Máy bay tàng hình Mỹ tập xuyên thủng lưới phòng không
Mỹ triển khai tiêm kích F-35, oanh tạc cơ B-2, UAV tàng hình RQ-170 diễn tập để kiểm tra khả năng xuyên phá lưới phòng không đối phương.
“Phi đoàn thử nghiệm và đánh giá số 53 đã tổ chức Sự kiện Thử nghiệm lực lượng Quy mô lớn (LFTE) ngày 4-6/8. Đợt diễn tập này giúp không quân Mỹ tìm kiếm và đề xuất phương án cải thiện chiến thuật và phối hợp hiệp đồng tác chiến điện tử giữa tiêm kích thế hệ 4 và 5″, không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 7/8.
Tiêm kích F-35A Mỹ diễn tập tại bang Alaska hôm 3/8. Ảnh: USAF.
Video đang HOT
Đợt diễn tập LFTE lần này đánh giá chiến thuật sử dụng tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 làm nhiệm vụ vô hiệu hóa lưới phòng không đối phương, hỗ trợ các phi cơ đồng đội trong môi trường tác chiến sát thực tế. Nội dung diễn tập xoay quanh hoạt động xâm nhập lưới phòng thủ đối phương, chế áp và tiêu diệt lực lượng phòng không cũng như tác chiến điện tử.
“Đợt diễn tập chủ yếu cho thấy hiệu quả của các phi cơ tàng hình với những mối đe dọa hiện đại. Chúng tôi tận dụng những công nghệ và chiến thuật mới phát triển để hạn chế điểm yếu, cũng như đẩy mạnh năng lực hiệp đồng liên binh chủng”, thiếu tá Theodore Ellis, trưởng phòng quân khí Phi đoàn số 53 thuộc Không đoàn số 53, cho hay.
Ngoài các máy bay tàng hình, quân đội Mỹ cũng triển khai tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle và chiến đấu cơ tác chiến điện tử EA-18G Growler tham gia đợt diễn tập.
Cha đẻ tiêm kích tàng hình Trung Quốc thừa nhận học hỏi từ Mỹ
Dương Vĩ, người thiết kế tiêm kích J-20, cho biết ông lấy cảm hứng phát triển phi cơ tàng hình Trung Quốc từ học thuyết của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 được phát triển dựa trên cảm hứng từ ý tưởng chế tạo máy bay và học thuyết tác chiến đường không của Mỹ, Dương Vĩ, tổng công trình sư Viện Thiết kế Máy bay Thành Đô (CADI), cho biết trong bài viết đăng trên tạp chí hàng không Trung Quốc Acta Aeronautica et Astronautica Sinica hồi tuần trước.
Dương Vĩ là người thiết kế J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng việc công khai thừa nhận học hỏi ý tưởng của Mỹ là cách giúp Dương Vĩ quảng bá chiến đấu cơ J-20, trong bối cảnh các nhà thiết kế nước này đang chạy đua phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 bay biểu diễn năm 2018. Ảnh: AFP.
Hai ứng cử viên hàng đầu hiện nay là biến thể sửa đổi của dòng J-20 do CADI phát triển và tiêm kích tàng hình FC-31 của Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương, vốn được coi là "tiêm kích F-35 phiên bản Trung Quốc". Cả hai dòng máy bay đã được phát triển từ lâu, trong đó J-20 được không quân Trung Quốc lựa chọn đưa vào biên chế.
Dương Vĩ cho rằng J-20 là giải pháp vượt trội so với chiếc FC-31, vốn được nghiên cứu dựa trên thiết kế từ thời Liên Xô. Ông cho rằng quân đội Mỹ chỉ mất 6 năm để thiết kế và sản xuất hàng loạt một dòng tiêm kích hạm đời mới.
"Nếu lãnh đạo Trung Quốc chọn FC-31 làm nền tảng tiêm kích hạm mới, họ sẽ mất ít nhất 10 năm để nó đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ. Khi đó Mỹ đã tiến xa hơn", một quan chức quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết.
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho rằng tổng công trình sư CADI muốn chứng minh J-20 không chỉ là tiêm kích thế hệ 5, mà còn là nền tảng ứng dụng nhiều công nghệ mới nhằm khắc phục các nhược điểm xuất hiện trên chiến đấu cơ tàng hình F-22 Mỹ.
"Các nhà thiết kế Trung Quốc trước kia chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy của Liên Xô và Nga, khiến họ tập trung vào năng lực chiến đấu của máy bay mà bỏ qua nhiều yếu tố khác như hệ thống điện tử và vũ khí", Zhou nói.
Tuy nhiên, J-20 có một số điểm yếu so với FC-31 trong vai trò tiêm kích hạm. Nó có khối lượng cất cánh tối đa tới 37 tấn, cao hơn nhiều so với mức 28 tấn của FC-31. Chiếc J-20 cũng dài hơn đối thủ khoảng 3 m, ít phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay hơn. Bù lại, J-20 đã được đưa vào biên chế không quân Trung Quốc, trong khi FC-31 mới chỉ dừng ở nguyên mẫu bay thử nghiệm.
Trung Quốc có thể hồi sinh tiêm kích tàng hình bị 'ruồng rẫy' Trung Quốc có thể đang điều chỉnh và nâng cấp dòng FC-31, vốn không tìm được khách hàng, để phục vụ lực lượng không quân hải quân. Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc cuối tháng 6 cho biết đang phát triển dự án tiêm kích mới, đặt mục tiêu thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm sau....