Máy tính xách tay – Nguy hại có thật!
Lạm dụng máy tính có thể gây suy nhược thể chất, chẳng hạn như đau cơ hay tổn thương do các hành vi lặp lại nhiều lần.
Trong khi ngày càng nhiều người sử dụng máy tính xách tay và thời gian dành cho nó cũng ngày càng tăng, hàng loạt vấn đề liên quan đến sức khỏe nổi lên, trong đó có bệnh laptop và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Sai lầm phổ biến
Những rắc rối liên quan đến tư thế ngồi học hiện nay nhiều năm trước không ai có thể dự báo. Điều mới đó chính là thời gian mà giới trẻ tự cuốn mình vào tư thế gập người. Trước khi máy tính trở nên phổ biến, giới học sinh sinh viên chúi đầu vào sách vở.
Còn hiện giờ, ở nhiều quốc gia phát triển, trung bình trẻ từ 8 đến 18 tuổi dành hơn 7 tiếng đồng hồ trước các phương tiện giải trí hơn là thời gian ngồi trước sách vở. Tư thế uốn cong người như thế dần trở thành thường trực. Bởi vậy mà các vấn đề do suy thoái cổ ở tuổi 20 đến 40 giờ ngày càng trẻ hóa hơn.
Về cơ bản, vấn đề nằm ở cái đầu, ông L. Fishman, Viện trưởng Viện nghiên cứu về cổ và văn bản ở Florida, Mỹ nhận định. Phần đầu của mỗi người nặng thường từ 3,5 đến 4,5kg.
Mọi việc đều thông suốt nếu nó ở tư thế “trung lập” tức là đầu đặt thẳng trên vai, mắt nhìn thẳng. Cúi thấp đầu xuống để nhìn bàn phím dù rất nhanh cũng thay đổi tất cả.
Chỉ cần thay đổi tư thế của đầu 2,5 cm, sức nặng của phần đầu sẽ tăng gấp đôi. Vì thế, phần cơ để đỡ đầu làm việc quá tải. Kéo theo nó là hàng loạt cơ vai, ngực làm việc căng thẳng hơn.
Hậu quả sẽ làm tăng nguy cơ đau cổ, vai, đau lưng, đau đầu hay hội chứng khối xương cổ tay, dần dần ảnh hưởng đến xương khớp, gây ra đau mãn tính.
Video đang HOT
Nguy cơ có thật
Thế giới hiện khá phổ biến cụm từ “laptop-itis” tạm dịch là bệnh laptop để chỉ hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình sử dụng máy tính xách tay. Tư thế không đúng, lạm dụng máy tính có thể gây suy nhược thể chất, chẳng hạn như đau cơ hay tổn thương do các hành vi lặp lại nhiều lần.
Bên cạnh đó, sức nóng của máy tính xách tay có thể giảm cơ hội làm cha ở nam giới.
Theo một bác sỹ chuyên khoa ở bang Georgia, Mỹ, nếu anh nào đặt máy tính trực tiếp lên đùi, nhiệt độ vùng “ấy” tăng lên trong vòng 20 phút có thể khiến hoạt động của tinh trùng giảm tới hơn 40%.
Một số tế bào sản sinh ra tinh trùng mới cũng có thể bị giết chết, vì thế khả năng thụ thai sẽ yếu đi.
Phụ nữ có hàng rào bảo vệ chắc chắn hơn nhưng thai nhi lại đối mặt với nguy cơ từ tia bức xạ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của bức xạ đối với con người cần một thời gian dài để nghiên cứu. Khoảng 10 năm trước, không mấy người có máy tính xách tay, giờ với mức độ phổ biến hơn thì vấn đề bức xạ của laptop cũng bắt đầu được đặt ra, dù đây là đề tài còn gây nhiều tranh cãi.
Công nghệ thay đổi cuộc sống của con người nhưng chúng ta cũng cần biết cách thích nghi với nó.
Bởi vậy, để giảm thiểu tác hại từ việc dùng máy tính xách tay, lưu ý đặt màn hình sao cho tầm mắt ngang với 1/3 màn hình phía trên và đầu không bị rơi về phía trước.
Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, có thể dùng ghế tựa để hỗ trợ lưng; 1 tiếng nên thư giãn một chút để các phần cơ đang bị căng có thời gian nghỉ ngơi; Nhớ uống nước để đỡ khô mắt và đĩa đệm được bôi trơn.
Theo An ninh Thủ đô
Khi trẻ con hát ngêu ngao hát bài người lớn
Vừa đi làm về tới sân, chị Mai đã hết hồn nghe thấy giọng đứa con trai 4 tuổi của mình oang oang trong nhà "Anh sẽ yêu em yêu mãi thôi..."
"Ca sĩ" 9x tự tin cầm Mic hát như người lớn (Ảnh minh hoạ - Nguồn Internet)
Thuộc bài "người lớn" hơn bài thiếu nhi
Bây giờ, nhiều người dễ dàng bắt gặp một em bé mặt "búng ra sữa" đang cố gắng lên gân, lên cổ cất lên những câu hát về tình yêu, đau khổ, quằn quại kiểu như "Đến bao giờ mới được có em..."; "Dốc hết tình này ta trả nợ đời...".
Trẻ em thì phải hát bài thiếu nhi... thế nhưng thực tế hiện nay, cha mẹ có lúc còn cười sảng khoái khi thấy con em mình ngân lên những bài hát "người lớn" mặc dù chẳng hiểu gì về lời. Như trường hợp của người mẹ trẻ Lê Mai Hoa (Quận Đống Đa, HN) yêu thích âm nhạc. Hoa cho rằng cả ngày đi làm mệt nên tối về nghe nhạc cho thoải mái và kênh IMusic là lựa chọn số 1. Cô con gái 5 tuổi như được truyền từ sở thích của mẹ đã thuộc gần hết những bài về tình yêu mới vì được phát đi phát lại trên kênh. Kết quả là cả 2 mẹ con cùng ngân nga và cười vang khắp nhà.
Một trường hợp khác là của chị Nguyễn Hải Yến, nhà ở khu tập thể nên buổi chiều làm về chị nấu cơm luôn, còn con gái đang học cấp 1 chơi ngoài sân cùng các bạn. Khác với mọi ngày là chơi búp bê, đồ chơi, mấy đứa trẻ hôm nay thi nhau xem ai hát được nhiều bài hơn. Và thế là các ca khúc "người lớn" không biết từ đâu tuôn ra như Công chúa bong bóng, Đôi mắt, Hát vang rằng em yêu anh... Chị Yến ở trong nhà thì tủm tỉm cười vì mấy đứa trẻ con hát... ngộ nghĩnh.
Không phải như các trường hợp trên, chị Hoàng Thanh Lan (Quận Gò Vấp , TP HCM) lại bị "choáng" khi buổi tối thấy cậu con trai vừa đánh răng vừa soi gương làm dáng hát "Lung linh em như ánh sao cho anh ngày đêm ấm nồng...". Chị Lan hốt hoảng chạy vào quát "Sao con lại hát bài đó?" thì cu cậu trả lời gọn lỏn "Cậu Minh hát bài đó suốt mà cậu còn cho con coi trên ti vi nữa cơ"...
Ca khúc trẻ thơ đang bị thiếu?
Không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được mức độ nguy hại của việc này. Anh Lê Minh Đạt (Kiến trúc sư - TP HCM) rất chú ý đến việc chọn đĩa nhạc thiếu nhi cho bé 5 tuổi của mình. Tuy nhiên, anh lại là "dân" mê nhạc đỏ nên mỗi lần làm về là ngay lập tức bật lên nghe. "Bật nhạc nghe nhiều nên Chíp nhà tôi cũng nghiền theo dòng nhạc của ba. Bé thuộc duy nhất 1 bài "người lớn" là "Tình ta biển bạc đồng xanh". Nhạc bật lên 2 cha con cùng ngêu ngao. Nhìn cũng vui".
Đồng cảnh với anh Đạt là chị Nguyễn Thu Trang (Trưởng phòng kinh doanh - TP HCM): "Thực ra lúc nghe trẻ con hát bài người lớn thì cũng bật cười vì nó ngộ nghĩnh. Mình ít nghe nhạc nên bé nhà mình chỉ thuộc những bài cô giáo dạy. Đợt vừa rồi mình xem phim nên mấy hôm nay cháu cũng líu lo bài "Vệt nắng cuối trời".
Tuy nhiên, khác với 2 bậc phụ huynh trên, cô Đỗ Thị Hường (Biên tập viên truyền hình, Hà Nội) lại nghiêm khắc với con mình hơn. "Bé nhà mình chưa bao giờ hát một câu trong bài người lớn nào thế nhưng mình cũng đã chứng kiến nhiều em ngang tuổi bé nhà mình vừa đi vừa ngêu ngao hát. Thực sự lúc đó thấy "choáng" và bực mình. Nếu là con mình chắc sẽ cấm và nói rằng "lần sau mà hát nữa là mẹ cho ăn đòn"", chị Hường cho biết.
Thực tế các bậc phụ huynh nhiều khi không thể kiểm soát được "nguồn vào" các bài nhạc của con mình là do đâu. Cũng có thể là do trẻ cùng xóm, hay đi học bạn bè hát rồi học theo, cũng có khi là bé học theo anh chị của mình. Dù biết là nhiều lý do nhưng chị Nguyễn Ngọc Bích (Kế toán, TP HCM) tỏ ra "bức xúc", "Mình đang có bầu được 8 tháng thôi, nên chưa hiểu được con mình hát sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mình thất bất bình vì sao ba mẹ bé lại để cho con hát những bài yêu đương não nuột rồi nhạc vàng rên rỉ".
Chị Bích cho rằng, chính ba mẹ phải chấn chỉnh lại và cho bé nghe những bài đúng lứa tuổi. Đồng thời, cũng nên hát cùng con để cho bé biết ba mẹ quan tâm đến những bài hát của mình".
Theo dòng cảm xúc, phụ huynh Trần Minh Hồng (Luật sư, Hà Nội) chia sẻ "kinh nghiệm" cho con nghe nhạc của mình: "Tuổi nào thì phải có nhạc cho tuổi đó. Nó ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của con. Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn từng lứa tuổi một nên không thể cho con nghe bừa bãi được. Em chỉ mở cho "cún" nhà em nghe những bài nhạc thiếu nhi. Nếu mở nhạc người lớn nghe thì em mở những nhạc trữ tình hoặc nhạc đỏ tươi vui".
"Vấn đề quan trọng hơn hết là việc các nhạc sĩ cần quan tâm hơn đến dòng nhạc cho trẻ vì hiện nay bài hát thiếu nhi đang bị thiếu hụt. Ngày xưa mình học hát bài nào thì giờ con mình được học lại bài đó" anh Trịnh Đức Thắng (Phụ trách PR, TP HCM) tâm sự. Anh cho biết thêm "Ngược lại với nhạc thiếu nhi thì dòng nhạc thị trường của người lớn lúc nào cũng ra rả, đi đâu cũng nghe thấy. Thậm chí những bài mới nổi mình nghe không dưới 10 lần/ngày ở các địa điểm khác nhau".
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Tào Nga
Theo DV
Sống khoẻ và kéo dài tuổi trẻ 2 lý thuyết đáng quan tâm để sống khoẻ và kéo dài tuổi trẻ Lý thuyết thăng bằng kiềm toan Vì sao có tình trạng toan hoá cơ thể? Cơ thể có cơ chế trung hoà những axit thừa để duy trì sự cân bằng kiềm toan trong máu, ví dụ như huy động canxi của xương để chống lại các axit. Tuy...