“Mây đen” bao phủ toàn cầu
Những số liệu báo cáo kinh tế mới nhất mà một loạt nền kinh tế hàng đầu thế giới vừa công bố cho thấy, tác động của dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng và nghiêm trọng hơn so dự báo ban đầu.
Trong đánh giá mới nhất về tác động từ việc các nước triển khai những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo, giao dịch thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm từ 13% đến 32%. Tổng Giám đốc WTO R.A-dê-vê-đô nhận định, thế giới đang đối mặt “cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất hoặc sự sa sút của đời sống người dân”.
Tại châu Âu, một trong những tâm dịch Covid-19 trên thế giới, những biện pháp phong tỏa xã hội mà nhiều nước áp dụng trong thời gian qua nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của nền kinh tế. Tại Pháp, ước tính GDP của nước này sụt giảm khoảng 6% trong ba tháng đầu năm 2020 – mức yếu kém nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong khi đó, tại ức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu này có thể sụt giảm tới gần 10% trong quý II năm 2020, tức là gấp đôi mức sụt giảm năm 2009 – thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới ức. Quý II năm 2020 cũng sẽ trở thành giai đoạn kinh tế ức khó khăn nhất kể từ năm 1970 đến nay.
Các chuyên gia nhận định, Mỹ – một tâm dịch Covid-19 mới – hiện đang áp dụng những biện pháp phong tỏa xã hội, cũng “không thể thoát khỏi tình trạng suy thoái sâu mà các nơi khác đang hứng chịu”. Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ trong vòng một tuần đầu tháng 4 vừa qua, nước này đã có thêm 6,6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới, nâng số người thất nghiệp tại Mỹ lên gần 17 triệu người chỉ trong ba tuần. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng vọt lên hai con số trong tháng 4 này.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, ngoại thương của Trung Quốc đang đối mặt những thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra.
Theo đó, hiện các doanh nghiệp thương mại nước này đang đối mặt những khó khăn từ việc hủy hoặc hoãn các đơn đặt hàng, và các đơn đặt hàng mới cũng gặp rủi ro. Trong khi đó, theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát của nước này đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 10-2019. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3 cũng giảm 1,5% so cùng kỳ năm 2019.
Tại Nhật Bản, lần đầu trong hơn 11 năm qua, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã hạ mức đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của tất cả chín vùng ở nước này. BOJ cho biết, các nền kinh tế vùng của Nhật Bản đang “suy yếu hoặc đối mặt sức ép suy giảm mạnh” do tác động của dịch Covid-19. ây là lần đầu BOJ hạ mức đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của tất cả các vùng trên cả nước kể từ tháng 1-2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) L.Bôn-nơ cảnh báo, mỗi tháng áp dụng lệnh phong tỏa ở các nước sẽ khiến GDP hằng năm giảm 2%. Bà cho biết, sản xuất theo đơn đặt hàng đã giảm từ 25 đến 30% ở tất cả các nước trong khối OECD. áng lo ngại là tình trạng suy thoái có thể kéo dài hơn những dự báo từ trước đến nay, và dự kiến không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào nằm ngoài vòng xoáy suy thoái.
Video đang HOT
Trong báo cáo vừa công bố ngày 9-4, tổ chức Oxfam cảnh báo, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến các nền kinh tế thế giới có thể đẩy khoảng 500 triệu người vào tình trạng nghèo đói. Oxfam cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh gây ra đang diễn ra sâu rộng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mọi tính toán cho thấy, dù ở bất kỳ kịch bản nào, tỷ lệ nghèo đói có thể tăng lần đầu tiên kể từ năm 1990 và điều này có thể khiến một số quốc gia trở lại mức nghèo cách đây 30 năm.
Trước tác động nặng nề của dịch bệnh, trong động thái mới nhất, ngày 9-4, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố gói biện pháp tài chính tiếp theo trị giá 2.300 tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế đầu tàu thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. ây được xem là bước đi mang tính đột phá nhất của FED nhằm hỗ trợ nền kinh tế ứng phó cuộc khủng hoảng. Trước đó, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt ba gói hỗ trợ, bao gồm một gói biện pháp giải cứu khổng lồ trị giá 2.200 tỷ USD sẽ “rót” tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và cho vay khẩn cấp dành cho các doanh nghiệp nhỏ để họ trả lương cho nhân viên.
Trong khi đó, tại châu Âu, các bộ trưởng tài chính châu Âu sau những cuộc họp kéo dài đã đồng ý vào tối 9-4 về một gói cứu trợ trị giá 500 tỷ ơ-rô (546 tỷ USD) để hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp tổng trị giá 108.000 tỷ yên (tương đương 989 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Các chuyên gia cho rằng trong năm 2021, kinh tế thế giới có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng trở lại, song không thể chắc chắn về điều này. Một trong những câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là liệu thế giới có thể nhanh chóng điều chế được vắc-xin phòng vi-rút gây bệnh Covid-19 để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một đợt lây nhiễm mới và liệu các nhà máy có thể sớm khôi phục sản xuất hay không.
ĐỨC TRUNG
Nền kinh tế toàn cầu suy sụp vì Covid-19, tổn thất cả nghìn tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc cảnh báo: Dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất đến 2.000 tỷ USD trong năm nay.
Nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009 và có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu dịch Covid-19 kéo dài, không được kiểm soát.
Nền kinh tế toàn cầu suy sụp vì dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa: CNN)
Các nền kinh tế lớn đều lao đao
Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Covid-19 sẽ đẩy một số quốc gia vào tình trạng suy thoái kinh tế và khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đáng kể, có thể xuống dưới 2,5% - mức thường bị xem là ngưỡng suy thoái của kinh tế thế giới.
UNCTAD nhận định, những nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là những quốc gia phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu thô và những mặt hàng khác, cũng như những nước có quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc và những quốc gia bị Covid-19 tấn công đầu tiên.
Các chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc cảnh báo, dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất đến 2.000 tỷ USD trong năm nay.
Tại Mỹ, nỗi lo về Covid-19 buộc chính quyền Tổng thống Donald Trump và các nhà lập pháp nhóm họp ngày 10/3 để bàn về các biện pháp mạnh nhằm xoa dịu tác động của dịch bệnh đối với kinh tế đất nước.
Các biện pháp này có thể bao gồm cắt giảm thuế thu nhập, hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng cũng như những lao động hưởng lương theo giờ để bảo đảm họ không mất thu nhập vì dịch bệnh đang lây lan trên khắp cả nước. Cuộc họp diễn ra sau khi thị trường chứng khoán Mỹ chứng khiến phiên giao dịch 9/3 tồi tệ với các chỉ số S&P 500, Nasdaq Composite và Dow Jones lần lượt giảm 7,6%, 7,3% và 7,8%.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản hôm 10/3 công bố gói các biện pháp hỗ trợ thứ hai trị giá 4 tỷ USD để đối phó với tác động của dịch Covid-19.
Cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết chính phủ ông sẽ sớm thông báo các biện pháp kích thích nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Ông Morrison cho rằng, tác động của Covid-19 có thể còn "lớn hơn" cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bloomberg vừa đưa ra 4 kịch bản kinh tế đối với nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo kịch bản tệ nhất, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng euro đều rơi vào suy thoái, tăng trưởng GDP thế giới giảm về mức 0%, sản lượng toàn cầu tổn thất đến 2.700 tỷ USD.
Dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào bế tắc. Theo Bloomberg, dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, các nền kinh tế lớn đều lao đao.
Các nhà kinh tế cho biết sự ngưng trệ của kinh tế Trung Quốc vì dịch Covid-19 sẽ đe dọa nền kinh tế ở Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và thậm chí cả Mỹ, tác động đến đời sống hàng tỷ người khắp thế giới, theo tờ The New York Times.
Khó tránh khỏi suy thoái
Trước tình hình dịch COVID-19 hiện nay, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, bao gồm Moody's và OECD đều đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020. Một số nhà phân tích cảnh báo nền kinh tế toàn cầu khó tránh khỏi một cuộc suy thoái.
Trong báo cáo mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,4% trong năm 2020, giảm so với mức 2,9% trong tháng 11/2019. Tuy nhiên, nếu dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và kéo dài thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay có thể giảm phân nửa và chỉ đạt 1,5%.
OECD dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mức tăng trưởng 3,3% vào năm 2021, nếu dịch Covid-19 đạt đỉnh ở Trung Quốc trong quý 1/2020 và các ổ dịch tại những quốc gia khác được kiểm soát. Tuy nhiên, trong viễn cảnh tồi tệ nhất là dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh, nền kinh tế nhiều quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IIF) cho rằng, tăng trưởng GDP toàn thế giới có thể chỉ đạt 1%, thấp hơn nhiều mức 2,6% trong năm ngoái, và là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn chục năm. Thậm chí, dự đoán này được đưa ra trước khi giá dầu thô lao dốc vào phiên giao dịch đầu tuần (9/3) khiến cho thị trường chứng khoán tràn sắc đỏ./.
Trần Ngọc
Theo VOV.VN (biên dịch)
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 là 2,9% Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức 2,9%. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Trong báo cáo triển vọng kinh tế tháng 11/2019, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ vào khoảng 2,9% năm 2020, giảm 0,1% so với dự báo tổ chức...