Máy bay vận tải Y-20 Trung Quốc lạc hậu so với A400M châu Âu
Báo TQ khoe Y-20 có kích thước và trọng tải lớn hơn, vẫn thua kém Airbus A400M về nhiều công nghệ, song tiềm năng phát triển mạnh do Trung Quốc có nhu cầu…
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc (nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 15 tháng 7 có bài viết cho rằng, là triển lãm hàng không lớn thứ hai thế giới, triển lãm hàng không Farnborough là ngày hội của công nghiệp hàng không và quốc phòng, triển lãm Farnborough năm nay cũng không ngoại lệ. Ngoài hoạt động bay biểu diễn đẹp mắt và máy bay chiến đấu tuyệt vời, máy bay chở khách và máy bay vận tải hạng nặng cũng là một dấu ấn đẹp của triển lãm.
Trong triển lãm hàng không Farnborough lân nay, máy bay chở khách Airbus A380 và Boeing 787 – vốn cạnh tranh “tối mặt tối mũi” trên thị trường hàng không dân dụng – sẽ tiếp tục khoe tài, trong khi đó, một “quái vật lớn” khác tham gia triển lãm của hãng Airbus là máy bay vận tải quân dụng A400M thì tỏ ra tương đối kín tiếng.
Máy bay vận tải A400M là máy bay vận tải quân dụng thế hệ mới do nhiều quốc gia châu Âu hợp tác thiết kế, nghiên cứu chế tạo và sản xuất, cũng là một chương trình hợp tác quân sự lơn nhât của châu Âu cho đến nay.
Các nước thành viên NATO của châu Âu đã phổ biến trang bị máy bay vận tải C-130 Hercules của Mỹ. Nhưng, cùng với sự thay đổi của thời gian, C-130 từng bước không theo kịp yêu cầu của chiến tranh hiện đại, thị trường máy bay vận tải chiến thuật thế giới tồn tại lỗ hổng to lớn, Airbus A400M đã nhìn trúng thời cơ, xuất hiện kịp thời.
Máy bay vận tải quân dụng Airbus A400M
Máy bay vận tải A400M đã lắp 4 động cơ cánh quạt tua bin có công suất mạnh, cộng với thiết kế khí động học ưu tú, tốc độ tuần tra của A400M lên tới 0,68 – 0,72 Mach, tốc độ kém không đáng kể so với máy bay vận tải cỡ lớn đã lắp động cơ phản lực.
Là một loại máy bay vận tải chiến thuật, máy bay vận tải A400M có thể cất cánh trên sân bay dã chiến có đường băng tương đối ngắn, điều kiện tương đối kém.
Máy bay vận tải A400M áp dụng thiết kế khoang chở hàng “mở rộng”, làm cho khả năng vận chuyển của nó rất xuất sắc, khi vận chuyển trang bị cỡ lớn, trong khoang chở hàng có thể xếp 2 máy bay trực thăng Apache hoặc 1 máy bay trực thăng Super Puma, khi vận chuyển các trang bị như xe bọc thép thì có thể chở 1 khẩu pháo tự hành M109A6 hoặc 3 xe chở bọc thép M113; khi chở quân thì có thể vận chuyển 120 lính dù hoặc binh sĩ được vũ trang hoàn toàn; khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ chiến trường, máy bay này có thể đồng thời vận chuyển 66 bộ cáng cứu thương và 10 nhân viên y tế.
Hơn nữa, căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ khác nhau, trong khoang chở hàng chỉ cần một người thì có thể hoàn thành cải tạo trong thời gian rất ngắn, sắp xếp phương án cố định vận chuyển hàng hóa tốt nhất.
Trong tất cả các loại máy bay vận tải của các nước trên thế giới, chỉ có A400M và C-17 Mỹ mới trang bị loại hệ thống quản lý tải trọng khoang chở hàng tự động hóa cao này.
Video đang HOT
Máy bay vận tải C-130 Mỹ
Từ máy bay vận tải của châu Âu và Mỹ, báo Trung Quốc lại liên tưởng đến máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 do nước này tự chế tạo, rồi đem so sánh nó với máy bay A400M.
Chỉ về kích thước và trọng lượng vận tải, máy bay Y-20 to hơn. Nhưng máy bay A400M được lợi từ thiết kế thân máy bay, động cơ, thiết bị tự động hóa tiên tiến, cho dù là về các chỉ tiêu cứng như tốc độ và hành trình, thì A400M cũng không thua Y-20.
Nhìn vào động cơ, Y-20 sử dụng 4 động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga; còn máy bay A400M sử dụng động cơ tua bin cánh quạt TP400-D6, hơn nữa có thể tiến hành tiếp dầu trên không, trên một số phương diện mà những máy bay vận tải động cơ phản lực cỡ lớn này lẽ ra phải có ưu thế, thì Y-20 lại không có ưu thế rõ rệt.
Về thiết bị máy bay, Y-20 vẫn nằm trong giai đoạn bay thử, thiết bị còn chưa hoàn thiện; Y-20 phải học hỏi về hệ thống phòng vệ của máy bay A400M, thiết bị phòng vệ bọc thép của thành viên tổ lái, kính chống đạn, cháy nổ khí trơ trong hệ thống nhiên liệu, công nghệ điểm hỏa/đánh lửa…
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Mỹ
Bài báo cho rằng, nhìn vào triển vọng phát triển, Quân đội Trung Quốc có “nhu cầu cấp bách” đối với các loại máy bay đặc chủng cỡ lớn, sự xuất hiện của Y-20 là rất cần thiết, trong tương lai có thể trở thành nền tảng để phát triển thành máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu, thậm chí có thể lấy Y-20 làm nền tảng, hình thành cụm máy bay quân dụng cỡ lớn nội địa.
Trong khi đó, máy bay A400M khi bắt đầu đã được thiết kế làm máy bay vận tải chiến thuật, tiềm năng cải tạo tương đối có hạn, hơn nữa châu Âu không có nhiều nhu cầu tác chiến như Mỹ, cho nên cuối cùng có thể thua xa về loại cỡ so với tiền bối của nó là C-130.
Nhìn vào nhu cầu sử dụng, lượng vận chuyển của Y-20 vẫn không bằng C-17 Mỹ, Trung Quốc tương lai có thể sẽ cần một loại máy bay vận tải chiến lược có lượng vận chuyển lớn hơn; còn A400M với tư cách là một loại máy bay vận tải chiến thuật, đã có thể đáp ứng nhu cầu hiện nay và trong một khoảng thời gian tương lai của các nước châu Âu.
Máy bay vận tải quân dụng C-2 Nhật Bản
Theo Giáo Dục
Máy bay quân sự Ukraine bị bắn rơi gần biên giới Nga
Một máy bay vận tải quân sự của Ukraine đã bị bắn rơi ở miền đông nước này ngày 14/7 trong khi đang giao tranh với lực lượng ly khai thân Nga. Giới chức Ukraine đã nghi ngờ máy bay này bị trúng tên lửa được bắn đi từ lãnh thổ Nga.
Xác chiếc An-26 sau khi bị bắn rơi.
Theo giới chức Ukraine, chiếc máy bay An-26 đã bị bắn ở độ cao 6.500 m. Phi hành đoàn may mắn sống sót, các nguồn tin cho biết.
Một tuyên bố trên trang web của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng chiếc máy bay vận tải An-26 đang tham gia "chiến dịch chống khủng bố" trong khu vực thì bị bắn rơi.
Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Valeriy Heletei cho hay một chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành nhằm tìm kiếm các thành viên phi hành đoàn mất tích.
Truyền thông Ukraine dẫn lời ông Andriy Lysenko, một phát ngôn viên của Ủy ban an ninh và quốc phòng Ukraine, nói rằng 8 người đã có mặt trên máy bay.
Trong một tin nhắn trên mạng xã hội Facebook, một số người tham gia vào "chiến dịch chống khủng bố" của Ukraine cho hay họ biết về số phận của 2 trong số những người có mặt trên máy bay và đang kiểm tra thông tin về những người khác.
Trong khi đó, lực lượng ly khai - vốn trước đó cho biết họ đã tấn công một máy bay tại vùng Luhansk - khẳng định đã bắt giữ phi hành đoàn và đang thẩm vấn họ tại thị trấn Krasnodon, các nguồn tin trên truyền thông Nga cho biết.
Hồi tháng trước, lực lượng ly khai cũng bắn hạ một trực thăng vận tải Il-76 của quân đội Ukraine khi nó chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Luhansk, làm toàn bộ 49 người trên khoang thiệt mạng.
Ukraine nghi ngờ Nga là thủ phạm
Ukraine cho hay chiếc máy bay vận tải An-26 "nhiều khả năng" bị Nga bắn rơi, làm gia tăng căng thẳng dọc biên giới giữa hai nước.
Các nguồn tin nói rằng chiếc máy bay vận tải đã bay khá cao nên các hệ thống tên lửa vác vai mà phe ly khai sử dụng không thể bắn trúng.
Kiev cho hay, chiếc máy bay đã bị bắn bằng "một tên lửa mạnh hơn" một tên lửa vác vai, có thể được bắn từ Nga.
Một phát ngôn viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine nói rằng họ nghi ngờ máy bay đã bị trúng tên lửa Greyhound hoặc đạn bị bắn đi từ một máy bay cất cánh từ Nga.
Nga hiện chưa đưa ra bình luận nào về cáo buộc trên.
Giao tranh gia tăng
Vào sáng sớm ngày 14/7, không quân Ukraine cho biết đã tiến hành 5 cuộc không kích mạnh tại miền đông trong một nỗ lực nhằm chấm dứt thế phong tỏa đối với một sân bay chiến lược tại thành phố Luhansk, hiện do phe ly khai kiểm soát.
Quân đội Ukraine sau đó cho biết sân bay đã được mở và quân đội đã giành lại quyền kiểm soát vài ngôi làng.
Trong khi đó, phe ly khai khẳng định đã phá hủy một đoàn hộ tống có vũ trang của Ukraine gần sân bay Luhansk.
Giao tranh trong khu vực đã tăng lên sau một vụ tấn công rocket của phe ly khai gần biên giới Nga hôm 11/7, trong đó ít nhất 19 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng.
Tổng thống Ukraine Poroshenko đã cam kết trả đũa cho vụ tấn công. Hôm qua, ông Poroshenko nói rằng các binh sĩ Nga đang chiến đấu cùng lực lượng ly khai - một cáo buộc bị Nga bác bỏ.
Căng thẳng đã gia tăng hồi cuối tuần qua khi Nga cáo buộc các lực lượng Ukraine nã pháo qua biên giới, làm 1 người chết và 2 người khác bị thương.
Ít nhất 15 dân thường cũng thiệt mạng tại Luhansk và Donetsk hôm 13/7.
Đức và Nga đã hối thúc các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Kiev và phe ly khai. Còn Mỹ và Anh đã nhắc lại các kêu gọi đề nghị Nga hành động để giảm căng thẳng ở miền đông Ukraine.
Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã chống lại chính phủ tại Kiev sau khi tuyên bố độc lập tại Luhansk và Donetsk hồi tháng 4.
Chính phủ Ukraine đã bắt đầu một "chiến dịch chống khủng bố" hồi tháng 4 để dẹp phong trào nổi dậy tại các vùng ở miền đông.
Hơn 1.000 người được cho là đã thiệt mạng do bạo lực ở miền đông Ukraine.
Trong khi đó, NATO đã cáo buộc Nga tăng cường lực lượng gần biên giới Ukraine.
Một quan chức NATO xác nhận rằng liên minh này đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể các binh sĩ Nga, nâng tổng số binh sĩ lên khoảng 12.000 người.
Nga đã phủ nhận việc ủng hộ và vũ trang cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine, và mời giới chức từ Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE0) giám sát biên giới Nga-Ukraine.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Ukraine đình chỉ nhiệm vụ Tham mưu trưởng quân đội Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, Thiếu tướng Alexander Shutava đã bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra máy bay vận tải quân sự IL-76 bị bắn rơi hôm 14/6 vừa qua. Hãng tin Unian của Ukraine dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Ukraine Mikhail Koval tối ngày 15/6...