Máy bay rơi đẩy Putin lún sâu vào cuộc chiến ở Syria?
Cho đến khi có kết luận chính thức, giới chức Nga vẫn tuyên bố không loại trừ bất cứ giả thiết nào trong vụ phi cơ Nga rơi giữa sa mạc Ai Cập khiến 224 người tử nạn ngày 31.10. Do đó, nếu thảm kịch thực sự bắt nguồn từ một âm mưu khủng bố, Tổng thống Putin có thể bị lún sâu hơn vào cuộc chiến tại Syria.
Thảm kịch máy bay A321 rơi trên sa mạc Sinai của Ai Cập ngày 31.10 có thể đẩy Tổng thống Putin lún sâu vào cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Ngày 31.10, chiếc máy bay A321 của Nga gặp nạn khi đang trên đường từ thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập đến thành phố St. Petersburg của Nga với 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn, phần lớn là công dân Nga.
Nó biến mất khỏi màn hình radar chỉ 23 phút sau khi cất cánh và sau đó, được xác định bị rơi xuống một vùng hẻo lánh trên bán đảo Sinai, nơi lực lượng an ninh Ai Cập đang chiến đấu chống các nhóm phiến quân khủng bố, trong đó bao gồm cả các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS).
Chiếc máy bay Nga gần như bị vỡ nát và bị thiêu rụi sau khi rơi xuống mặt đất. Ảnh chụp hiện trường vụ tai nạn từ trên không.
Ngay sau khi máy bay Nga gặp nạn, IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm đánh bom. IS tuyên bố, chúng bắn rơi máy bay để “trả đũa các cuộc không kích của Nga tại Syria đã giết hại hàng trăm tín đồ Hồi giáo trên khắp lãnh thổ nước này”.
Video đang HOT
Trong khi các chuyên gia về khủng bố và hàng không đều tin rằng, IS không có khả năng bắn hạ máy bay Nga khi nó đang bay ở độ cao hơn 9.000 m, vẫn còn một giả thiết khác, được cho là nhiều khả năng xảy ra hơn. Đó là chiếc phi cơ Nga xấu số đã bị cài bom.
Giáo sư Michael Clarke, Tổng giám đốc của Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) ngày 2.11 nhấn mạnh, ông tin vào giả thiết, phi cơ Nga bị nổ tung trên bầu trời do bị đánh bom hơn là bị bắn hạ bởi tên lửa hoặc gặp trục trặc động cơ.
Theo ông Clarke, nếu máy bay gặp sự cố kỹ thuật, phi hành đoàn chắc chắn có đủ thời gian để gửi tín hiệu cấp cứu xuống mặt đất. Tuy nhiên, đã không có bất cứ tín hiệu cấp cứu nào từ chiếc máy bay xấu số được gửi đi.
Các điều tra viên tại hiện trường vụ tai nạn.
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ai Cập Hossam Kamal cũng khẳng định, máy bay chở 224 người của Nga không phát tín hiệu cấp cứu trước khi rơi xuống sa mạc Sina và không có dấu hiệu phi cơ gặp trục trặc kỹ thuật trước khi rơi.
“Cho đến khi vụ tai nạn xảy ra, chúng tôi chưa bao giờ được thông báo về bất cứ vấn đề gì trên máy bay. Chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ cuộc gọi cấp cứu nào”, ông tuyên bố.
Ngoài ra, cả hai động cơ của máy bay Nga còn vừa được kiểm tra định kỳ vào ngày 26.10 và không có bất cứ vấn đề kỹ thuật nào được phát hiện.
Như vậy, theo Foreign Policy, nếu chiếc máy bay xấu số của Nga bị thực sự đánh bom và thảm kịch này có liên quan đến một một âm mưu khủng bố, Tổng thống Putin có thể bị đẩy vào một tình thế khó khăn.
Nhà lãnh đạo Nga đã triển khai chiến đấu cơ tới Syria để tiêu diệt IS cũng như các nhóm khủng bố khác đang hoạt động tại đây kể từ ngày 30.9.
Nếu các chiến binh khủng bố trả đũa động thái trên bằng cách cài bom máy bay Nga, Tổng thống Putin có thể buộc phải dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Và quy mô của chiến dịch không kích chống IS của Nga có thể mở rộng ra ngoài lãnh thổ Syria.
Theo_24h
Chuyên gia Việt Nam nói gì việc Nga tham gia chống phiến quân IS?
Đại tá Lê Thế Mẫu bình luận tin tưởng việc Nga tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân IS có ý nghĩa thay đổi cục diện triệt để và sẽ mang lại thành công.
Trao đổi với hãng thông tấn Sputnik News (Nga), Đại tá Lê Thế Mẫu - nhà phân tích các vấn đề quốc tế cho biết: "Đáp ứng đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad, Nga sẽ gửi quân đến Syria để dành sự giúp đỡ cho nước này trong cuộc chiến chống phiến quân IS. Điều đó đã được quy định trong Hiến pháp của Liên bang Nga, đồng thời cũng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, và trong chừng mực Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết về đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, cụ thể là chống IS, thì động thái của Nga cũng bao hàm trong phạm trù văn kiện này".
Đại tá Lê Thế Mẫu.
Hành động của Nga khác biệt tận gốc rễ so với hành động của Mỹ. Một năm trước, Tổng thống Barack Obama đã công bố thành lập liên minh quốc tế chống IS, khi chưa hề có quyết định nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Thêm vào đó cũng không hề có ủy quyền hoặc sự đồng ý từ Chính phủ hợp pháp của Syria. Khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nhận định rằng nước Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong bài phát biểu gần đây tại kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Putin lưu ý, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng phải thực hiện điều đó trên cơ sở tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế.
"Tôi cho rằng việc Nga tham gia vào cuộc chiến đấu chống IS có ý nghĩa thay đổi cục diện triệt để và sẽ mang lại thành công", Đại tá Lê Thế Mẫu tin tưởng như vậy.
Hôm 30/9, Chánh văn phòng Điện Kremlin ông Sergei Ivanov thông báo, Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) đã chấp thuận việc sử dụng các lực lượng vũ trang Nga ở nước ngoài, qua đó cho phép không kích phiến quân IS ở Syria.
Ngay sau đó chỉ ít giờ, Không quân Nga đã sử dụng các máy bay cường kích Su-24, Su-25 thực hiện cuộc không kích đầu tiên vào các lực lượng phiến quân ở phía Tây Syria.
PV (theo Spnutnik)
Theo_Kiến Thức
Đưa quân vào Syria: Mỹ ngụy biện, Nga kể thành tích Mỹ nói không can dự vào cuộc nội chiến Syria dù cử đặc nhiệm và rót tiền giúp các lực lượng nổi dậy. Chân thành hay ngụy biện? Ngày 31/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định việc điều lực lượng đặc nhiệm đến Syria nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng của Tổng thống Mỹ Barack...