Máy thái thịt cuốn dập nát ngón tay người phụ nữ
Bệnh nhân 48 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng dập nhiều ngón tay.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân cho biết vô tình đưa bàn tay vào máy thái thịt sau khi đã ngắt điện, hôm 10/12. Tuy nhiên do đà quán tính, máy vẫn đang chạy quấn cả bàn tay vào trong.
Các bác sĩ Khoa cấp cứu và Chống độc xác định toàn bộ ngón cái, ngón trỏ và một phần ngón giữa bệnh nhân bị dập nát. Xương, mạch máu, cơ và da đều bị biến dạng.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu. Các bác sĩ đã ghép xương, tái tạo mạch máu, phục hồi gân, cơ, da… cứu bàn tay cho bệnh nhân.
May mắn, các tổ chức xương chưa bị cắt rời, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện rất sớm nên khả năng cao sẽ phục hồi được chức năng vận động, gấp duỗi, làm việc.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Video đang HOT
Sửa dị tật hở hàm ếch bằng máu cuống rốn
Máu từ cuống rốn có thể được sử dụng để sửa chữa dị tật hở hàm ếch ở trẻ nhỏ. Cách điều trị mới - đã được thử nghiệm trên 9 trẻ em ở Colombia - có thể thay thế nhu cầu ghép xương khi trẻ lớn lên.
Hở hàm ếch, dị tật khiến xương sọ có một khoảng trống trên mặt ở nơi giao nhau giữa mũi và miệng, xảy ra ở khoảng 1/700 em bé ở Anh.
Giờ đây các bác sĩ tin rằng sử dụng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn có thể làm giảm số ca mổ phải tiến hành ở trẻ bị dị tật này.
Các nhà nghiên cứu Colombia tin rằng có thể khắc phục sự biến dạng bằng một thủ thuật duy nhất nhờ sử dụng tế bào gốc từ cuống rốn của em bé.
Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện De San Jose ở Bogota, Colombia, đã thử nghiệm phẫu thuật mới trên 9 trẻ em trong 10 năm qua.
Họ cho biết phẫu thuật cho thấy kết quả tốt trong nỗ lực phát triển một xương mới để sửa chữa khe hỏe vùng mặt.
Các tác giả viết: "Khả năng tái sinh tiềm tàng của tế bào gốc đã khuyến khích chúng tôi đi tìm những phương pháp mới để bổ sung vào các kỹ thuật phẫu thuật cổ điển và mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân hở hàm ếch".
Trong nghiên cứu ca bệnh của một bé gái, các tác giả cho biết em đã có "độ dày tốt" của xương hàm khi theo dõi lúc 5 tuổi sau khi phẫu thuật.
Bé gái không rõ tên được được chẩn đoán bị khuyết một phần xương ở hàm trên khi còn đang trong bụng mẹ.
Ngay sau khi sinh, em bé được lấy máu cuống rốn và đông lạnh để sử dụng sau này. Máu cuống rốn là một nguồn giàu tế bào gốc - tế bào của người có khả năng phát triển thành xương hoặc các loại mô khác.
Trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh, mô mềm ở hàm trên của bé gái được tạo khuôn bằng một dụng cụ tương tự như dụng cụ nẹp răng của nha sĩ.
Khi được 5 tháng tuổi, bé gái được phẫu thuật thường quy để chỉnh sửa khe hở môi, chỉnh sửa hình dạng da và thịt của môi trên.
Đồng thời, các tế bào gốc lấy từ máu rốn rã đông được tiêm vào vùng bị khuyết xương hàm. Các tế bào này được cố định nhờ một tấm đệm tự tiêu và được để lại để cho phép các tế bào gốc phát triển.
Thủ thuật đã thành công và, trong những lần khám theo dõi sau đó, bé gái đã phát triển xương mới ở nơi tiêm tế bào gốc và mọc răng bình thường.
Phẫu thuật thành công đồng nghĩa với việc bé sẽ không cần phải phẫu thuật thêm sau này - điều được xem là một ưu điểm lớn.
Các phương pháp điều trị hiện nay cho hở hàm ếch có thể bao gồm lấy xương từ nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như xương chậu, sau đó ghép vào miệng.
Nhưng phẫu thuật ghép xương mang nguy cơ biến chứng và tốt nhất là nên tránh nếu có thể.
Các tác giả kêu gọi nghiên cứu rộng rãi hơn về điều trị tế bào gốc và cho biết các bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Craniofacial Surgery.
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là một loại tế bào cơ bản có thể biến đổi thành một loại tế bào chuyên biệt hơn - chẳng hạn như xương, cơ hoặc sụn - thông qua một quá trình được gọi là biệt hóa.
Hãy hình dung tế bào gốc như một quả bóng đất sét mới có thể được nhào nặn và biến thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.
Trẻ em có nhiều tế bào gốc hơn vì tế bào gốc của phôi, được gọi là tế bào gốc phôi thai, sẽ giúp em bé lớn lên nhanh chóng nhờ tạo thành hàng triệu loại tế bào khác nhau cần thiết để em bé phát triển trước khi chào đời.
Ở người lớn, tế bào gốc đóng vai trò như những tế bào sửa chữa, được sử dụng để thay thế các tế bào bị mất do tổn thương hoặc lão hóa.
Tế bào gốc ngày càng có nhiều ứng dụng trong y học vì chúng có khả năng đặc biệt để sửa chữa tự nhiên một loạt các tổn thương bên trong cơ thể.
Cho đến nay tế bào gốc đã được sử dụng để tái tạo gân Achilles bị đứt và có thể sửa chữa cơ tim bị tổn thương khi suy tim.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Khi chăm sóc bé dưới 100 ngày tuổi, cha mẹ cần chú ý những điểm này Thông thường, chăm sóc trẻ sơ sinh chưa đủ 100 ngày tuổi đòi hỏi nhiều chú ý và cẩn trọng. Bên cạnh những điều cơ bản như: nên cho bé nằm nhiều, hạn chế bế... thì 4 điều sau đây cha mẹ nào cũng nên biết. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn chưa đầy 100 ngày tuổi, do...