Mây quanh tòa nhà cao nhất Hà Nội sau khi không khí tốt đột biến
Trưa 9/10, Hà Nội trong hơn hẳn, chất lượng không khí ở các điểm đều “xanh”, tốt nhất trong nhiều tuần gần đây. Tại khu vực tòa nhà Keangnam, có thể ngắm rõ cảnh vật từ trên cao.
Trời xanh, mây vờn Hà Nội sau những ngày ô nhiễm. Nhìn từ trên cao có thể thấy rõ những mảng trời xanh cùng bầu không khí trong lành hơn hẳn so với tuần trước, ở Hà Nội.
Tòa nhà cao thứ nhì Việt Nam – Keangnam (336 mét) tại ngã tư Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng trưa 9/10.
Trái ngược với sự mịt mù ngày này tuần trước, khoảng từ gần trưa đến 14h chiều 9/10, nhìn từ flycam có thể thấy rõ cảnh sắc Hà Nội ở khoảng cách rất xa. Bầu trời đã xanh như thời điểm tháng 6 mùa hè.
Thú vị nhất là đứng ở trên nóc tòa nhà 72 tầng có thể ngắm những tảng mây trôi qua lại liên tục cùng ánh nắng vàng nhẹ chiếu xuống.
Tương tự là khu vực sân vận động Mỹ Đình, từng đám mây dầy và mỏng lần lượt trôi qua nhẹ nhàng, thời tiết mát mẻ, 25 độ C dù không có nhiều gió.
Các khu vực thuộc quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa… đều có bầu không khí trong lành hơn những ngày trước.
Ngã tư 3 tầng đoạn điểm đầu đại lộ Thăng Long nhìn từ khu vực tòa nhà Keangnam.
Khu vực quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm nhìn từ độ cao 300 mét. Ở trang quan trắc AirVisual, chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) trung bình của Hà Nội là 50, vừa đủ để đạt mức tốt trên thang đo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường.
AirVisual cũng ghi nhận những kết quả rất tích cực từ các điểm như Tây Hồ 47, Cầu Giấy 43, khu vực Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hòa Lạc 30, Đại sứ quán Mỹ 59.
Tương tự, trên trang quan trắc Pam Air, chỉ số AQI cũng ở mức tốt, các điểm thường xuyên ghi nhận AQI cao như Mai Dịch chỉ còn 45, Kim Liên 41, Vinhomes Times City 34. Cá biệt, có một số điểm mức độ ô nhiễm gần chạm 0 như khu vực Tràng Tiền 4, Cầu Diễn 10, Tây Hồ 18, Đê La Thành 5.
Theo đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí cải thiện do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là Hà Nội chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc.
Chất lượng không khí Hà Nội “xanh hiếm thấy” trên trang quan trắc Pam Air. Ảnh chụp màn hình.
Theo Zing
Cách làm bất nhất của Hà Nội khiến giáo viên hợp đồng 'sốc nặng'
Giáo viên hợp đồng sẽ phải trải qua kỳ tuyển dụng viên chức bằng 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển như các ứng viên khác mà không được bất cứ ưu tiên nào.
Theo kế hoạch xét tuyển viên chức, 8 quận, huyện của Hà Nội đã đăng ký tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển. Đó là Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Vì, Mỹ Đức.
Hà Nội: 8 quận, huyện tuyển dụng giáo viên hợp đồng bằng xét tuyển
Theo kế hoạch này nội dung và hình thức xét tuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 161/2018. Cụ thể, các đơn vị xét tuyển qua 2 vòng:Vòng 1 kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì được tham gia tuyển vòng 2.
Vòng 2 sẽ thực hiện phỏng vấn đối với tuyển nhân viên; thực hành thông qua giảng dạy với tuyển giáo viên.
Văn bản này của UBND huyện Sóc Sơn phải chăng chỉ để giáo viên hợp đồng xem cho vui?
Việc thực hiện phỏng vấn, thực hành được thực hiện theo quy chế tổ chức xét tuyển công chức, viên chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 03/2019 của Bộ Nội vụ.
Thời gian tổ chức dự kiến bắt đầu từ tháng 9 và hoàn thành vào tháng 11.
UBND các quận, huyện trên căn cứ kế hoạch của UBND TP Hà Nội và hướng dẫn của Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch chi tiết và thông báo công khai kế hoạch xét tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cách làm bất nhất?
Trước đó, trong thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, qua rà soát của các quận, huyện, thị xã, không ai trong số gần 3.000 giáo viên của Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018.
Tất cả giáo viên hợp đồng ở Hà Nội không được xét tuyển đặc cách do vướng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14, Nghị định 161 trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức phải là "người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập".
Như vậy, giáo viên hợp đồng sẽ phải trải qua kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục bằng 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển như các ứng viên khác mà không được bất cứ ưu tiên nào. Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định sẽ xét tuyển số giáo viên hợp đồng này nếu đáp ứng đủ 3 tiêu chí: có hợp đồng từ 5 năm trở lên, có đủ sức khỏe và có chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.
Cách làm bất nhất của UBND thành phố Hà Nội trong thời gian qua khiến giáo viên hợp đồng liên tục rơi vào trạng thái... "sốc nặng".
256 giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn đều được đến lớp giảng dạy nhưng liên tiếp những thay đổi trong chính sách tuyển dụng khiến tâm lý của các thầy cô vô cùng bất an, không yên tâm công tác...
Tại Báo cáo số 404/BC-UBND ngày 25/7/2019, UBND huyện Sóc Sơn đã đề xuất với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.Tại đây, UBND huyện Sóc Sơn đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn cho ý kiến về việc chuyển hình thức thi tuyển sang xét tuyển trong tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.
Thế nhưng, theo như kế hoạch của thành phố được ban hành ở trên thì Sóc Sơn không nằm trong danh sách các huyện tổ chức xét tuyển viên chức ngành giáo dục.
Một giáo viên của Sóc Sơn nói: "Có lẽ huyện Sóc Sơn ban hành văn bản 404 là để giáo viên hợp đồng xem cho vui. Đến nay, 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn vẫn chưa biết huyện sẽ áp dụng hình thức tuyển dụng nào, trong khi đó thời gian thi tuyển đã rất cận kề".
Một giáo viên khác cho biết nếu thành phố rõ ràng ngay từ đầu để giáo viên hợp đồng tập trung ôn thi, đằng này gieo hi vọng rồi đến phút cuối lại dội "gáo nước lạnh". Tất cả giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn đều không đi ôn thi, vào đầu năm học mới chúng tôi cũng phải dạy 18-20 tiết/tuần, nhiều người trong số đó còn được giao trọng trách ôn thi học sinh giỏi lớp 9, lấy đâu thời gian để ôn tập.
Sau thời gian đấu tranh không biết mệt mỏi, đến bây giờ các giáo viên hợp đồng cho biết, họ cũng chỉ biết tặc lưỡi... chấp nhận.
Không được như Sóc Sơn, toàn bộ giáo viên hợp đồng của huyện Sơn Tây, Ba Vì đã bị chấm dứt hợp đồng ngay trước thềm năm học mới.
Theo Tiền phong
Lập đội "xung kích diệt bọ gậy" Năm 2017, Hà Nội đã bùng phát dịch SXH với 37.665 ca mắc (7 ca tử vong), trong khi những năm trước chỉ vài nghìn ca. Lúc đó, cả Hà Nội đã ra quân phòng chống dịch, giúp năm 2018 chỉ còn hơn 4.000 ca SXH, giảm tới hơn 80% so với năm 2017. Vào năm 2017, trong tháng 7-8, số ca mắc...