‘Mây mưa’ nơi công cộng: Chưa có quy định xử phạt cụ thể?
Liên quan đến vụ việc cặp đôi Trung Quốc chuẩn bị hầu tòa vì quan hệ tình dục ngay trên đường, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, ở Việt Nam ngoài tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự thì theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có tội danh nào quy định xử phạt cụ thể đối với hành vi tự nguyện quan hệ tình dục nơi công cộng.
Mới đây, một cảnh “ân ái” của hai sinh viên ngay gần một bến xe buýt trên đường Fat Kong, Hong Kong, phía ngoài ký túc xá trường Đại học Bách Khoa ở Ho Man Tin đã bị người đi đường ghi lại.
Sau khi đoạn video bị phát tán và lan truyền nhanh chóng trên mạng, cảnh sát đã bắt giữ hai “nhân vật chính”.
Nữ sinh có vẻ đẹp thiên thần “mây mưa” giữa phố.
Nam sinh viên được xác định là Yang Hao, 19 tuổi, đến từ Trung Quốc, và cô bạn gái là một nữ sinh 18 tuổi có tên Wu Xinyi. Một bảo vệ của tòa nhà ký túc xá cho hay, trước đó, ông chứng kiến cặp đôi quan hệ bằng miệng ngay giữa đường và quát lớn để ngăn hành vi của hai người này nhưng đều vô ích.
Trong phiên tòa diễn ra tại tòa án thành phố Kowloon vừa qua, cả hai sinh viên đều không nhận tội. Tuy nhiên, khoảng 2 giờ sau đó, nữ sinh Wu đã quay lại toà án và thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Cô hiện đang được tại ngoại nhưng sẽ phải hầu tòa vào ngày 8/7 tới để nhận hình phạt. Trong khi đó, Yang Hao chưa nhận tội sẽ tiếp tục bị triệu tập và làm rõ trong phiên tòa vào ngày 13/8.
Sự việc này cũng khiến cộng đồng mạng Việt Nam quan tâm bởi hành vi này được xem là phản cảm, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhiều người đã “ném đá” không tiếc tay khi những chuyện cần phải có sự kín đáo, tế nhị lại được đưa ra nơi công cộng.
Cặp đôi nước ngoài “làm bậy” tại Hà Nội.
Thực tế ở Việt Nam, trường hợp như trên rất hiếm khi xảy ra tuy nhiên nhiều hành động phản cảm như lột đồ nơi công cộng, đôi nam nữ ôm hôn, thậm chí còn có nhiều hành động rất khiếm nhã trong quán cà phê, công viên… không phải chuyện khó bắt gặp.
Trao đổi với PV Phununews về những hành vi gây phản cảm này, luật sư Đặng Văng Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết nếu trường hợp trên xảy ra ở Việt Nam thì theo quy định pháp luật nước ta cần xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm để xem hành vi có thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm hay không và xử lý vào tội danh nào cho phù hợp.
Video đang HOT
Một cô gái cởi đồ giữa phó Hà Nội chỉ vì cãi nhau với bạn trai.
Nếu việc đôi bạn trẻ quan hệ là giao cấu trái ý muốn, hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm thì người hiếp dâm hoặc cưỡng dâm sẽ bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự hoặc tội cưỡng dâm theo quy định tại ĐIều 113 Bộ luật hình sự.
Nếu việc quan hệ tình dục giữa hai bên là tự nguyện nhưng hành vi quan hệ tình dục lại diễn ra ở nơi công cộng, trước sự chứng kiến của nhiều người gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tới trật tự công cộng thì tùy thuộc vào tính chất và hậu quả có thể phạt từ 3 tháng đến hai năm tù (theo luật Trung Quốc thì hành vi này sẽ chịu hình phạt có thể tới 6 tháng tù).
“Hành vi không gây ra “hậu quả nghiêm trọng” chỉ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, với mức phạt rất thấp là khoảng 300.000 đồng”, luật sư nhận định.
Luật sư cũng cho biết thêm, ngoài tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự thì theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có tội danh nào quy định xử phạt cụ thể đối với hành vi này (tự nguyện quan hệ tình dục nơi công cộng).
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP thì hành vi gây ra một trong những hậu quả sau đây thì sẽ được xác định là “gây hậu quả nghiêm trọng” và sẽ bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1, Điều 245 Bộ luật hình sự: “
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Theo Phu nư News
Nhượng chồng với giá 50 triệu đồng, đúng hay sai?
"Quan hệ vợ chồng là quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản nên không thể mang cái quyền làm vợ, quyền làm chồng của mình ra để cho thuê, bán, đổi trác" - luật sư Đặng Văn Cường khẳng định.
Theo thông tin về vụ án, ông Trần Văn Thương và bà Bùi Thị Nhị là hai vợ chồng hợp pháp, trú tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn,tỉnh An Giang. Năm 2010, ông Thương đến làm thầu xây nhà cho bà Bùi Thị Hiền - phụ nữ độc thân ngụ cùng xã. Hai bên nảy sinh tình cảm.
Nhiều lần bà Nhị đến đánh ghen, yêu cầu họ chấm dứt mối quan hệ. Bà Hiền thú nhận mình quá yêu thương và muốn chung sống với ông Thương nên đã tìm gặp bà Nhị thương lượng: Nếu "nhường" lại chồng, để ông Thương qua sống hẳn với mình thì bà ta sẽ "đưa" bà Nhị 50 triệu đồng.
Cả ba người gồm ông Thương, bà Nhị, bà Hiền cùng làm và ký tên vào tờ thỏa thuận với nội dung bà Nhị nhận được số tiền 50 triệu và đồng ý cho chồng mình là ông Thương sống cùng bà Hiền.
Hai năm sau, ông Thương... cao chạy xa bay, không còn chung sống với bà Hiền nữa nên bà Hiền tìm gặp bà Nhị đòi lại 50 triệu đồng.
Bà Bùi Thị Hiền.
Ông Thương liên tục lánh mặt trong 3 lần UBND xã hòa giải, còn bà Nhị thì khai trước đây mình không hề hỏi mượn gì cả, việc bà Hiền đưa cho 50 triệu đồng là phụ tiếp mình nuôi con, nuôi mẹ chồng để mình chấp thuận... giao chồng cho bà này. Sau đó bà Hiền khởi kiện ra tòa đòi tiền.
Ngày 28/6/2013 tại TAND huyện Thoại Sơn, ông Thương lãnh trách nhiệm và cam kết trả lại 50 triệu đồng cho người tình dứt điểm trong 60 ngày. Nguyên đơn chấp thuận, rút yêu cầu khởi kiện nên tòa quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Vài tháng sau bà Nhị cũng xin ly hôn, tòa tuyên không công nhận bà Nhị và ông Thương là vợ chồng.
TAND huyện Thoại Sơn căn cứ tờ thỏa thuận giữa 3 người và việc hai bên thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền nên buộc bà Nhị và ông Thương có trách nhiệm trả 50 triệu đồng cùng tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng.
Bà Nhị cho rằng tòa chưa xem xét toàn bộ sự thật khách quan, xử không đúng nên kháng cáo toàn bộ nội dung bản án. Trong đơn kháng cáo, bà Nhị cho rằng bà Hiền tự nguyện cho tiền mà tòa thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là không đúng.
PV báo Người đưa tin vừa có cuộc phỏng vấn đối với các luật sư và chuyên gia để làm rõ những tranh cãi trong dư luận xoay quanh vụ việc này.
Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, trong vụ việc trên là quan hệ dân sự hôn nhân và gia đình. Đây là quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản nên người vợ hoặc người chồng không thể mang cái "quyền làm vợ/quyền làm chồng" của mình ra để cho thuê, bán, đổi trác...
Về mặt pháp lý, luật sư ĐặngVăn Cường khẳng định rằng, thỏa thuận "bán quyền sử dụng chồng" với giá 50 triệu đồng là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch này vô hiệu do trái pháp luật, đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự. Vì vậy, nếu có tranh chấp về số tiền đó thì tòa án sẽ căn cứ vào quy định của luật hôn nhân và gia đình, căn cứ vào quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự để tuyên bố giao dịch "bán chồng với giá 50 triệu đồng" là giao dịch dân sự vô hiệu, đồng thời giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 137 BLDS là: Bên nào nhận thứ gì của nhau thì phải trả, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Câu chuyện này thể hiện những mặt trái của xã hội, có thể nói rằng tính "thương mại hóa" trong các quan hệ xã hội làm cuộc sống trở lên rắc rối, phức tạp. Vẫn biết rằng tình cảm vợ chồng là có thể thay đổi, có thể chấm dứt (ly hôn), tuy nhiên không vì thế mà biến nó thành một món hàng để giao dịch trên thị trường. Việc định giá tình cảm thành tiền là điều đáng lên án vì nó vi phạm đạo đức xã hội, làm giảm giá trị của con người, thể hiện sự xuống cấp của đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục.
Nếu trong giấy biên nhận tiền ghi là "mượn tiền" có thời hạn thì đây là quan hệ vay mượn dân sự. Đến thời điểm hết hạn vay tiền thì người vay tiền có trách nhiệm trả lại số tiền đó. Nếu hai bên không thỏa thuận về lãi thì lãi suất được tính theo lãi cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.
Trong trường hợp vay mượn này thì chuyện quan hệ "tay ba" không được tòa án xem xét trong vụ án này. Nếu thỏa thuận vay mượn trên để che dấu giao dịch dân sự: "bán" chồng thì giao dịch này sẽ vô hiệu và bên "mua" chỉ đòi được 50 triệu đồng chứ không đòi được tiền lãi suất cho vay. Giao dịch vay mượn tiền là giao dịch vô hiệu do giả tạo, nhằm che giấu một giao dịch khác.
Luật sư Hoàng Ngọc Thanh Bình- Công ty luật Vinh Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội thì khẳng định rằng, trong vụ việc này nếu tại Tòa án các đương sự đều có lời khai thừa nhận sự việc đúng như nêu ở trên thì cần được xác định đó là chứng cứ không phải chứng minh theo quy định tại ChươngVII: Chứng minh và chứng cứ - Bộ luật tố tụng dân sự.
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Hoàng Ngọc Thanh Bình.
Tuy nhiên cần phải xem xét đến nội dung thỏa thuận dân sự này có vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội hay không. Ở tình huống này, việc ngày 24/5/2010 cả ba người gồm ông Thương, bà Nhị, bà Hiền cùng làm và ký tên vào tờ thỏa thuận với nội dung bà Nhị nhận được số tiền 50 triệu và đồng ý cho chồng mình là ông Thương sống cùng bà Hiền là có dấu hiệu vi phạm luật hôn nhân gia đình về chế độ hôn nhân một vợ một chồng và về khía cạnh đạo đức xã hội cũng không thể chấp nhận được hay nói cách khác là trái đạo đức xã hội.
Vụ việc đã không trở nên phức tạp nếu như Tòa án thu lý giải quyết căn cứ Điều 4: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận; Điều 389: Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự; Điều 128: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội - Bộ luật dân sự để giải quyết theo hướng tuyên hủy giao dịch dân sự này vì lý do giao dịch dân sự này vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu cụ thể là hoàn trả lại cho nhau những gì đã giao nhận, bên nào có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định tại Điều 137- Bộ luật dân sự.
Nếu Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ việc theo hướng như trên thì vụ án đã khép lại. Khi đó, không còn có việc bà Nhị kháng cáo cho rằng tòa chưa xem xét toàn bộ sự thật khách quan, xử không đúng nên kháng cáo toàn bộ nội dung bản án bởi lý do bà Nhị cho rằng bà Hiền tự nguyện cho tiền mà tòa thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là không đúng.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Vụ 5 triệu yen: Chị Hồng không có cơ sở khiếu nại công an? Trong khi nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng việc công an quận Tân Bình ra hạn giữ số tiền 5 triệu Yên của chị Hồng ve chai nhặn được là chưa hợp lý thì luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội lại khẳng định không có sơ sở để chị Hồng khiếu nại công an. Liên quan đến...