Máy lọc nước có lọc được mọi thứ?
Sau sự cố nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, người dân Thủ đô sẵn sàng chi tiền triệu để mua máy lọc nước hoặc nâng cấp máy lọc nước để “mua” sự yên tâm cho gia đình. Song liệu máy lọc nước có thực sự hiệu quả như lời quảng cáo của các cửa hàng, siêu thị điện máy?
Do lo ngại chất lượng nguồn nước, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để mua những loại máy lọc nước tốt nhất Ảnh: ĐH
“Mua” sự yên tâm
Dù đang dùng loại máy lọc nước 3 lõi lọc nhưng sau khi nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, gia đình chị Lê Diệu Thúy (Hà Đông, Hà Nội) đã quyết định nâng cấp máy lọc nước lên loại có 8 lõi lọc của hãng Kangaroo với giá 5 triệu đồng. “Tôi cũng không biết loại máy lọc nước 8 lõi có thể lọc và khử được các loại kim loại nặng hay không nhưng với nguồn nước sạch như hiện nay không thể dùng trực tiếp nên bắt buộc phải sử dụng thêm hệ thống lọc ở gia đình”, chị Thúy cho biết.
Khoảng hơn 10 ngày nay, gia đình chị Nguyễn Thị Bích (đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội) đã phải mua nước đóng bình để sử dụng nấu ăn thay thế cho nước máy. Bên cạnh đó, chị Bích cũng tham khảo các dòng máy nước lọc nước đang được bán trên thị trường. “Sau sự cố nước sinh hoạt ô nhiễm, tôi thấy nhiều hãng nước quảng cáo một số máy lọc có thể lọc và khử được cả Styren và kim loại nặng. Không biết thực hư lời quảng cáo như thế nào nhưng tôi vừa lắp đặt máy lọc 6 lõi, với giá hơn 5 triệu đồng/chiếc”, chị Bích cho biết.
Theo chủ cửa hàng thiết bị nhà tắm, máy lọc nước H.K tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội), từ khi nước sinh hoạt bị ô nhiễm, số lượng máy lọc nước bán ra đã tăng đột biến.
Cũng theo nhân viên một siêu thị điện máy trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, khoảng hơn 10 ngày trở lại đây lượng khách hàng đến mua máy lọc nước tại siêu cũng tăng đáng kể.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy lọc nước của các hãng như: Kangaroo, AO.Smith, Karofi, Coway… Các dòng máy máy lọc nước sinh hoạt này có giá từ khoảng 5-10 triệu đồng/sản phẩm, tùy loại.
Video đang HOT
Không nên lạm dụng máy lọc nước
Để người tiêu dùng tin và sử dụng máy lọc nước, hiện tại hầu hết các cửa hàng bán lọc nước đều khẳng định, máy lọc nước đang được bán trên thị trường có chức năng loại bỏ các kim loại nặng, tạp chất, vi khuẩn, muối khoáng gây hại cho cơ thể.
Đơn cử, máy lọc nước K… 9 cấp Hydrogen KG100HA VTU được các cửa hàng kinh doanh máy lọc nước quảng cáo, nước lọc đầu ra sau 9 cấp lọc sạch tinh khiết, không tạp chất, được bổ sung thêm khoáng chất tạo độ ngọt tự nhiên. Cụ thể, qua 4 cấp lọc đầu (cấp số 4 – màng lọc RO Vortex): Nước không còn tạp chất, hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn, muối khoáng có hại… trở nên tinh khiết. Cấp lọc số 5 – 9 tạo Hydrogen loại bỏ nhanh những chất gây lão hóa, cân bằng độ pH, bổ sung chất khoáng tự nhiên cho nước. Sản phẩm sử dụng công nghệ Nano Carbon và kháng khuẩn từ Hàn Quốc, giúp nước uống không bị mùi, vị ngọt tự nhiên, chống tại sự tái phát vi khuẩn và hỗ trợ cho cơ thể hấp thụ nước nhanh, tăng cường trao đổi chất.
Không chỉ có vậy, sau sự cố nước sinh hoạt bị nhiễm dầu thải, hãng K… khẳng định, hiện tại đối với hệ thống lọc RO, ở tất cả các Model đều có 2 cấp bảo vệ, cụ thể: Bảo vệ đầu nguồn bằng 3 cột lọc thô, dầu mỡ dính vào lõi 1, phần còn lại hòa tan được hấp thụ bởi lõi lọc thứ hai, qua hệ thống lọc này thì đã tách ra được gần như hoàn toàn. Cấp lọc số 2 các VOCs (các hóa chât có gốc Carbon, bay hơi rât nhanh- PV) này được loại bỏ bởi màng RO, hầu như các VOCs này bị giữ lại ở cấp RO, tuy nhiên một lượng nhỏ ở dạng hòa tan nhưng không tạo liên kết hóa lý sẽ đi qua cấp RO này (nếu còn). Ở cấp 3 (VOCs nếu còn) sẽ được hấp thụ trên lõi lọc T33/Nanosilver – đây là lõi lọc than hoạt tính và là bước bảo vệ cuối. Hãng này cũng khẳng định, hệ thống lọc nước hiện tại đảm bảo an toàn với nguồn nước có nhiễm các chất hữu cơ dễ bay hơi hòa tan trong nước.
Lo lắng về chất lượng nguồn nước nên người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để mua những loại máy lọc nước tốt nhất để sử dụng trong gia đình. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn nghi ngờ liệu rằng máy lọc nước có thể loại bỏ những chất độc hại trong nguồn nước như lời quảng cáo của các cửa hàng điện máy. Từ những thông tin quảng cáo máy lọc nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tôi thấy sau vụ việc nước sạch nhiễm dầu thải, có nhiều cửa hàng bán máy lọc nước quảng cáo những loại máy lọc nước có thể lọc được Styren. Tuy nhiên, bản chất của Styren là chất không màu, không mùi, không vị, không gây phản ứng hóa học với nước thì máy nước nước sẽ lọc cái gì? Người tiêu dùng cũng không nên quá lạm dụng máy lọc nước “.
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Vụ nước sạch ở Hà Nội nhiễm độc: Chuyên gia khẳng định mùi khét của nước không phải là Styren có trong dầu thải
Chuyên gia khẳng định, Styren là chất không màu, không mùi. Mùi khét có trong nước chủ yếu là kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình thiết bị, máy móc vận hành.
Liên quan đến kết quả và các mẫu xét nghiệm nước nhiễm dầu thải có hàm lượng Styren cao cấp từ 1,3 đến 3,65 lần theo quy định vừa được công bố, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) về bản chất của dầu thải và mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: "Styren là hợp chất không màu, không mùi, không vị. Khi hòa tan với nước, Styren không gây phản ứng hóa học.
Hàm lượng Styren trong Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2018 là cực thấp, không đáng được gọi và đáng chú ý trong an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Có thể nói chất này là vô nghĩa".
Nhiều tảng dầu thải được phát hiện trên vách suối, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 800m.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải: "Lượng Styren có trong dầu khuếch tán ra rất ít. Khi khuếch tán, Styren có công thức hóa học là từ poly-styren sau đó phân giải thành Mono-styren và hàm lượng Styren này rất ít. Giả sử Styren có trong nước thì bản chất chất này không màu, không mùi, không vị và không gây phản ứng hóa học với nước thì lấy cớ gì để người dân ngửi thấy Styren trong nước? Rõ ràng nguyên nhân gây mùi không phải là do Styren. Hơn nữa, bản thân Styren không phải là chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lập luận: "Dầu nhớt ban đầu là hợp chất hữu cơ (Carbon Hydro-no), có màu vàng nhẹ, trong và sánh. Trong quá trình bôi trơn thiết bị vận hành thì dầu máy bị đốt cháy thành chất hóa học. Lúc này, dầu nhớt màu vàng trong sẽ biến thành hóa chất hỗn hợp màu đen đặc. Dầu nhớt bị đen đặc này chính là chất độc, khi cho xuống nước thì thủy sinh chết.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).
Thứ hai, trong quá trình thiết bị máy móc vận hành, các kim loại, hợp kim cấu thành nên thiết bị đó sẽ bị bào mòn và hòa vào dầu. Trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân... Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.
Khi dầu này hòa vào nước thì một bộ phận dầu sẽ bổi trên bề mặt nước, còn một bộ phận chất độc là kim loại nặng đang hòa tan và khuếch tán trong nước. Đã hòa tan vào nước thì không thể xử lý được. Dầu có thể vớt được nhưng cũng không thể triệt để. Chúng ta có thể tự chứng minh bằng cách vớt dầu trên bề mặt nồi canh. Chắc chắn là không thể vớt hết được".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu như nước ăn có dầu thải máy vào là gây độc, bất luận dầu nào đều gây độc, mà đã gây độc là phải loại.
"Tiêu chuẩn đánh giá của nước bằng cảm quan là không vị, không màu, không mùi. Khi nước đã có màu hoặc có mùi thì chắc chắn là ô nhiễm. Chúng ta không thể cho rằng đây là mùi Clo. Vì Clo có mùi hắc nhưng không khét. Clo là chất cần thiết dùng để sát trùng, trong sát trùng nước thì luôn cho dư so với năng lực sát trùng của Clo. Ví dụ cho 0,5mgr Clo/lít là đủ để sát trùng. Trong vụ việc, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà sử dụng lượng Clo cao hơn nữa cũng không sao nhưng mùi hắc khét trong nước chắc chắn không phải Clo, bởi Clo bay hơi rất nhanh. Đặc biệt khi đun nóng, Clo nhanh chóng trở về trạng thái không màu không mùi và không vị", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân... Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.
Đồng quan điểm, Th.S Đỗ Thanh Bái, chuyên gia môi trường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hoá học Việt Nam cho biết: "Dầu thải có rất nhiều chất khác nhau, có những chất không tan trong nước và có những chất tan trong nước, có những chất tạo mùi nhưng có chất khác tạo vị lạ".
Th.S Đỗ Thanh Bái khẳng định: "Bản thân dầu là độc rồi, nhưng đây là dầu thải đã qua bôi trơn động cơ nên tính động mạnh và tính độc rất đa dạng. Có nhiều loại độc khác nhau. Không chỉ có chất Styren mà có rất nhiều chất độc khác nhau như Benzen, Xylenes, Sturen... rất nhiều chất tạo ra mùi khét. Tuy nhiên, có thể trong quá trình phân tích thì cấu trúc các chất này có thể gần giống với cấu trúc của Styren nên quy vào Styren. Bởi vì tính độc Styren không bằng những chất khác và Styren cũng không có màu, không mùi, không tan trong nước".
Bảo Loan
Theo giadinh.net
Nước 'ngậm' dầu, người dân uống... Styren Nước sạch sông Đà nhiễm styren (có trong dầu thải) đang khiến nhiều hộ dân Thủ đô lo lắng cho sức khỏe con em mình. Điều này không phải không có cơ sở, vì nếu phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao Styren có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng; đau đầu, suy nhược; chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ,...