sạch theo chuẩn quốc gia, 70% giao thông được bê tông hóa, cứng hóa...) nên bắt buộc các xã phải tìm mọi cách để thi công đạt chuẩn nên một số nơi vẫn còn để xảy ra nợ..." - ông Muộn chia sẻ.
Đã có nhiều giải pháp tháo gỡ
Trước tình hình đó, ngày 21.7.2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2233/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí đầu tư từ ngân sách T.Ư, tỉnh đối với một số công trình xây dựng kết cấu hạ tầng... Qua đó, các địa phương dựa theo các quyết định này để thực hiện, không được xây dựng vượt mức quy định, "liệu cơm gắp mắm", không được "vung tay quá trán" trong xây dựng hạ tầng.
"Về phần nợ trách nhiệm tỉnh và các huyện là không có gì đáng lo ngại, chủ yếu chờ quyết toán là có thể bố trí trả ngay (đối với vốn tỉnh) hoặc chậm nhất cũng trong năm nay (đối với các huyện). Phần nợ xã đáng lo hơn, hiện nay tỉnh đã tháo gỡ vướng mắc về nguồn thu từ khai thác quỹ đất. Tuy nhiên, quan điểm của Ban chỉ đạo tỉnh cũng không khuyến khích khai thác quỹ đất như một nguồn lực cho xây dựng NTM, không để vì NTM làm mất đất lúa..." - ông Muộn khẳng định.
Theo ông Đỗ Vạn Lộc, đối với xã đã đạt chuẩn NTM nếu chưa có kế hoạch xử lý xong nợ đọng thuộc phần trách nhiệm của cấp xã sẽ chưa bố trí vốn để xây dựng công trình mới.
Đặc biệt, các địa phương khi thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật (dự toán) các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà văn hóa xã, khu thể thao xã, trạm y tế, chợ, trường học, nghĩa trang nhân dân, kênh mương... cần căn cứ suất đầu tư hỗ trợ của UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 9.6.2016, các thiết kế mẫu.
Đối với một số công trình có huy động sự đóng góp của nhân dân, các địa phương sẽ vận động bằng hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân và không huy động đối với hộ dân nghèo, người già, người tàn tật... Ngoài ra, Quảng Nam còn nhiều giải pháp khác như tăng cường khai thác quỹ đất, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả nhất.
Theo Danviet
Ngoạn mục vùng chuyên canh đạt 2 tỷ đồng/năm Đến thời điểm này, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã có 16/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 2 xã Dương Quang và Kim Sơn đang phấn đấu về đích trong năm 2016, còn 2 xã Lệ Chi và Trung Mầu sẽ hoàn thành vào năm tiếp theo. Điểm sáng được Thủ tướng về thăm Được xem là điểm sáng trong phong...