Máy siêu âm 5D giúp bác sĩ bơm nước ối cứu mẹ con thai phụ
Chị Đoàn Thị Vui mang thai tuần thứ 25 bị cạn ối, thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm tính mạng.
Chị Vui điều trị ở Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Cạn ối sớm là một hiện tượng bất thường trong sản khoa có thể gây suy thai, thiểu sản phổi, thận, dị tật, biến dạng thai nhi.
Phó Giáo sư, bác sĩ Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng quyết định truyền ối cho thai phụ. Đây là phương pháp hiện đại các nước phát triển đang áp dụng điều trị cho thai phụ bị cạn ối.
Nhờ hệ thống siêu âm sản khoa 5D hiện đại hướng dẫn, bác sĩ Tâm đã 3 lần bơm nước ối vào tử cung bệnh nhân. Sau 14 ngày điều trị, mức nước ối bào thai của chị Vui đã bình thường trở lại, em bé tiếp tục phát triển.
Ngày 15/12 chị Vui chuyển dạ đủ 38 tuần thai. Bác sĩ Tâm quyết định mổ bắt con. Cô bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2,5 kg.
Video đang HOT
Sản phụ được các bác sĩ mổ bắt con thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo các chuyên gia sản khoa, cạn ối (thiểu ối) là khi nước ối trong tử cung giảm so với lượng nước ối bình thường tính theo tuổi thai. Tỷ lệ thiểu ối khoảng 0,4-3,9%. Thai phụ được khuyến cáo uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng để khắc phục tình trạng thiểu ối, tuy nhiên hiệu quả không cao.
Truyền ối là kỹ thuật lần đầu được Nhật Bản ứng dụng năm 1983 điều trị cho bà bầu bị thiểu ối nặng nhằm giảm nguy cơ thiểu sản phổi thai nhi. Đến nay, phương pháp này được xem như một trong các kỹ thuật can thiệp bào thai để điều trị bệnh lý thiểu ối. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật thực hiện đảm bảo độ vô khuẩn và chính xác cao nên không phải bệnh viện nào cũng áp dụng được.
Phương pháp truyền ối được Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng áp dụng từ tháng 9. Dưới hướng dẫn của hệ thống siêu âm 5D sản khoa hiện đại nhất hiện nay, bác sĩ Tâm đã thực hiện được 10 ca truyền ối. Hiện đã có 4 ca sinh thành công, 6 ca còn lại thai nhi phát triển bình thường đang chờ đến ngày sinh.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Bác sĩ bỏ ngang ca khám bệnh, lao vào phòng mổ cứu bé sơ sinh
Nếu bác sĩ mổ chậm một vài phút, bé trai tại TP HCM có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc chào đời với các di chứng do ngạt.
Thai phụ 30 tuổi quê Đăk Nông, mang thai 36 tuần nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Thăm khám suốt thai kỳ, thai nhi đều phát triển bình thường. Ngày 20/12, chị khám thai định kỳ tại Bệnh viện Mỹ Đức (TP HCM). Bác sĩ chỉ định siêu âm và đo CTG - biểu đồ tim thai cơn gò tử cung.
Trưa cùng ngày, sau khi đo CTG được 15 phút, nữ hộ sinh phát hiện tim thai đập bất thường và báo bác sĩ Vương Tú Như. Nhận định đây là tình huống suy thai nặng nên bác sĩ Như nhanh chóng hội chẩn cùng bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Ý, Phó giám đốc chuyên môn bệnh viện. Thai phụ được quyết định mổ lấy thai cấp cứu.
Quy trình cấp cứu tối khẩn được khởi động. Bác sĩ Hồ Cao Cường đang ngồi khám bệnh, nhận được tin báo liền tức tốc gác lại mọi chuyện chạy nhanh lên phòng mổ, cùng bác sĩ Hoàng Mi bắt tay nhanh vào thực hiện phẫu thuật.
Băng ca chuyển bệnh vào đến nơi, cả kíp gây mê và bác sĩ mổ đều đã sẵn sàng. Trong tích tắc các bác sĩ mổ đưa ra một bé trai cân nặng 2,5 kg hồng hào, khóc to, khỏe mạnh. Khi kẹp rốn, bác sĩ phát hiện dây rốn của cháu bé có một vòng nút thắt chặt. Đây chính là nguyên nhân gây suy thai.
"Lúc này toàn bộ kíp mổ mới thở phào nhẹ nhõm vì nếu chỉ mổ chậm một vài phút có thể đã không cứu được bé hoặc bé sẽ bị các di chứng nặng do ngạt", bác sĩ Cường chia sẻ.
Bé trai chào đời với vòng dây rốn thắt nút. Ảnh bác sĩ cung cấp.
Theo bác sĩ Cường, tình trạng dây rốn thắt nút xảy ra ước tính tỷ lệ khoảng 1% ca sinh. Một số yếu tố gây tình trạng này là song thai một buồng ối, dây rốn dài, đa thai, sinh nhiều con, thai phụ lớn tuổi... Dây rốn thắt nút làm tăng nguy cơ thai chết lưu gấp 4 lần.
Chẩn đoán dây rốn thắt nút là thách thức cho các bác sĩ vì thường không có triệu chứng, đa số vẫn phát hiện tình cờ khi sinh. Một số trường hợp thai nhi đột ngột chết lưu, khi chấm dứt thai kỳ mới biết nguyên nhân là do dây rốn thắt nút. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân kiện bác sĩ tắc trách vì trước khi thai chết lưu thì mọi thứ đều bình thường.
Đến nay siêu âm vẫn là phương tiện để chẩn đoán dây rốn thắt nút, tuy nhiên khả năng phát hiện rất thấp. Nếu phát hiện được thường nhờ may mắn. Trên thế giới chưa có phương tiện chẩn đoán nào tốt hơn để giúp không bỏ sót ca tai biến.
Thai phụ cần khám thai định kỳ đầy đủ, theo dõi sức khỏe thai nhi tại nhà bằng cách đếm cử động thai theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lê Phương
Theo VNE
Sản phụ Hậu Giang tử vong sau khi mổ "bắt" con: Đã xác định được nguyên nhân Liên quan đến vụ việc sản phụ 36 tuổi tử vong sau khi mổ "bắt" con, mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã có văn bản gửi gia đình giải thích nguyên nhân vụ việc. Theo báo Lao động, ngày 14/12, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã có văn bản gửi đến gia đình sản phụ Danh Thị...