May rủi đan xen khi giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng
Lần đầu tiên trong gần 3 năm qua, giá dầu thế giới đã tăng vượt ngưỡng 80 USD/thùng trong tuần này.
Đây là một động lực lớn đối với các nhà sản xuất, nhưng lại gây ra những tác động về lạm phát đối với người tiêu dùng.
Một cơ sở khai thác dầu và khí đốt gần Odessa, Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent Biến Bắc giao tháng 11/2021 đã chạm mức 80,75 USD/thùng trong phiên 28/9, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, nhưng sau đó đã giảm xuống trong phiên 29/9.
Dù giá dầu đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng, nhưng nhiều nguồn thạo tin cho hay Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC , có thể sẽ vẫn duy trì thỏa thuận hiện tại trong việc tăng sản lượng tháng 11 thêm 400.000 thùng/ngày tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Video đang HOT
Thị trường “vàng đen” nhìn chung đang khởi sắc nhờ những đồn đoán về nhu cầu tăng cao và những lo ngại về nguồn cung thắt chặt, giữa lúc thế giới đang dần phục hồi từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19.
Nguồn cung toàn cầu đang bị gián đoạn khi hoạt động sản xuất của Mỹ vẫn chưa thể phục hồi sau tác động của cơn bão Ida. Mỹ là nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, cũng là nước tiêu thụ nhiều mặt hang này nhất.
Trong khi đó, nhu cầu dầu lại tăng lên trong những tuần gần đây do giá khí đốt tăng mạnh trên toàn thế giới và tình trạng gián đoạn nguồn cung than đá ở Trung Quốc.
Ông Simon MacAdam, một chuyên gia phân tích của công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho rằng giá dầu tăng sẽ đem lại lợi ích cho các nước sản xuất ròng các sản phẩm dầu mỏ bằng cách gia tăng doanh thu thuế và xuất khẩu của họ. Thị trường dầu khởi sắc mạnh mẽ cũng sẽ nâng cao lợi nhuận của các “ông lớn” năng lượng như BP, ExxonMobil, Shell và Total.
Trong khi đó, theo ông, các nền kinh tế tiêu thụ ròng dầu mỏ sẽ bị thiệt hại, vì giá dầu tăng sẽ làm giảm giá trị thực của thu nhập khả dụng và có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, ngay tại thời điểm mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực chi phí ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, giá dầu tăng mạnh còn đe dọa đà phục hồi toàn cầu và gây ra áp lực lạm phát vì nó làm gia tăng chi phí sản xuất, từ đó đẩy giá tiêu dùng tăng lên.
Lạm phát hiện đã đang tăng cao do tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, giá khí đốt đang ở mức cao kỷ lục và xu hướng mở cửa của các nền kinh tế.
Các thị trường đã bị chao đảo trong năm nay trước những lo ngại rằng ngân hàng trung ương các nước sẽ thu hồi các chính sách kích thích kinh tế và nâng lãi suất hiện đang ở các mức thấp kỷ lục nhằm kiềm chế đà tăng giá.
Giá dầu Brent chiều 27/9 cao nhất kể từ tháng 10/2018
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng phiên thứ năm liên tiếp trong phiên chiều 27/9, với giá dầu Brent ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 và hướng tới mức 80 USD/thùng.
Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu châu Á đạt mức cao nói trên trong lúc có những lo ngại về nguồn cung khi nhiều nơi trên thế giới chứng kiến nhu cầu tăng nhờ các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được nới lỏng.
Giá dầu Brent tăng 1,15 USD, hay 1,5%, lên 79,24 USD/thùng vào lúc 16 giờ 04 phút (theo giờ Việt Nam), sau khi tăng tuần tăng thứ ba liên tiếp trong tuần trước. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,07 USD, hay 1,5%, lên 75,05 USD/thùng, gần mức cao nhất kể từ tháng Bảy, sau khi tăng năm tuần liên tiếp.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đã nâng dự báo giá dầu Brent thêm 10 USD vào cuối năm nay, lên 90 USD/thùng, khi sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu nhanh hơn sau khi biến thể Delta lây lan và cơn bão Ida ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại Mỹ, dẫn tới nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Công ty nghiên cứu ANZ Research (Australia) cho rằng nguồn cung tiếp tục thắt chặt khiến dự trữ ở tất cả khu vực đều được sử dụng. Việc giá khí đốt tăng cũng góp phần làm giá dầu tăng, khi việc sử dụng dầu cho sản xuất điện rẻ hơn tương đối.
Trước sự phục hồi nhu cầu, các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC , gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng khi thiếu đầu tư và những trì hoãn trong hoạt động bảo dưỡng kéo dài do đại dịch.
Đợt mở bán kho dự trữ dầu mỏ quốc gia lần đầu tiên của Trung Quốc đơn thuần là để kiểm soát đà tăng giá khi các công ty dầu khí PetroChina và Hengli Petrochemical mua bốn lô với tổng cộng khoảng 4,43 triệu thùng.
Lượng nhập khẩu dầu của Ấn Độ đạt mức đỉnh ba tháng trong tháng Tám, tăng so với mức thấp trong gần một năm vào tháng Bảy, khi các nhà máy lọc dầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới này tăng sản xuất để đón trước sự gia tăng nhu cầu.
OPEC+ nâng dự báo mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2022 Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã nâng dự báo mức tăng nhu cầu dầu thô năm 2022 trước thềm cuộc họp của nhóm này vào ngày 1/9, trong bối cảnh Mỹ gây sức ép tăng sản lượng nhanh hơn để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu....