May Sông Hồng: Vững tin vào cơ hội dài hạn
Cú sốc khách hàng lớn tại Mỹ nộp đơn phá sản do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 là một trong nhiều tình huống May Sông Hồng lường trước có thể xảy ra và phải ứng phó.
Người lao động May Sông Hồng đặt niềm tin vững chắc của họ vào Ban lãnh đạo và tương lai của doanh nghiệp
Sau khi thông tin chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thời trang nữ New York & Co, một trong những khách hàng truyền thống lớn nhất của May Sông Hồng nộp đơn phá sản loang ra thị trường, nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi: Hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Công ăn việc làm của người lao động có được đảm bảo? Rồi đây, khi dịch bệnh vẫn tiếp tục tàn phá thế giới, liệu có thêm những trường hợp tương tự xảy ra?…
Trò chuyện với người lao động Công ty cổ phần May Sông Hồng những ngày này, dễ dàng cảm nhận được niềm tin vững chắc của họ vào Ban lãnh đạo và tương lai của doanh nghiệp. Khó khăn là rõ ràng, nhưng quan điểm của Ban lãnh đạo May Sông Hồng cũng rất rõ ràng: Công nhân còn thì nhà máy còn. Lo cho người lao động, lo cho cuộc sống của hàng chục nghìn gia đình là nhiệm vụ tiên quyết.
Chiến lược bán hàng của Công ty cũng linh hoạt hơn trong bối cảnh khó khăn của đại dịch. Nếu như trước đây Công ty từ chối hợp tác với khách hàng trả giá quá sát giá thành dẫn tới biên lợi nhuận thấp, thì trong bối cảnh hiện nay việc đàm phán được Công ty nới lỏng hơn.
Công nhân May Sông Hồng cho biết vẫn có công việc ổn định, thu nhập không bị cắt giảm. Các chế độ phúc lợi bao gồm cả thưởng ngày, chính sách chăm sóc bà bầu, mẹ nuôi con nhỏ vẫn được duy trì. Tháng 7, mức lương trung bình của công nhân May Sông Hồng tại thành phố Nam Định đạt 7,3 triệu đồng/người.
Cắt giảm một phần thu nhập của người lao động là việc chẳng đặng đừng để tiết giảm chi phí nhằm ứng phó với khó khăn trước mắt. Nhưng quan điểm của Ban lãnh đạo May Sông Hồng là cố gắng không áp dụng với những người lao động trực tiếp, mà chỉ áp dụng với Ban lãnh đạo và khối văn phòng.
Video đang HOT
Chia sẻ với bộn bề lo toan của Ban điều hành, người lao động May Sông Hồng đồng lòng và vững tin Ban lãnh đạo Công ty sẽ chèo lái doanh nghiệp vượt qua thách thức, để cùng nhau đi tiếp trên những chặng đường dài.
Trò chuyện với ông Bùi Việt Quang, Tổng giám Công ty cổ phần May Sông Hồng
Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chống chọi với tác động của đại dịch Covid-19, đảm bảo việc làm cho người lao động. Với May Sông Hồng, trong nửa cuối năm nay, những giải pháp nào sẽ được áp dụng để giữ chân người lao động, giữ nhịp hoạt động ổn định của Công ty?
Chúng tôi vẫn đang duy trì các đơn hàng sản xuất từ giờ tới cuối năm trong trạng thái bình thường.
Sau khi mất một khách hàng truyền thống lớn tại Mỹ, việc tìm kiếm khách hàng mới đã được Công ty triển khai ra sao?
Chúng tôi vẫn đang trong quá trình phát triển các khách hàng lớn, dù quá trình này bị chậm lại do đại dịch.
Tuy nhiên, sang năm 2021 có thể có nhiều tín hiệu tích cực do quá trình chuyển dịch địa điểm sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Với khách hàng Mỹ đã nộp đơn xin phá sản, việc xử lý bảo vệ quyền lợi của May Sông Hồng đang được tiến hành đến đâu?
Chúng tôi vẫn đang liên tục được luật sư tại Mỹ cập nhật tình hình về khách hàng đó. Hiện khách hàng đã bán được phần kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce) của họ cho một đối tác mới, và đối tác này đang nghiên cứu đến việc mua lại các cửa hàng của RTW. Nếu việc này thành công sẽ là tín hiệu rất tích cực đối với việc thu hồi nợ của May Sông Hồng.
Báo cáo tài chính quý II của Công ty cho thấy, trong kỳ, khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng gần 40%. Ông có thể cho biết thêm thông tin về vấn đề này?
Quý II vừa qua, May Sông Hồng có các chi phí tăng lên do thuê kho cho hàng tồn kho, mua bảo hiểm cho hàng hóa cùng các chi phí phải trích trước. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của Công ty trong các quý còn lại của năm.
Trong giai đoạn “không bình thường”, những mục tiêu nào sẽ được May Sông Hồng ưu tiên trong nửa cuối năm nay?
Chúng tôi đặt mục tiêu ổn định sản xuất – kinh doanh, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị ERP.
Công ty dự liệu những kịch bản lợi nhuận cao, thấp ra sao?
Bây giờ vẫn còn hơi sớm để dự liệu kịch bản lợi nhuận của cả năm. Tuy nhiên, do hàng FOB vẫn duy trì được 50% năng lực sản xuất của Công ty nên tôi chỉ có thể nói, doanh thu cả năm dự kiến sẽ không thấp hơn kế hoạch đưa ra.
Đóng cửa phiên giao dịch phiên cuối tuần (21/8), thị giá cổ phiếu MSH đạt 29.600 đồng/cổ phiếu. Công ty Chứng khoán Phú Hưng nhận xét: Xu hướng của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai là chuyển từ may gia công CMT (Cut – Make – Trim) có giá trị gia tăng thấp sang may theo phương thức FOB tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.
Với việc dần chuyển sang phương thức FOB, biên lợi nhuận của May Sông Hồng sẽ cải thiện trong dài hạn. Hơn nữa, bước đầu thành công của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đã thể hiện trong giai đoạn 2017 – 2019, biên lợi nhuận của Công ty tăng từ 17,2% vào năm 2017 lên 21% vào năm 2019, đạt tốc độ tăng trưởng kép là 11%.
May Sông Hồng sẽ trích lập quỹ dự phòng vào quý III và IV
May Sông Hồng sẽ trích lập quỹ dự phòng đối với khoản phải thu từ đối tác là Công ty TNHH Easy Fashion Macao Offshore Limitted (New York & Company) trong Báo cáo tài chính quý III, IV/2020
Công ty cổ phần May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) thông báo, công ty sẽ trích lập quỹ dự phòng đối với khoản phải thu từ đối tác là Công ty TNHH Easy Fashion Macao Offshore Limitted (New York & Company) trong Báo cáo tài chính quý III, IV/2020.
Trước đó, tổ chức kiểm toán đã đưa ra kết luận đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ 2020 soát xét của công ty, ngoại trừ nội dung chưa trích lập dự phòng nói trên với trị giá hơn 219 tỷ đồng.
Công ty cho biết, trong kỳ, công ty có thực hiện bán hàng theo các đơn đặt hàng từ New York & Company (Bên mua) thông qua một đối tác của Bên mua là Easy Fashion Macao Offshore Limitted (Easy Fashion).
Theo thoả thuận giữa công ty và bên mua, việc thanh toán các khoản công nợ liên quan đến các giao dịch bán hàng cho Bên mua sẽ thực hiện thông qua Easy Fashion. Thời hạn thanh toán đối với các khoản công nợ là 90 ngày.
Tính đến ngày 30/6/2020, số dư khoản phải thu của công ty từ các giao dịch bán hàng cho New York & Company là khoảng 219 tỷ đồng; trong đó, số phải thu trong hạn là khoảng 55,2 tỷ đồng và số phải thu quá hạn dưới 3 tháng là khoảng 163,8 tỷ đồng.
Ngày 13/7/2020, công ty được biết về việc nộp đơn phá sản của RTW Retailwinds Inc (Công ty mẹ của New York & Company) lên Toà án Hoa Kỳ qua phương tiện thông tin đại chúng (báo chí và trang tin điện tử của Toà án Hoa Kỳ).
Sự kiện này phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán của công ty nên không trích lập dự phòng trên Báo cáo tài chính giữa niên độ (kết thúc ngày 30/6/2020) đã soát xét. Công ty sẽ tiến hành trích lập dự phòng theo quy định trong Báo cáo tài chính quý III-IV/2020.
Theo thông tin thêm của May Sông Hồng, Công ty RTW Retailwinds Inc đang trong quá trình nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản và theo luật pháp Hoa Kỳ, RTW Retailwinds Inc sẽ có 180 ngày để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của cơ quan chức năng để có thể khôi phục và cải thiện hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian này, May Sông Hồng đang tích cực phối hợp với Easy Fashion để thu hồi nợ. Năm 2019, doanh thu của New York & Company chiếm khoáng 13% tổng doanh thu của May Sông Hồng.
Nửa đầu năm 2020, dịch COVID-19 khiến các hợp đồng và đơn hàng FOB của khách hàng thông báo tạm dừng xuất, hoặc huỷ làm giảm doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
Theo đó, doanh thu của May Sông Hồng trong thời gian này chỉ đạt hơn 2.165 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận trước thuế cũng chỉ đạt 265 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2019./.
Năm 2020, May Sông Hồng (MSH) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng, giảm lên tới 54% CTCP May Sông Hồng (Mã chứng khoán: MSH - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức ngày 27/6/2020. Doanh nghiệp đặt kế hoạch năm 2020 với doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% và 54% so với thực hiện năm...