May mắn ca mổ 2 trong 1 của sản phụ 48 tuổi sinh con lần đầu
Trong thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt nguy cơ mắc tiền sản giật với hậu quả rất lớn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết thai phụ chủ quan, chỉ kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi mà quên sàng lọc sức khỏe của chính mình.
Cơ thể bị phù nghĩ là bình thường, nào ngờ…
Mới đây, BV Phụ sản Hà Nội đã điều trị cho sản phụ Nguyễn Thị H. (SN 1972, Hà Nội) bị mắc tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, đồng thời mổ bóc u xơ tử cung. Gia đình cho biết, sản phụ đã 48 tuổi nhưng mới sinh con lần đầu, bởi đã 28 năm chạy chữa hiếm muộn. Trước đó, khi mang thai đến tuần thứ 23, sản phụ được phát hiện tiểu đường thai kỳ, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau đó, sản phụ xuất hiện triệu chứng phù chân – dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiền sản giật.
Một sản phụ được điều trị tiền sản giật tại BV Phụ sản Hà Nội ảnh: BVCC
Khi thai được 34 tuần, chị H. tới BV Phụ sản Hà Nội thăm khám và được chỉ định nhập viện tại khoa Sản bệnh A4 để theo dõi hiện tượng tiền sản giật. Qua siêu âm, bệnh nhân được phát hiện nhân xơ tử cung kích thước 71 x 47 x 74mm. Sang tuần 35, thai phụ được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sau hơn 1 tiếng thực hiện, kíp mổ đã lấy ra bé gái nặng 2,1kg. Khối u xơ tử cung của chị H. cũng được loại bỏ. Tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định.
Trước đó, BV Phụ sản Hà Nội cũng đã cấp cứu thành công cho sản phụ Nguyễn Thị N.B. (SN 1988, ở Hà Nội), bị tiền sản giật. Sản phụ cho biết, từ tuần thai thứ 28 thấy xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, sản phụ cho rằng, đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nên không thăm khám. Sau 3 tuần, hiện tượng phù toàn thân tăng dần, thai phụ xuất hện thêm cơn đau đầu dữ dội nên gia đình đưa đến BV.
Các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng huyết áp cao, phù toàn thân, đau đầu nhiều, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, có triệu chứng phù não. Kết quả xét nghiệm cho thấy, người bệnh rối loạn chức năng gan, thận, kết quả siêu âm phát hiện tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi. Đây là các dấu hiệu và hậu quả của bệnh tiền sản giật nặng. Ngay sau khi hội chẩn, BV chỉ định mổ cấp cứu. Kíp mổ lấy ra em bé nặng 1,2kg rồi chuyển lên khoa Điều trị tích cực của BV. Sản phụ được chăm sóc và theo dõi sát sao tại phòng Hồi sức tích cực. Sau một thời gian chăm sóc, cả mẹ và bé sức khỏe ổn định nên được xuất viện.
Theo các chuyên gia, tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu ca mắc, 76.000 thai phụ tử vong do bệnh này và các rối loạn cao huyết áp có liên quan.
Video đang HOT
Sai lầm khi không sàng lọc tiền sản giật
TS Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (BV Phụ Sản Hà Nội), cho biết, tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trước và trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân.
Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính.
Bác sĩ Linh cũng cho biết, bệnh nhân bị tiền sản giật sẽ có các triệu chứng như huyết áp đột ngột tăng cao; có protein trong nước tiểu hay những vấn đề về thận; đau đầu; thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng; đau bụng trên; buồn nôn, nôn mửa; đi tiểu ít…
Các chuyên gia cho biết, bệnh tiền sản giật có thể được phát hiện kịp thời từ thời điểm 11 tuần 6 ngày của thai kỳ, sau khi thực hiện sàng lọc. Quy trình sàng lọc này gồm 3 bước: Đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm. “Việc điều trị dự phòng sẽ giúp giảm gần 70% các trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% các trường hợp tiền sản giật trước tuần thai 32″, bác sĩ Linh nói.
Hiện nay, đa phần thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh chỉ nhằm phát hiện bệnh lý cho thai nhi mà bỏ qua tình trạng của mẹ. Bác sĩ Linh cho rằng, đây là một sai lầm lớn, bởi tiền sản giật gặp ở 3-5% thai phụ, tức cứ 100 bà bầu sẽ có 3-5 người mắc bệnh lý này. Thậm chí, ở nhiều nơi trên thế giới, con số này là 8/100 thai phụ. Trong khi đó, hậu quả của tiền sản giật rất lớn.
Nếu tiền sản giật xuất hiện sớm, diễn biến bệnh nặng, việc ngừng thai kỳ sẽ khiến em bé đối diện tình trạng sơ sinh non tháng rất nặng, thậm chí nhiều thai nhi không có cơ hội sống sót. Do đó, để phòng tiền sản giật, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của thai nhi, người mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình. Ví như, thực hiện sàng lọc dự phòng tiền sản giật và một số bệnh khác có nguy cơ mắc trong thai kỳ để được phát hiện sớm và điều trị tốt nhất.
Đi siêu âm thai ở tuần 37, bà mẹ than bị ho nhiều, bác sĩ nghe xong liền đẩy vào ngay phòng sinh khẩn cấp
Bác sĩ còn cho biết rằng nếu chị không được điều trị trong vòng 24 - 48 giờ nữa, chị sẽ bị tử vong.
Mang thai - đó là tin vui đối với tất cả các bà mẹ. Song, kèm theo niềm vui đó luôn là sự lo lắng liệu rằng mình có đi hết hành trình 9 tháng 10 ngày một cách suôn sẻ hay không. Và mặc dù đi khám thai định kỳ đầy đủ, tìm hiểu về các tình trạng có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhưng trên thực tế, vẫn có một số bà mẹ rơi vào một số căn bệnh hiếm gặp. Chẳng hạn như câu chuyện của bà mẹ 2 con người Anh dưới đây.
Là một hot mom, đồng thời là blogger điều hành trang Mummy Mumbles - nơi cập nhật quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái của bản thân, chị Bekki đã có nhiều thông tin và kiến thức để biết về các triệu chứng thường gặp khi mang thai như tiểu đường trong thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao... Thế nhưng, chị lại không ngờ rằng tình trạng thuyên tắc phổi hiếm gặp bởi một cục máu đông lại xảy ra với mình.
Bà mẹ 2 con kể là chị mang thai ngôi mông. Thế nên, càng gần về cuối thai kỳ, chị càng phải thường xuyên đi siêu âm để xem vị trí của em bé. Nhưng khi đến tuần 37 thì sức khỏe của chị bỗng chuyển biến xấu.
Chị Bekki và con gái Juniper.
Chị chia sẻ: "Tối hôm đó, tôi bắt đầu ho nhiều nhưng vì thỉnh thoảng tôi cũng bị ho nên tôi cho đó là điều bình thường. Tôi còn nói đùa với chồng rằng mình có cảm giác như vừa chạy marathon về. Do mệt nên tôi quyết định đi ngủ sớm. Tuy nhiên, sau đó tim tôi đập loạn xạ, nhưng tôi lại cho rằng chắc do mình hồi hộp vì dù gì cũng sắp đến ngày sinh rồi.
Sáng hôm sau, tôi đến bệnh viện khi nhận thấy mình ho ra máu. Hóa ra, nướu răng của tôi bị ra máu. Tôi có nói về các triệu chứng tối qua cho nữ hộ sinh nghe, cô ấy liền khuyên tôi đi qua khu cấp cứu để nói chuyện với bác sĩ. Quãng đường bình thường đi bộ mất 20 phút thì hôm đó tôi đã đi mất đến 45 phút".
Sau một loạt các xét nghiệm chị Bekki được khuyên nên chụp cắt lớp vi tính ngực để kiểm tra xem có cục máu đông nằm trong phổi hay không. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy trong phổi của chị có 4 cục máu đông nằm trong mỗi lá phổi và con gái chị, Juniper, đang cần phải mổ khẩn cấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chị Bekki cũng được thông báo thêm rằng nếu chị không được điều trị trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo, các cục máu đông có thể làm tắc động mạch và chị sẽ tử vong.
Chị Bekki nói: "Bác sĩ giải thích rằng cục máu đông nằm ở chân tôi mặc dù tôi không cảm thấy gì hết. Sau đó, nó từ từ di chuyển đến vùng xương chậu. Nhưng vì con gái tôi nằm ở đó nên cục máu đông không thể vượt qua được để đi tiếp. Nó nằm ở đó và lớn dần lên rồi vỡ ra thành 8 mảnh nhỏ hơn. Những mảnh nhỏ này len lỏi vượt qua rào cản và tiến đến các bộ phận phía trên cơ thể của tôi. Kết quả nó đã chui vào phổi và gây tắc nghẽn ở đó.
Bác sĩ cũng nói thêm rằng nếu ngay từ đầu cục máu đông vượt qua được Juniper thì với kích thước ban đầu, nó sẽ khiến tôi bị đau tim và bị đột quỵ".
Sau khi đã trải qua một lần thập tử nhất sinh, chị Bekki hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp các bà mẹ khác nâng cao cảnh giác về những cục máu đông và các triệu chứng của nó. "Mọi cơn đau tức ngực hay bất kỳ vết sưng nào ở chân, bắp chân thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và cứu chữa kịp thời" , bà mẹ 2 con nhắn nhủ.
Nguyên nhân nào gây ra thuyên tắc phổi?
Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, thuyên tắc phổi là một biến chứng của rối loạn đông máu dẫn đến bệnh huyết khối tắc mạch. Các triệu chứng và dấu hiệu của thuyên tắc phổi không đặc hiệu ở phụ nữ mang thai, vì vậy việc chẩn đoán có thể bị trì hoãn hoặc bỏ sót.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thuyên tắc phổi thường do một cục máu đông hình thành sâu trong tĩnh mạch ở chân. Khi mang thai, các cục máu đông này bị vỡ ra và di chuyển đến phổi.
Do đó, các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Đau và sưng ở một chân, thường nằm ở phía sau cẳng chân của bạn.
- Đau nhiều ở một vùng bị ảnh hưởng.
- Da đỏ, đặc biệt là ở mu bàn chân hoặc khu vực dưới đầu gối.
Mà tốt nhất, bạn không nên ngần ngại liên hệ bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể mình có điều gì đó không ổn đang xảy ra.
Cứu sản phụ mắc tiền sản giật nguy kịch Bệnh nhân đến khám tai BV Phu san Ha Noi trong tinh trang huyet ap cao, phu toan than, đau đau nhieu, met moi, mat nhin mo, có triệu chứng phù não - đây là các dấu hiệu của tiền sản giật. Khám sàng lọc tiền sản giật cho thai phụ tại BV Phụ sản Hà Nội (ảnh: BVCC) Ngày 8/11, BV Phụ...