Máy bay Vietnam Airlines quay đầu để cấp cứu một trẻ em người Nhật
Theo thông tin mới nhận được từ Vietnam Airlines, chuyến bay VN384 của hãng khởi hành sáng 8/8 từ Hà Nội đi Haneda (Nhật Bản) sau hơn 1 giờ 45 phút cất cánh đã phải quay lại sân bay xuất phát nhằm cấp cứu cho hành khách là trẻ em người Nhật gặp vấn đề về sức khoẻ.
Máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Ảnh minh họa: TTXVN phát
Chuyến bay VN384 với 145 hành khách khởi hành đúng lịch trình từ sân bay Nội Bài. Khi bay đến đến khu vực Nanning, tổ bay thông báo có một trẻ em bị chảy máu cam. Tổ tiếp viên đã lập tức phối hợp hỗ trợ cấp cứu cho hành khách ngay trên máy bay. Do hành khách có hiện tượng chảy máu không ngừng, tổ bay đã quyết định cho máy bay quay trở lại Nội Bài để nhận sự trợ giúp y tế từ mặt đất.
Ngay khi nhận được thông báo, đại diện Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài đã triển khai các đơn vị sẵn sàng phối hợp tiếp cận máy bay nhanh nhất. Hành khách sau đó được bác sĩ quyết định chuyển về cấp cứu tại bệnh viện ở Hà Nội. Về phía Vietnam Airlines đã bố trí nhân viên đi cùng để hỗ trợ hành khách tốt nhất.
Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của khách đã ổn định và tiếp tục ở lại viện để theo dõi thêm. Dữ liệu ghi nhận hành khách là một em bé 10 tuổi người Nhật, đi cùng mẹ và chị gái.
Do quay lại để cấp cứu khách trẻ em, chuyến bay VN384 sau đó đã khởi hành chậm 275 phút so với kế hoạch ban đầu, ảnh hưởng tới kế hoạch đi lại của các hành khách khác trên chuyến bay. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hành khách, Vietnam Airlines đã triển khai các phương án cụ thể phục vụ khách nhỡ nối chuyến: đặt lại chuyến bay mới, phục vụ khách sạn cho khách tại Hà Nội, hoặc vận chuyển khách về nhà.
Tất cả hành khách trên chuyến bay VN384 dù không có được một hành trình như mong đợi nhưng đều thể hiện sự ủng hộ đối với cách xử lý của tổ bay, tiếp viên cũng như đại diện Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài khi đã đặt sức khỏe, sự an toàn của hành khách lên trên hết.
Chia sẻ về quyết định thông báo cho cơ trưởng quay lại Nội Bài, Tiếp viên trưởng Đoàn Thị Kim Thơ nói: “Với Vietnam Airlines, trong mọi trường hợp an toàn của hành khách luôn được ưu tiên số 1. Ngay khi thấy tình hình của hành khách nhí không an toàn khi máu chảy liên tục, trên chuyến bay lại không có bác sĩ trong khi đó hành trình dài 5 tiếng sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho sức khoẻ của bé, để đảm bảo an toàn cho bé, tổ bay đã nhanh chóng quyết định quay đầu về Nội Bài để đưa bé đi cấp cứu kịp thời. Tôi rất vui khi được biết hiện tại sức khoẻ của bé đã ổn định”.
Đa dạng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu vẫn đang phục hồi mạnh mẽ nhưng các yếu tố gây bất lợi tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đang xuất hiện.
Điều này đến từ thương mại toàn cầu đang phục hồi chậm lại do tác động từ xung đột giữa Nga - Ukraine cùng tình hình dịch bệnh bùng phát và chủ trương "Zero COVID" tại Trung Quốc. Do đó, để giảm sự lệ thuộc vào một số thị trường, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, tìm khách hàng mới để đẩy mạnh xuất khẩu.
Video đang HOT
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Nguồn cung ứng chậm lại
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, việc quốc gia này vẫn đang thực hiện các biện pháp phong tỏa do COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.
Thực tế cho thấy, mặc dù đơn hàng xuất khẩu dồi dào, hoạt động sản xuất phục hồi, lao động ổn định, song các ngành sản xuất chủ yếu đang phải gồng mình trong cơn "bão giá" vì hầu hết các chi phí sản xuất đầu vào đều tăng cao, do tác động kép từ đại dịch và xung đột Nga-Ukraine.
Theo đại diện một số doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất là tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và chi phí đầu vào gia tăng quá mạnh. Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp nào có tỷ trọng nguyên liệu mua trong nước cao sẽ thuận lợi hơn.
Lý do là hầu hết các ngành nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc, trong khi nước này đang thực hiện chính sách Zero COVID-19, khiến chuỗi cung ứng bị chậm lại. Không những thế, có thời điểm đã gây ùn tắc hàng hóa nghiêm trọng tại khu vực cửa khẩu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây sụt giảm kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua.
Mặt khác, xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc còn vướng mắc. Sở dĩ vậy do nhiều doanh nghiệp hai nước vẫn lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hơn nữa, hạ tầng giao thông và các dịch vụ logistics còn hạn chế nên nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được tháo gỡ kịp thời.
Tìm kiếm thị trường mới
Ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận chia sẻ, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là thanh long, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ trao đổi thường xuyên với Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để khuyến cáo và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tránh tập trung vào một cửa khẩu để hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa khi thu hoạch rộ.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài; trong đó, chú trọng thị trường Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, các quốc gia Trung Đông và các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như: Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Big C (Thái Lan)... để thông qua đó tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.
Trước những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa giai đoạn từ 2012-2025, ngoài Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc Nhật Bản, tỉnh Sơn La vẫn coi Campuchia là một thị trường xuất khẩu nhãn, mận tiềm năng.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều hợp tác xã trồng cây ăn quả ở Sơn La xuất khẩu nông sản thành công sang Campuchia. Chẳng hạn như Hợp tác xã xây dựng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Chấn Yên liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu mận; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bảo Lâm xuất khẩu nhãn...
Theo các chuyên gia, Campuchia là một thị trường gần với Việt Nam nhưng bên cạnh những hợp tác xã tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản, không ít hợp tác xã lại bỏ qua thị trường này.
Trong khi nếu muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sỹ, các hợp tác xã cần phải bảo đảm được các đơn hàng với số lượng lớn, đạt được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng như các chứng nhận hữu cơ quốc tế, trải qua nhiều công đoạn kiểm dịch thực vật phức tạp...
Hơn nữa, điểm thuận lợi trong xuất khẩu nông sản, hàng hóa sang Campuchia là quãng đường vận chuyển hàng ngắn và có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng.
Ngoài Campuchia, Lào cũng được đánh giá là một thị trường gần, giàu tiềm năng đối với nông sản, hàng hóa. Hợp tác xã Thủy sản Thanh Chăn (Điện Biên) có diện tích ươm nuôi thủy sản lên đến gần 5ha và thị trường tiêu thụ cá giống chủ yếu là các huyện vùng ngoài lòng chảo Điện Biên và xuất sang Lào, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Trần Văn Yên, Giám đốc Hợp tác xã Thuy sản Thanh Chăn cho biết, Lào và Việt Nam hiện có 7 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, 8 cặp cửa khẩu quốc tế, có 10 tỉnh giáp biên. Điều này giúp giao thương thuận lợi, quãng thời gian và chi phí được rút ngắn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á và thế giới.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc nâng cao tiêu chí chất lượng, đáp ứng các thị trường khó tính, việc tận dụng các thị trường gần như Lào, Campuchia, Thái Lan... là điều cần thiết. Bởi thị trường đầu ra cho hàng hóa luôn có nhiều biến động, nhất là khi dịch COVID-19 xảy ra, cước vận tải xuất đi các nước trên thế giới đang chưa có dấu hiệu dừng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nông sản chưa qua chế biến của Việt Nam hiện còn cao, khoảng 65%, nên việc xuất khẩu tươi sang các thị trường gần sẽ phần nào giải quyết được bài toán được mùa mất giá, giảm chi phí vận chuyển, phù hợp điều kiện đầu tư, từ đó từng bước tăng sức cạnh tranh.
ADVERTISING
00:00
Hơn nữa, dù là các nước nông nghiệp trong khu vực, nhưng các thị trường này cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi, thủy sản vì đặc điểm lệch mùa.
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương lưu ý các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ tại các nước châu Âu có trách nhiệm cao nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine để tìm cách chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại châu Âu.
Bởi với việc phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nếu tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bị kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Bên cạnh đó, theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc tiếp tục giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.
Bộ Công Thương hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp kháng kiện phòng vệ thương mại Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu....