Máy quét tại sân bay không thể phát hiện tất cả các ca nhiễm COVID-19
Kết quả mẫu sử dụng một chương trình quét tối tân ở Singapore đã cho thấy hầu hết các thủ tục quét của nhiều nước tại các cửa khẩu đã bỏ qua tới 2/3 số du khách có các triệu chứng COVID-19.
Thiết bị cảm biến nhiệt được sử dụng để kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo Tân Hoa xã, một chuyên gia dịch tễ học của Harvard đã cảnh báo máy quét du khách tại Mỹ có thể không phát hiện ra được hầu hết các ca có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Giáo sư dịch tễ học Marc Lipstich thuộc Trường Y tế Công cộng Chan của Đại học Harvard ngày 4/3 cho biết kết quả mẫu sử dụng một chương trình quét tối tân ở Singapore đã cho thấy hầu hết các thủ tục quét của nhiều nước tại các cửa khẩu đã bỏ qua 2/3 số du khách có các triệu chứng COVID-19.
Điều này có thể giải thích sự xuất hiện gần đây của một ổ dịch ở bang Washington cũng như các du khách bị nhiễm COVID-19 có thể đã tới Mỹ trong 4-6 tuần trước và có thể đã bị máy quét bỏ sót, do đó dẫn tới bùng phát dịch ở khu Seattle.
Theo Giáo sư Lipstich, việc không rõ có bao nhiêu ca nhiễm ở Mỹ đã tăng sự cấp bách tiến hành xét nghiệm thêm nhưng nhịp độ tiến hành xét nghiệm vẫn thấp và sẽ “mất nhiều tuần cho đến khi chúng tôi có thiết bị gì đó tương xứng với khả năng xét nghiệm.”
Giáo sư này cũng so sánh dịch bệnh này như một tảng băng trôi với nhiều ca nghiêm trọng, đồng thời hối thúc các nhà khoa học hiểu rõ hơn về phần không thể thấy, đang chìm dưới nước.
Theo số liệu tính đến hết ngày 5/3, Mỹ đã xác nhận 18 bang có các ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi giới chức y tế nước này đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 trên toàn nước Mỹ.
Cùng ngày 5/3, Thượng viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua gói ngân sách hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 trị giá 8,3 tỷ USD được Hạ viện thông qua trước đó. Khoản ngân sách này sẽ bao gồm 2,2 tỷ USD dành cho các cơ quan y tế của địa phương, tiểu bang và liên bang đối phó với với dịch COVID-19.
Ngoài ra, số tiền trên cũng được sử dụng để hỗ trợ việc xét nghiệm, kiểm soát lây nhiễm và tìm những trường hợp có tiếp xúc với những người nhiễm.
Gói ngân sách này sẽ được gửi tới Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt./.
Theo vietnamplus.vn
TP.HCM lên phương án cách ly một quận để chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch bệnh do Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành y tế TP.HCM đang lên phương án cách ly toàn xã/phường, thậm chí một quận trong thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TP.HCM về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 6/3, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết để chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh lan rộng trên địa bàn, ngành y tế TP.HCM đang lên phương án cách ly khu vực rộng. Trong đó, kịch bản mượn ký túc xá sinh viên là phương án cho chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Có thể cách ly một xã, phường thậm chí một quận
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết số trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Hàn Quốc tăng rất cao. Điều này cho thấy dịch bệnh đang chuyển hướng, lan rộng toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nâng mức cảnh báo lên cao hơn.
Hàn Quốc đang có tình trạng thiếu chỗ ở bệnh viện. Bệnh nhân phải nằm chờ và tử vong trước khi nhập viện. Nếu tình huống này xảy ra ở Việt Nam, tình hình sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, Bộ Y tế đã chuẩn bị cho tình huống Việt Nam có trên 1.000 và trên 10.000 ca mắc bệnh. Trước đó, Bộ Quốc phòng đã có cuộc diễn tập để lên phương án, xử lý khi tình huống này xảy ra.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết trước đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải cách ly một khu vực trong thành phố lớn, trong đó nhấn mạnh là Hà Nội và TP.HCM nếu dịch bệnh bùng phát. Do đó, trong tuần vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã họp bàn và lên phương án cách ly một phường, một xã, thậm chí một quận.
"Hiện tại, ngành y tế đang làm theo phương án này, tuy nhiên kế hoạch thực hiện khá khó khăn. Nếu một xã ở huyện xa trung tâm thì dễ. Còn đối với các phường trong trung tâm thành phố sẽ không đơn giản. Cụ thể như ở Italy, việc cách ly một khu vực cũng đang gặp khó khăn do địa phương này chiếm đến 1/3 kinh tế của cả nước, tương tự tình trạng của TP.HCM", ông Bỉnh nói.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết thêm hiện nay, khi các chuyến bay từ Hàn Quốc tạm dừng khai thác, nhiều người tìm cách vào Việt Nam bằng các chuyến bay từ Campuchia, Thái Lan để nhập cảnh. Thậm chí, người Việt Nam còn về nước thông qua đường bộ ở biên giới. Do đó, hiện nay các tỉnh biên giới của chúng ta phải tăng cường giám sát chặt chẽ hơn.
Mượn ký túc xá ĐH Quốc gia là phương án cho tình huống xấu nhất
Hiện nay, TP.HCM đang chuẩn bị mở rộng các khu vực cách ly tập trung tại huyện Củ Chi đối với các trường quân đội thuộc Bộ Tư Lệnh và tiếp tục thực hiện ở Cần Giờ.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tại Cần Giờ, thành phố đưa lên phương án phát triển mạnh thành khu cách ly tập trung và dự phòng buồng áp lực âm, khu điều trị. Cần Giờ có khoảng 70.000 dân, gần biển nên có thể cô lập được. Sắp tới, thành phố có thể chuẩn bị cho cuộc cách ly lớn ở Cần Giờ.
Ngoài ra, TP.HCM kết hợp với Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chuẩn bị 200 giường để người dân các tỉnh, thành về TP.HCM có thể được tiếp nhận tại đây. Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, thành phố có thể mượn 20.000/40.000 chỗ ở tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM và là phương án xử lý cuối cùng.
Ông Bỉnh cho biết may mắn, thành phố không cần xây thêm bệnh viện dã chiến mà lấy từ các cơ sở quân đội, sửa chữa và trang bị thêm cơ sở vật chất để trở thành khu cách ly tập trung.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, đến sáng nay, TP.HCM ghi nhận 69 người nghi ngờ mắc bệnh. Trong đó, 65 người đã có kết quả âm tính, 4 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.
Hiện có 345 trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố. Số người đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 222 người và 526 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Ngành y tế thành phố tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế, cách ly y tế cho người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch bệnh theo chỉ đạo hiện hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bác sĩ mắc Covid-19 trở lại cổ vũ bệnh nhân sau khi khỏi bệnh
Trở lại làm việc sau khi được chữa khỏi, bác sĩ Li Feng, ở Vũ Hán, Trung Quốc, khuyến khích, cổ vũ bệnh nhân Covid-19 tự tin để sớm hồi phục.
Theo Zing.vn
Trung Quốc lo 'nhập ngược' nCoV Tỉnh Chiết Giang tuần này hạ mức cảnh báo Covid-19 vì các biện pháp kiềm chế nCoV đã chứng tỏ hiệu quả, nhưng họ phải đối mặt nỗi lo mới. Từng là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ngoài Hồ Bắc, Chiết Giang, trung tâm sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc, đã áp "vòng kiềm tỏa" với khoảng 30 triệu...