Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn cấp trên mặt nước
Đó là tình huống khẩn nguy vừa được diễn tập bằng máy bay ATR-72 và Airbus 321 của Vietnam Airlines nhằm nâng cao an toàn hàng không. Cùng với tình huống này, tình huống khẩn nguy thoát hiểm khẩn cấp cũng được diễn tập.
Vietnam Airlines diễn tập các tình huống khẩn nguy
Cuộc diễn tập diễn ra tại Hangar số 4 – Công ty kỹ thuật máy bay Vaeco, Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, TPHCM.
Với mục đích đánh giá quy trình khẩn nguy, độ tin cậy của hệ thống trang thiết bị khẩn nguy và chứng minh năng lực thoát hiểm, hạ cánh trên mặt nước của các loại tàu bay, buổi diễn tập được bố trí kịch bản giả định về tình huống thoát hiểm khẩn cấp trong thời gian cất cánh của máy bay ATR-72, A321 và hạ cánh trên mặt nước của máy bay A321 trong điều kiện khai thác và thời tiết tốt.
Video đang HOT
Theo đó, ở tình huống thoát hiểm khẩn cấp, máy bay đang trên đường băng tăng tốc chuẩn bị cất cánh thì gặp sự cố, cơ trưởng hủy cất cánh và toàn bộ phi hành đoàn triển khai công tác thoát hiểm cho hành khách. Trong khi đó, ở tình huống hạ cánh trên mặt nước, máy bay Airbus A321 ở độ cao 10.000m gặp sự cố, cơ trưởng quyết định cho máy bay hạ cánh trên mặt nước, tiếp viên có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ hành khách thoát hiểm.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, cuộc diễn tập sơ bộ đã đáp ứng tốt các yêu cầu của nội dung diễn tập với thời gian thoát hiểm khẩn cấp trên máy bay ATR-72 là 9 giây, trên máy bay A321 là 11 giây (trong giới hạn thời gian tối đa là 15 giây) và thời gian chuẩn bị hạ cánh trên mặt nước của máy bay A321 là 8 phút 57 giây (trong giới hạn thời gian tối đa là 15 phút).
Trước đó, Jetstar Pacific và Vasco cũng đã thực hiện nội dung diễn tập này và đạt kết quả tốt. Dự kiến trong thời gian tới, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục triển khai diễn tập khẩn nguy với các nội dung tương tự trên các loại tàu bay Airbus A330 và Boeing 777, sau đó sẽ là dòng máy bay mới A350 và B787 để kiểm chứng và nâng cao khả năng ứng phó trong các tình huống khẩn nguy.
C.N.Q
Theo Dantri
Đình chỉ tổ bay VietJet Air vì hạ cánh "nhầm" đường băng
Hãng hàng không VietJet Air vừa đình chỉ tổ bay VJ8856 vì thực hiện hạ cánh nhầm đường băng khi đáp xuống sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Rất may không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong tình huống này.
Sự cố hạ cánh nhầm đường băng xảy ra hôm 16/10 vừa qua. Cục Hàng không Việt Nam đã khẩn trương tiến hành thu thập dữ liệu, xác minh và đánh giá sự cố.
"Kết quả ban đầu cho thấy sự cố xảy ra do lỗi của tổ lái của chuyến bay VJC8856. Kiểm soát viên không lưu Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh đã cấp và nhiều lần nhắc lại huấn lệnh cho phép tàu bay hạ cánh đường cất hạ cánh 02 (từ phía Nam sân bay). Trong quá trình này, cơ trưởng đã 2 lần nhắc lại đúng huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu nhưng vẫn thực hiện hạ cánh đầu 20 (từ phía Bắc sân bay, ngược với hướng đã được cho phép hạ cánh)" - lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay.
Máy bay VietJet Air hạ cánh nhầm đường băng tại sân bay Cam Ranh hôm 16/10
Theo Cục Hàng không Việt Nam, đây là lỗi nghiêm trọng, gây nguy hiểm đối với hoạt động bay, tiềm tàng nguy cơ trực tiếp dẫn tới tai nạn tàu bay, dù tình huống thực tế của sự cố chưa xảy ra nguy cơ xung đột tàu bay (chưa có tàu bay tiếp cận vùng trời sân bay để hạ cánh hoặc tàu bay được cấp huấn lệnh lên đường băng để cất cánh).
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá sơ bộ đây là sự cố loại C (mức độ uy hiếp an toàn cao). Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định đình chỉ tổ lái, quyết định thành lập đoàn điều tra sự cố để kết luận xử lý và ban hành các biện pháp phòng ngừa, trong đó quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi quyết định hạ nhầm đầu đường cất hạ cánh của tổ lái chuyến bay.
Liên quan đến sự cố này, trao đổi với PV Dân trí, đại diện VietJet Air cho biết: "Chúng tôi đã đình chỉ ngay tổ bay, yêu cầu giải trình và hợp tác điều tra với Cục Hàng không Việt Nam để làm rõ nguyên nhân tình huống trên. Đồng thời tổ chức giảng bình an toàn, huấn luyện lại các quy trình khai thác tiêu chuẩn để phòng ngừa và ngăn chặn các sự cố tương tự".
Cũng theo đại diện VietJet Air, đây là vi phạm do lỗi cá nhân của tổ bay và sẽ được xử lý kịp thời, nghiêm túc nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn trong hoạt động khai thác bay của hãng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Anh khởi đóng tàu tuần tra "ven bờ", phạm vi hành trình... 9000km Chiếc tàu tuần tra ven bờ lớp River đầu tiên mang tên HMS Forth trong dự án trị giá 348 triệu Bảng Anh đã bắt đầu được khởi công chế tạo. Theo Chinanews, trang tin tức Khoa học kỹ thuật quân sự quốc phòng Trung Quốc đưa tin, Tập đoàn vũ khí BAE Systems đã bắt đầu khởi công chế tạo chiếc tàu...