Máy bay tuần tra P-8A Mỹ do thám căn cứ Du Lâm của Trung Quốc ở Biển Đông?
Theo The Drive, máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Mỹ vừa có chuyến bay gần đảo Hải Nam, xung quanh khu vực căn cứ hải quân của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hôm 15/5, tài khoản Twitter Golf9 chuyên theo dõi lộ trình di chuyển của máy bay phát hiện ra chiếc P-8A mang số hiệu 169010 của Hải quân Mỹ bay qua Biển Đông, vòng qua đảo Hải Nam rồi tiến vào Vịnh Bắc Bộ.
Chiếc P-8A sau đó quay đầu và rời khỏi khu vực theo lộ trình cũ. Theo The Drive, chiếc phi cơ của hải quân Mỹ bay cách bờ biển đảo Hải Nam gần 50km và bay qua căn cứ Hải quân Du Lâm của Trung Quốc.
Trinh sát cơ Mỹ được cho là vừa thực hiện chuyến bay do thám căn cứ quân sự của Trung Quốc. (Ảnh: The Drive)
P-8 Poisedon là máy bay do thám hiện đại của Hải quân Mỹ, được sử dụng trong nhiệm vụ giám sát các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. P-8 Poseidon được trang bị tháp pháo cảm biến hồng ngoại và quang điện, hệ thống radar giám sát trên biển AN/APS-154, hệ thống phát tín hiệu thông tin.
Golf9 chỉ ra rằng chiếc 169010 là một trong ít nhất 7 chiếc P-8A được trang bị AN/APS-154 có khả năng chụp ảnh chi tiết cả ngày và đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết, đồng thời có thể phát hiện mục tiêu di động.
Theo The Drive, Hải Nam là mục tiêu mà các chuyên gia Mỹ nhắm đến khi thiết kế và lắp đặt AN/APS-154. Hòn đảo này từ lâu được biết đến như mục tiêu tình báo của quân đội Mỹ và cộng đồng tình báo Mỹ.
Video đang HOT
Đường bay của chiếc P-8A do tài khoản Twitter @JapanRader công bố.
Tin tức về hoạt động của máy bay trinh sát Mỹ xuất hiện không lâu sau khi tờ SCMP loan tin tàu khu trục Mỹ được phát hiện di chuyển qua biển Hoàng Hải ngoài khơi Thượng Hải vào thời điểm Trung Quốc triển khai cuộc tập trận dài 11 tuần ở khu vực này.
Hình ảnh được Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) công bố cho thấy USS Rafael Peralta, khu trục hạm lớp Arleigh Burke xuất hiện cách bờ biển phía đông của Trung Quốc 214 km vào khoảng 8h sáng 15/5.
Đây là khu trục hạm thứ 2 của Mỹ hiện diện ở biển Hoàng Hải trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Chiến hạm này di chuyển vào Biển Hoa Đông và các vùng biển gần Trung Quốc từ ngày 3/5.
Trong dòng tweet đăng trên mạng xã hội hôm 15/5, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ xác nhận hoạt động của USS Rafael Peralta, khu trục hạm có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phòng không và tấn công.
USS Rafael Peralta xuất hiện vào thời điểm Trung Quốc hôm 14/5 bắt đầu cuộc tập trận quân sự mở rộng trên Biển Hoàng Hải với sự tham gia của 2 tàu sân bay. Cuộc tập trận kéo dài 11 tuần sẽ kết thúc vào ngày 31/7. Hải quân Trung Quốc đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tập trận vốn bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19.
Bình luận về động thái mới của Mỹ, chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cho rằng, Mỹ đang “đùa với lửa” khi gửi tàu chiến tới gần Trung Quốc vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Chiến hạm Mỹ di chuyển gần nơi Trung Quốc tập trận
Tàu khu trục Mỹ được phát hiện di chuyển qua biển Hoàng Hải ngoài khơi Thượng Hải vào thời điểm Trung Quốc triển khai cuộc tập trận dài 11 tuần ở khu vực này.
Hình ảnh được Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) công bố cho thấy USS Rafael Peralta, khu trục hạm lớp Arleigh Burke xuất hiện cách bờ biển phía đông của Trung Quốc 214 km vào khoảng 8h sáng 15/5.
Đây là khu trục hạm thứ 2 của Mỹ hiện diện ở biển Hoàng Hải trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Chiến hạm này di chuyển vào Biển Hoa Đông và các vùng biển gần Trung Quốc từ ngày 3/5.
Trong dòng tweet đăng trên Twitter hôm 15/5. Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ xác nhận hoạt động của USS Rafael Peralta, khu trục hạm có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phòng không và tấn công.
USS Rafael Peralta. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
"USS Rafael Peralta đã di chuyển trên Biển Hoa Đông trong tuần này", Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho hay.
USS Rafael Peralta xuất hiện vào thời điểm Trung Quốc hôm 14/5 bắt đầu cuộc tập trận quân sự mở rộng trên Biển Hoàng Hải với sự tham gia của 2 tàu sân bay. Cuộc tập trận kéo dài 11 tuần sẽ kết thúc vào ngày 31/7. Hải quân Trung Quốc đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tập trận vốn bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19.
Động thái mới của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng trên nhiều mặt trận bao gồm cả thương mại và quân sự.
Hôm 15/5, Tổng thống Trump nói ông thất vọng với cách Trung Quốc ứng phó với dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Đáp trả, Trung Quốc khẳng định quan hệ song phương với Mỹ mang lại lợi ích cho 2 quốc gia.
"Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ nên tiếp tục tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống đại dịch cũng như khắc phục hậu quả sau dịch bệnh. Chữa trị cho người mắc COVID-19 và khôi phục sản xuất, kinh tế là việc nên ưu tiên. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi Mỹ và Trung Quốc cần thêm các cuộc đàm phán", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên cho biết.
Theo SCMP, Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự quanh Trung Quốc những tháng gần đây bằng việc điều chiến cơ thực hiện 39 chuyến bay qua Biển Đông, Biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và Eo biển Đài Loan kể từ đầu năm.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cho rằng Mỹ đang "đùa với lửa" khi gửi tàu chiến tới gần Trung Quốc vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Collin Koh, chuyên gia từ Chương trình An ninh hàng hải, Đại học Nanyang, Singapore khẳng định trong khi Mỹ coi sự hiện diện của khu trục hạm là một hoạt động tự do hàng hải, Trung Quốc lại không cho là vậy.
Từ 5-15% ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc "tái dương tính" Theo số liệu vừa được các bác sỹ Bắc Kinh công bố, tỷ lệ dương tính trở lại trong các ca chữa khỏi Covid-19 ở Trung Quốc vào khoảng 5-15%. Ông Vương Quý Cường, Trưởng Khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh mới đây cho rằng, các bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại cho thấy virus trong...