May quốc tế Thắng Lợi bị phạt và truy thu thuế 225 triệu đồng
Tổng số tiền phạt và truy thu mà Thắng Lợi phải nộp là 225 triệu đồng.
CTCP May quốc tế Thắng Lợi (TLI) vừa công bố thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục Thuế TPHCM cho thời kỳ thanh tra 2016-2018.
Theo quyết định, Thắng Lợi đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và bị phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp gần 31 triệu đồng.
Đối với các biện pháp khác phục hậu quả, Thắng Lợi bị truy thu 155 triệu đồng, trong đó số tiền truy thu thuế TNDN là 127 triệu đồng, số tiền truy thu thuế TNCN là gần 28 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty còn phải nộp hơn 40 triệu đồng tiền chậm nộp. Số tiền chậm nộp được tính đến ngày 25/11, Thắng Lợi có trách nhiệm tự tính và nộp tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 25/11 đến ngày nộp đủ tiền thuế TNDN và thuế TNDN còn thiếu vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Video đang HOT
Như vậy, tổng số tiền phạt và truy thu mà Thắng Lợi phải nộp là 225 triệu đồng.
Công ty May quốc tế Thắng Lợi hoạt động trong lĩnh vực may trang phục và chăn, ga, gối… Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, châu Âu…
Năm 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp một số khó khăn. Theo đó, doanh thu đạt 125 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước đó, trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 353 triệu đồng, giảm mạnh tới 85%. So với kế hoạch đề ra, Công ty chỉ thực hiện được 8% kế hoạch lợi nhuận.
Thu thuế Netflix, Google, Youtube: Cách nào "truy" tài khoản thu nhập khủng?
Các chuyên gia cho rằng, việc truy những tài khoản có doanh thu khủng từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và nền tảng số có thể thông qua các tài khoản của cá nhân mở tại ngân hàng.
"Truy" tai khoan doanh thu khung thế nào?
Vừa qua, chia sẻ với báo chí về việc truy thu thuế đối với những người có doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và nền tảng số như: Google, YouTube,... ông Nguyễn Nam Bình - Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, Cục Thuế đang phải thu thập dữ liệu của các cá nhân này qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, các công cụ tính lượng truy cập để kiểm tra, giám sát.
Trong khi đó, ông Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico cho Zing.vn biết, luật đã quy định rõ các cá nhân kinh doanh có nguồn thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên và các thu nhập từ Google , YouTube,... đều thuộc đối tượng chịu thuế. Hơn nữa, giao dịch chủ yếu thông qua tài khoản ngân hàng, ứng dụng, có nhiều căn cứ để cơ quan quản lý theo dõi, đánh giá.
Ngân hàng nắm đầy đủ dữ liệu về những giao dịch bất thường. Cơ quan thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng để truy soát các dòng tiền chi trả từ nước ngoài. Từ đó, áp dụng công nghệ kỹ thuật để quản lý, xác định đâu là giao dịch mua bán kinh doanh, thanh toán, tặng cho... Muốn vậy, cần đầu tư máy móc, nâng cao năng lực, trình độ người quản lý.
"Ngân hàng là mấu chốt của các giao dịch và được hưởng lợi rất lớn khi là kênh trung gian chuyển tiền, do đó cần phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu quản lý", Zing dẫn lời luật sư Trương Thanh Đức.
Ngành thuế đã có kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube
Liên quan đến việc thu thuế của các nền tảng thương mại điện tử , dịch vụ số xuyên biên giới, tại cuộc họp báo chuyên đề về Nghị định 126/2020/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn luật quản lý thuế, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, về thương mại điện tử sau khi Nghị định 126 sẽ có thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai, thu thuế.
Theo ông Minh, ngành thuế đã có kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube,... Các bộ, ngành đang phối hợp yêu cầu các nền tảng này kê khai, đóng thuế và kiểm soát dòng tiền thanh toán. Điều này sẽ được thực hiện kể từ ngày 5/12 tới, khi Nghị định 126 có hiệu lực.
Theo đó, các ngân hàng thương mại cũng có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
"Trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số", quy định mới nêu rõ.
Như vậy, các nền tảng thương mại điện tử, dịch vụ số xuyên biên giới Netflix, Google, Youtube,... phải có trách nhiệm ủy quyền khai, đóng thuế tại Việt Nam theo quy định. Nếu nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã đăng ký thuế ở Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tự khai và khấu trừ.
Trong điều kiện doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế tại Việt Nam, phải thông qua biện pháp khấu trừ.
Năm 2018, số thuế thu được của các nền tảng thương mại điện tử, dịch vụ số là 700 - 800 tỷ đồng. Năm 2019, mức thu tăng lên khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong 11 tháng năm 2020, mức thu thuế từ nguồn này xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Đây là mức thu dựa trên con số tự kê khai của doanh nghiệp.
Tân Tạo của đại gia Đặng Thị Hoàng Yến kinh doanh lãi đậm... cớ gì nợ thuế 120 tỷ? Dù trong quý 3 Tân Tạo của đại gia Đặng Thị Hoàng Yến kinh doanh lãi đậm, nhưng Công ty này lại là một trong những doanh nghiệp "lọt" danh sách bị Cục Thuế TP.HCM bêu tên nợ thuế. Kinh doanh lãi đậm Theo báo cáo tài chính, quý 3/2020 Công ty Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo(ITA) do bà Đặng Thị...