Máy rửa bát bình dân giá 7 triệu thì dùng có tốt? Kết luận của 9X Hà Nội sẽ khiến bạn phải cân nhắc khi mua!
Chiếc máy rửa bát thương hiệu Nhật Bản với giá hơn 7 triệu liệu có làm nên chuyện?
Chắc chắn rửa bát là một việc làm mà chẳng mấy ai thích. Vì thế, máy rửa bát đang dần trở thành một món đồ không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình. Thay vì phải rửa bằng tay thì chiếc máy rửa bát sẽ giúp bát đĩa được sạch sẽ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại máy rửa bát khác nhau. Tùy vào thương hiệu, loại máy mà sẽ có nhiều mức giá cho người dùng lựa chọn. Có những loại máy rửa bát có giá lên đến hàng chục triệu, nhưng cũng có những loại giá chỉ vài triệu mà thôi.
Hãy cùng review một chiếc máy rửa bát giá bình dân xem có ổn không nhé!
Máy rửa bát có thiết kế nhỏ gọn, giá cả hợp lý
Bích Ngọc, một 9X sống ở Hà Nội đã chọn mua cho gia đình một chiếc máy rửa bát của thương hiệu Fujishan, Nhật Bản (dòng FJVN08-S05F) với giá gần 8 triệu đồng, mức giá này ở mức trung bình, không quá đắt hay quá rẻ.
Đây là dòng máy rửa bát 8 bộ. Máy có kích thước 55 x 50 x 59cm, tiêu thụ 7 – 9 lít nước mỗi lần dùng. Bên cạnh đó, máy cũng có cảm ứng chống tràn, khóa an toàn cho trẻ em.
Máy rửa bát Fujishan 8 bộ.
Máy hoạt động như sau: Đầu tiên máy rửa sơ để loại bỏ vết bẩn lớn, sau đó máy sẽ rửa sạch bằng cách phun nước các góc, tiếp đến là rửa kỹ và cuối cùng là sấy khô ở nhiệt độ cao. Máy có nhiều chế độ như chế độ tiết kiệm, chế độ rửa nhanh… Đối với chế độ tiết kiệm thì thời gian rửa sẽ lên đến 3 tiếng.
Bích Ngọc biết, khi sử dụng máy rửa bát, đầu tiên vẫn nên gạt bớt thức ăn thừa bám trên bát đĩa, cẩn thận hơn thì có thể tráng qua trước khi cho vào máy rửa bát. Sau đó, sắp xếp bát đĩa, đũa thìa, nồi chảo… vào các vị trí trong máy rửa bát. Máy sẽ không rửa được các chất liệu như nhựa quá mỏng, dao sắt…
Máy mở ra mở vào dễ dàng.
“Thật ra ban đầu trước khi mua máy rửa bát mình vẫn nghĩ rửa bát nhanh mà, làm một lúc là xong, nhất là khi nhà lại chỉ có 2 người, chẳng có nhiều bát đũa cho lắm. Thế nhưng đến lúc mua máy rửa bát mình mới nhận ra chân ái là đây. Đúng là việc tráng qua bát đĩa rồi xếp vào hơi mất chút thời gian nhưng lúc bát đĩa được rửa và sấy khô sạch sẽ cảm giác mê lắm.” – bạn Bích Ngọc chia sẻ.
Video đang HOT
Khi rửa cần xếp bát đĩa, dao thìa, nồi chảo… gọn nhất có thể.
Bát đĩa sạch sẽ sau khi rửa và sấy khô. Lúc này chỉ cần đem ra vào xếp lên kệ là xong.
Chỉ phù hợp với gia đình dưới 4 người
Nhà chỉ có hai vợ chồng nên bạn Bích Ngọc lựa chọn loại 8 bộ và cho biết lượng bát đĩa mỗi lần rửa là vừa đủ. Nhưng nếu khi có đông người đến ăn uống thì có lẽ chiếc máy rửa bát sẽ không “tải” nổi. Vì thế, nếu nhà đông người thì chắc chắn sẽ nên chọn các loại máy rửa bát lớn hơn như 12 bộ chẳng hạn.
Ngoài ra, một nhược điểm là khi rửa máy sẽ hơi ồn một chút. Bên cạnh đó, vì đây là dòng máy rửa bát bình dân nên cũng không có chế độ tự bật cửa sau khi rửa xong. Thế nên nếu không mở cửa máy sau khi dùng xong thì phần cửa sẽ bị đọng nước lại một chút. Tuy nhiên, điều này sẽ không quá ảnh hưởng đến bát đĩa bên trong.
Phần nước đọng lại ở bên trong cửa.
Kết luận lại đây là một chiếc máy rửa bát giá hợp lý mà dùng lại rất ổn. Các chị em có thể tham khảo nếu đang có ý định mua máy rửa bát cho gia đình mình.
Chúc các chị em chọn mua được loại máy rửa bát phù hợp với nhà mình nhé!
12 lỗi sai mà đến 90% người mắc phải khi dọn dẹp nhà cửa
Chỉ cần đọc 12 lỗi này thôi, bạn sẽ chẳng bao giờ mắc phải lỗi sai khi dọn dẹp nhà cửa nữa.
Có những món đồ ngày nào chúng ta cũng sử dụng, ngày nào cũng tiếp xúc, nhưng khi dọn dẹp nhà cửa thì lại thường bị "bỏ quên". Có những món đồ mà chúng ta lần nào cũng làm sạch, cọ rửa, nhưng vẫn không thấy sạch vì chúng ta đã làm sai cách.
1. Bỏ qua những điểm tiếp xúc nhiều nhất
Điều khiển TV, đầu đĩa, điều hòa... đều là những món đồ chúng ta sử dụng hàng ngày và có rất nhiều vi khuẩn nhưng lại chẳng mấy khi được chúng ta làm sạch. Bạn nên dùng bông tăm nhúng cồn để làm sạch chúng vào cuối mỗi ngày để đảm bảo chúng không còn vi khuẩn.
Vòi nước, tay cầm, nắm cửa... là những khu vực được tiếp xúc nhiều nhất trong nhà nhưng lại thường bị chúng ta lãng quên khi dọn dẹp nhà. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên làm sạch những khu vực này mỗi ngày.
2. Xịt thẳng chất tẩy rửa lên bề mặt nội thất
Thực tế thì chúng ta thường xịt hẳn nước tẩy rửa lên mặt bàn, ghế, cửa sổ... khi lau dọn. Nhưng khi bạn xịt thẳng nước tẩy rửa lên bề mặt, vết bẩn sẽ càng bám chặt vào bề mặt và khiến cho việc lau dọn trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, bạn nên xịt dung dịch lên khăn rồi dùng khăn lau sẽ giúp hiệu quả hơn rất nhiều.
3. Lau cửa kính vào ngày trời nắng
Hầu hết chúng ta đều thích dọn dẹp nhà vào những ngày trời nắng ấm chứ không phải những ngày mưa rét. Nhưng riêng với những ô cửa kính, bạn lại nên lau chùi chúng vào những ngày có độ ẩm cao. Vì vào những ngày trời nắng, khi bạn chưa kịp lau sạch cửa kính thì nước tẩy rửa đã khô lại, dẫn đến vết bẩn càng khó được làm sạch hơn do đã bám chặt hơn vào kính.
4. Quên làm sạch máy hút bụi
Chúng ta thường nghĩ rằng máy hút bụi dùng để làm sạch, thế nên thường không hay lau chùi và làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng. Cũng chính vì vậy mà lâu ngày, máy hút bụi sẽ phát ra tiếng kêu to và thậm chí có thể gây cháy máy. Sau mỗi lần sử dụng bạn nên bỏ vào túi để cất hoặc hộp kim loại với những máy không có túi đựng.
5. Không tháo dời lưỡi dao trong máy xay khi cọ rửa
Chỉ rửa bằng nước sạch và xà phòng xung quanh máy xay thôi thì chưa đủ. Bạn cần tháo dời lưỡi dao trong máy xay ra để cọ rửa, vì đây chính là khu vực khó cọ rửa nhất, đồng thời cũng là nơi dễ tích tụ thức ăn, rau quả còn bám lại nhất.
6. Quên dọn sạch máy rửa bát
Chiếc máy rửa bát có lẽ không còn là điều gì xa lạ với những bà nội trợ hiện đại ngày nay. Ngoài việc nên tráng bát đĩa để loại bỏ hoàn toàn đồ ăn trước khi bỏ chúng vào máy rửa bát, thì bạn cũng nên biết rằng dầu mỡ, hay những vụn thức ăn vẫn sẽ rất dễ bám vào bộ lọc của máy rửa bát và gây mùi khó chịu. Chính vì vậy, bạn nên tháo bộ lọc và làm sạch chúng, sau đó khởi động máy rửa bát chạy mà không bỏ bát vào để làm sạch máy.
7. Giữ bàn chải đánh răng ở chỗ tối
Những chỗ như tủ thuốc thường được khá nhiều gia đình dùng làm chỗ cất bàn chải vì lý do không dễ bị văng nước bẩn vào bàn chải. Nhưng việc giữ bàn chải ở một nơi tối sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Do vậy nên để bàn chải ở chỗ có ánh sáng, chỉ cần khi bạn xả nước bồn cầu thì hãy đóng nắp toilet xuống trước khi xả.
8. Bỏ qua túi lưới
Những chiếc túi lưới đựng hoa quả thường rất hữu dụng và có thể sử dụng lại được rất nhiều lần. Nhưng chúng ta thường chỉ chú ý tới khả năng chứa được nhiều đồ của chúng mà quên mất chúng cần được làm sạch thường xuyên. Hãy giặt chúng như những chiếc túi vải sau mỗi lần sử dụng để trông túi luôn được sạch sẽ.
9. Sử dụng quá nhiều xà phòng giặt và nước xả vải
Đừng nghĩ rằng bạn bỏ càng nhiều xà phòng vào máy thì quần áo sẽ càng sạch. Ngược lại, nếu bạn bỏ quá nhiều xà phòng giặt, máy giặt và quần áo không thể tải được, dẫn đến tình trạng sẽ còn bám rất nhiều xà phòng và có thể khiến bạn bị dị ứng khi mặc.
Tương tự như nước giặt, đối với nước xả vải, bạn cũng nên sử dụng đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc sử dụng quá nhiều nước xả vải không những không làm cho quần áo mềm hơn, mà ngược lại còn khiến cho quần áo trở nên cứng hơn, thậm chí có thể gây xước da khi mặc.
10. Không làm sạch miếng bọt biển
Chúng ta thường không chỉ dùng miếng bọt biển này để rửa bát, mà còn dùng để cọ bồn rửa mặt trong nhà tắm, bếp... nhưng đừng vì thế mà quên làm sạch và thay chúng đều đặn. Cách làm sạch đơn giản nhất là bỏ chúng vào lò vi sóng và quay ở nhiệt độ cao trong một phút để khử sạch vi khuẩn. Mỗi tháng bạn cũng nên thay mới chúng một lần để đảm bảo vệ sinh.
11. Sử dụng nước rửa bát để lau chùi mọi thứ
Nước rửa bát được biết đến với khả năng làm sạch cao, thậm chí có thể loại bỏ hết dầu mỡ của thức ăn. Nhưng nước rửa bát cũng rất dễ để lại vệt nước (điều này không xảy ra với bát đĩa) khi lau chùi cửa sổ, ô tô, gương..., vì vậy, hãy cân nhắc xem bạn có thể sử dụng nước rửa bát để lau chùi trước khi có ý định lau dọn bất cứ thứ gì trong nhà.
12. Thùng rác
Thùng rác thường rất nhanh có "mùi" và vi khuẩn. Bạn cũng không nên đổ nước vào thùng rác vì dễ làm nặng túi và thủng túi, dẫn đến nước bẩn sẽ chảy ra ngoài thùng. Nên cọ rửa thùng rác ít nhất một tuần một lần bằng xà phòng rửa bát và chanh để khử mùi, và phơi khô chúng trước khi thay túi mới cho chúng.
5 mẹo làm sạch phản tác dụng mà chị em vẫn rỉ tai nhau hàng ngày, mẹo cho máy rửa bát là phổ biến nhất Thời nào rồi mà còn dùng những mẹo làm sạch này hả chị em ơi. Các thói quen vệ sinh nhanh, gọn, có hiệu quả vẫn được chị em truyền tai nhau hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹo trong số này đã "lỗi thời" và có khi còn phản tác dụng. 1. Không dùng xà phòng để rửa đồ gang Một vài giọt...