Máy bay quân sự rơi ở Phú Yên góc nhìn của tướng Hiệu
Chia sẻ cảm xúc vụ rơi máy bay quân sự sáng nay (26.8) ở Phú Yên, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam – cho biết, nguyên nhân của vụ việc sẽ sớm được điều tra làm rõ, nhưng cá nhân ông cảm thấy rất buồn…
“Gần đây, có khá nhiều các vụ tai nạn máy bay quân sự rơi, có vụ chúng ta làm rõ được nguyên nhân ngay, có vụ còn đang phải tìm hiểu. Tuy nhiên, cứ tai nạn, có chiến sĩ, phi công hy sinh là mình rất buồn. Còn đau đớn nào hơn thế” – tướng Hiệu chia sẻ cảm xúc.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. Nguồn: Internet
Riêng vụ máy bay rơi sáng nay, theo thông tin ban đầu là máy bay huấn luyện quân sự L-39. Tướng Hiệu cho biết, đây là dòng máy bay huấn luyện, chủ yếu Việt Nam nhập từ các nước Đông Âu cũ, trong đó có Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc).
Trang mạng wikipedia nói rõ thêm: Máy bay L-39 cất cánh lần đầu ngày 4.11.1968 và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô Viết, Tiệp Khắc và tất cả các nước thuộc khối Warszawa (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau. L-59, tên định danh trước kia là L-39MS, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc-bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.
Video đang HOT
Theo tướng Hiệu, hiện nay, vũ khí, khí tài phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của Việt Nam đang được hiện đại hóa lên một trình độ mới. Nhưng, những loại máy bay như L-39 vẫn còn được sử dụng phổ biến trong huấn luyện phi công ở Việt Nam. Số lượng ông không nắm rõ, nhưng ông khẳng định còn rất nhiều. Loại này, thường chỉ có 2 người ngồi khi bay, thường là một thầy và một học viên phi công.
Về nguyên nhân, tướng Hiệu nói: “Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt kỹ thuật hàng không của thế giới đang có những bước phát triển vũ bão. Thế nhưng, vẫn có nhiều vụ tai nạn hàng không xảy ra mà không tìm thấy nguyên nhân. Nhưng với vụ này, tôi nghĩ sẽ sớm tìm ra nguyên nhân thôi”.
Về quy trình huấn luyện phi công, tướng Hiệu tiết lộ, chúng ta hiện đã có thể chủ động thực hiện được việc này. Nơi tập trung đào tạo tập trung nhiều nhất là ở Trường Sĩ quan Phòng không – Không quân (Khánh Hòa). Trước đây, việc đào tạo phi công chủ yếu chúng ta cử đi ra nước ngoài, nhưng nay quân đội đã làm rất tốt việc này. Thậm chí, ta còn đào tạo phi công cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhiều nhất là Lào, Campuchia. “Trừ những phi công sử dụng và lái các loại máy bay hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật rất cao ta mới đưa ra nước ngoài đào tạo. Còn lại, ta đã có thể đào tạo được hết. Với trình độ như hiện nay, tôi nghĩ nguyên nhân từ phía kỹ thuật đào tạo là rất khó xảy ra”.
Được biết, đối với những học viên phi công quân sự, để hoàn thành những bài bay đơn giản hay phức tạp, họ không chỉ có ý tinh thần thép, sức khỏe hơn người mà còn phải tích cực học tập, nghiên cứu không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng để khai thác và làm chủ phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật, kịp thời xử lý các tình huống trên không…
Theo Dân Việt
Đã từng có 2 vụ tai nạn máy bay huấn luyện L-39 ở Việt Nam
L-39 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực đa tính năng do công ty Aero Vodochody (Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng hòa Czech) sản xuất từ cuối những năm 1960.
L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan) từ năm 1971 trở về sau.
Máy bay L-39 và trực thăng Mi-8 của trung đoàn 910 phối hợp bay huấn luyện
Aero Vodochody xuất khẩu hơn 2.800 chiếc L-39 tới 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. L-39 được thiết kế cho vai trò huấn luyện sơ cấp - cao cấp cho phi công quân sự.
Tuy nhiên, khi cần, máy bay huấn luyện L-39 có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, thậm chí là tác chiến không đối không.
Máy bay L-39 được trang bị 2 động cơ AI-25TL do Ukraine sản xuất, tốc độ bay tối đa đạt 980 km/h, tầm bay với lượng nhiên liệu cực đại là 1.750km, thời gian hoạt động 3 tiếng 50 phút, trần bay 11.000m.
Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, thùng dầu phụ.
Trong lịch sử quân đội Việt Nam đã có 2 vụ tai nạn xảy ra với L-39.
Ngày 29/4/2005, L-39 thuộc E910 của Trường Sĩ quan không quân Việt Nam đang bay trên bầu trời Nha Trang thì đột ngột chết máy. Phi công đã điều khiển máy bay bay ra biển và nhảy dù. Phi công bị thương nhẹ, còn người thượng tá, trung đoàn phó đã thiệt mạng.
Ngày 5/6/2007, trong lúc huấn luyện, chiếc L-39 thuộc Trung đoàn 910, Học viện Không quân Nha Trang, Quân chủng Phòng không Không quân - Bộ Quốc phòng xuất phát từ sân bay Thành Sơn đã không may va phải chim làm vỡ kính buồng lái, máy bay đâm xuống vùng biển thuộc thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách bờ 2 km.
Tai nạn làm 2 phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương thiệt mạng.
Theo Infonet
Máy bay huấn luyện phản lực L-39 và những tai nạn khó lý giải L-39 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực huyền thoại do công ty Aero Vodochody (Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng hòa Czech) sản xuất từ đầu những năm 1970. Hơn 2.800 chiếc L-39 được xuất khẩu tới 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. L-39 được thiết kế cho vai trò huấn luyện sơ cấp - cao...