Máy bay VNA rơi ốp bảo vệ quạt làm mát phanh
Sau khi hạ cánh, nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện máy bay bị rơi mất ốp bảo vệ quạt làm mát phanh.
Máy bay VNA lại gặp sự cố (Ảnh minh họa)
Ngày 26/3, tàu bay Airbus A321 của Vietnam Airlines mang số hiệu VN-A397 bay chuyến Đà Lạt (DLI) – TP. Hồ Chí Minh (SGN). Sau khi hạ cánh, nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra, phát hiện ốp bảo vệ quạt làm mát phanh tàu bay bị rơi mất. Sau đó, sân bay Liên Khương (Đà Lạt, Lâm Đồng) kiểm tra đường CHC và phát hiện vật thể này nằm gần đường CHC 09.
Ngày 27/3, ngay khi nhận được thông tin về vụ việc, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo nhanh về sự cố tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Video đang HOT
Cùng ngày, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập tổ công tác kiểm tra xác minh vụ việc. Tổ công tác do ông Hồ Minh Tấn, Thạc sĩ về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay – Cục Hàng không Việt Nam – làm tổ trưởng. Các thành viên gồm các chuyên viên của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Cảng vụ Hàng không miền Nam.
Cục Hàng không Việt Nam ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không kiểm tra công tác bảo dưỡng ngoại trường và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn tăng cường mức độ kiểm tra, giám sát.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ và báo cáo các cấp theo quy định.
Theo Khampha
Vụ máy bay Malaysia: Trung Quốc đưa thông tin "nhiễu"
Ngày 13/3, ông Li Jiaxiang, Giám đốc Cục hàng không dân dụng Trung Quốc, cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy hình ảnh các vật thể nổi trên Biển Đông.
" Vệ tinh Trung Quốc đã phát hiện những vật thể trôi và bốc khói... Tại thời điểm này chúng tôi không thể xác nhận các vật thể này có liên quan đến máy bay mất tích", Reuters dẫn lời ông Li nói với các phóng viên bên lề cuộc họp quốc hội tại Bắc Kinh ngày 13/3.
3 hình ảnh vật thể trên được chụp lúc 11h ngày 9/3, tức khoảng nửa ngày sau khi mát bay mất tín hiệu.
Ông Li cũng khẳng định rằng không có chứng cứ nào cho thấy quân đội Malaysia đang giấu giếm thông tin về máy bay mất tích, sau khi truyền thông và cư dân mạng Malaysia lên tiếng chỉ trích chính quyền nước này đang cố che đậy hoặc giấu giếm điều gì đó từ vụ máy bay mất tích.
Trước đó, hãng thông tấn Trung Quốc ngày 12/3 đã công bố một số bức ảnh chụp từ vệ tinh một vật thể nghi là mảnh vỡ từ chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines ở vùng biển phía Nam Việt Nam, tức gần với đường bay ban đầu của chuyến bay MH370.
Ngoài ra Trung Quốc còn lệnh cho tàu Hải tuần 31 và trực thăng đi kèm sẵn sàng chờ lệnh kéo xuống Biển Đông tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ chiếc máy bay mất tích.
Hải tuần 31 của Trung Quốc chuẩn bị lên đường tham gia tìm kiếm dấu vết máy bay Malaysia mất tích
Chưa hết, mặc dù chính phủ Malaysia không chính thức mời, song Bắc Kinh vẫn cử phái đoàn 13 thành viên hỗ trợ Malaysia tìm kiếm máy bay và trợ giúp gia đình của những hành khách Trung Quốc mất tích.
Thái độ sốt sắng của Trung Quốc trong việc tham gia tìm kiếm có thể được giải thích bằng sự kiện là gần hai phần ba trong số 239 người trên chuyến bay MH370 bị mất tích là công dân Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố nước này có trách nhiệm yêu cầu phía Malaysia đẩy mạnh quá trình tìm kiếm cũng như bắt đầu cuộc điều tra nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời.Là "một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á, vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ".
Theo Đât Viêt
Máy bay mất tích ngày càng nghiêm trọng và bí ẩn "Đây là một vụ việc nghiêm trọng và rất bí ẩn. Đánh giá về chuyên ngành, ngay cả nhà chế tạo máy bay là Boeing cũng không lý giải được tại sao". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu sau 5 ngày Việt Nam nỗ lực cùng với các nước tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay Beoing...