May Sông Hồng (MSH) trả cổ tức 30% bằng tiền mặt
Ngày 10/5 tới đây, CTCP May Sông Hồng ( mã chứng khoán MSH – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2020.
Theo đó, cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng. Như vậy với hơn 50 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, May Sông Hồng sẽ chi khoảng 150 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 7/5, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 25/5/2021.
Kết thúc năm 2020, May Sông Hồng đạt 3.813 tỷ đồng doanh thu, giảm 13,6% so với năm trước đó và vượt 19,2% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 283 tỷ đồng, vượt 13,2% chỉ tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 232 tỷ đồng, giảm 48,5% so với năm 2019.
Tính đến cuối năm 2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty đạt 682 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn 183,79 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Video đang HOT
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2021 vừa tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, May Sông Hồng đặt mục tiêu năm nay đạt 4.200 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với kết quả năm 2020; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 340 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ từ 30 – 45%.
Chia sẻ về tình hình kinh doanh quý I/2021, lãnh đạo Công ty cho biết do các đơn hàng quốc tế đang được phục hồi ở mức tốt, chủ yếu là tại thị trường Mỹ dẫn tới doanh thu tăng 0,72% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 46%. Kết quả kinh doanh trong 3 quý cuối năm cũng không có nhiều rủi ro mà chủ yếu sẽ liên quan đến vấn đề tăng giá kho bãi và nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, Công ty có nhiều đơn hàng lớn, nhưng sức của Công ty có hạn nên chưa thể đáp ứng được đầy đủ.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 29/4, cổ phiếu MSH quay đầu điều chỉnh nhẹ khi giảm 0,8% xuống mức 51.800 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 37.800 đơn vị.
Ông Dương Công Minh: 'Sacombank như con dâu nên tôi rất quý'
"LienVietPostBank được ví như "con đẻ" và đã được tôi "gả đi", còn Sacombank tôi xem như con dâu và rất yêu quý vì sẽ đẻ ra con mang họ nhà mình" - ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank chia sẻ.
Trong năm 2020, Sacombank có lợi nhuận vượt 30%, đạt 3.339 tỷ đồng
Ngày 23/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm tài chính 2020.
Một trong những vấn đề tiếp tục nhận được sự quan tâm tại ĐHĐCĐ năm nay của Sacombank đó chính là vấn đề về cổ tức. Theo các cổ đông, do ngân hàng tái cấu trúc nên họ đã chờ đợi suốt 4 năm qua.
Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, bản thân cũng muốn chia cổ tức vì giá cổ phiếu đang tốt nhưng vẫn phải chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và tái cơ cấu thành công.
"HĐQT hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công. Hy vọng năm 2022, Sacombank trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức, dự kiến đến 2022 hoặc đầu 2023 có thể chia cổ tức" - ông Dương Công Minh nói và cho biết thêm, ngân hàng đang cố hắng hết sức, làm sao đẩy quá trình tái cơ cấu thành công, đến hôm nay Sacombank đã lấy lại vị thế của mình, hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Năm 2021, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 20%, đạt 4.000 tỷ đồng
Về nợ xấu nội bảng là 1,62%, nghĩa là hoạt động tín dụng tốt, đạt quy định của NHNN dưới 3%. Phần lãi dự thu còn lại là 43.000 tỷ đồng, Sacombank sẽ cố gắng thực hiện thu hồi lãi dự thu trong năm 2022.
Đối với mối quan hệ giữa LienVietpostBank và Sacombank, ông Dương Công Minh thừa nhận, đây là 2 ngân hàng hoàn toàn độc lập. "LienVietPostBank được ví như "con đẻ" và đã được tôi "gả đi". Trong khi đó, Sacombank là "con dâu" nên được quý hơn "con đẻ". Tôi yêu cả 2 nhưng quý "con dâu" hơn, vì con dâu sẽ sinh ra con mang họ nhà tôi. Toàn bộ công việc của tôi hiện giờ tập trung cho Sacombank" - ông Dương Công Minh nhấn mạnh.
Tại ĐHĐCĐ, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, năm 2020 là năm đầy thách thức, khó khăn do ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh, nhưng năm qua ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận khi vượt 30% kế hoạch, tăng gần 4% so với năm trước đó, đạt 3.339 tỷ đồng.
Năm 2020, Sacombank đã cho vay ra tăng 15%, đạt 340.572 tỷ đồng. Với quy mô tín dụng ở mức trên 300.000 tỷ đồng, Sacombank đứng thứ 6 về quy mô tín dụng trong năm qua. Nguồn vốn huy động tiền gửi cũng tăng 8%, đạt 447.369 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 9%, đạt 492.516 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,64%. Tổng số dư dự phòng 13.026 tỷ đồng, tăng gần 44% so với năm 2019. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất là 9,53%, cao hơn mức quy định là 8%.Trong năm qua, Sacombank đã cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi, phí hơn 8.300 tỷ đồng theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước.
Về tình hình kinh doanh quý I, bà Thạch Diễm thông tin, lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2021 đã đạt 25% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 5,8%, huy động vốn tăng 3%. Trong 4 tháng đầu năm, ngân hàng đã xử lý thành công 2.280 tỷ đồng nợ xấu.
Theo Sacombank, kinh tế thế giới năm 2021 được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát, các gói kích thích kinh tế sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng.
Do đó, ngân hàng lên kế hoạch kinh doanh cho năm nay với dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 20%, đạt 4.000 tỷ đồng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng tăng 9%, đạt 372.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 485.500 tỷ đồng, tăng 9%. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 478.300 tỷ đồng, tăng 9%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
May Sông Hồng chính thức khởi công Dự án may xuất khẩu hơn 600 tỷ đồng Công ty CP May Sông Hồng vừa khởi công xây dựng Khu sản xuất may xuất khẩu Sông Hồng - Nghĩa Hưng (Sông Hồng 10) tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Khu sản xuất may xuất khẩu Sông Hồng - Nghĩa Hưng có tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng Dự án được xây dựng trên diện tích gần 75.000 m2,...