Máy bay quân đội Mỹ bay trên không phận Hàn Quốc
Động thái này diễn ra sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm ngắn gần khu vực Hàn Quốc vài ngày trước.
Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots ngày 21/4 cho biết máy bay trinh sát E-8C của Không quân Mỹ và máy bay tuần tra P-3C của Hải quân Mỹ đã bay trên không phận Hàn Quốc.
Theo Đài KBS, Aircraft Spots không tiết lộ cụ thể thời gian bay, song nhiều ý kiến cho rằng vụ việc diễn ra vào sáng cùng ngày, dựa theo thời điểm đăng bài.
Máy bay trinh sát E-8C có chức năng trinh sát và thu thập thông tin tín hiệu của các đối tượng trên mặt đất và thiết bị ở độ cao từ 9 đến 12km. Máy bay tuần tra P-3C có nhiệm vụ tìm kiếm tàu ngầm bằng radar.
Trước đó, Triều Tiên có phóng một tên lửa tầm ngắn gần khu vực Hàn Quốc. Do đó, việc máy bay quân sự Mỹ xuất hiện trên không phận bán đảo Hàn Quốc được cho là hoạt động tăng cường giám sát động thái của Triều Tiên.
Video đang HOT
Trong khi đó, trong một phát biểu ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả lời những câu hỏi liên quan đến đàm phán Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ (SMA) trong cuộc họp báo thường kỳ về dịch Covid-19.
Theo đó, ông Trump yêu cầu Hàn Quốc chi trả nhiều hơn, và các cuộc đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự không liên quan đến việc giảm lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
Trước đó, biết Hàn Quốc đã đề xuất tăng 13% khoản tiền chi trả cho quân đội Mỹ đồn trú, nhưng ông Trăm đã từ chối đề nghị này.
Trên thực tế, các Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Hàn-Mỹ đã đạt thỏa thuận tạm thời, nhưng không thể đi đến thống nhất cuối cùng do vấp phải sự phản đối của Tổng thống Donald Trump.
Do đó, các chuyên gia cho rằng khó có thể dự đoán đàm phán giữa hai bên sẽ kết thúc khi nào.
Mỹ - Trung lại "khẩu chiến" về hoạt động quân sự ở Biển Đông
Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc của hải quân Mỹ về việc một chiến hạm Trung Quốc chiếu "laser cấp độ quân sự" nhằm vào máy bay trinh sát P-8A Poseidon hoạt động trên Biển Đông.
RT đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chia sẻ trên tài khoản WeChat sau lời cáo buộc từ quân đội Mỹ hồi tuần trước rằng, tuyên bố của hải quân Mỹ đơn giản "là không đúng sự thật".
Máy bay trinh sát hàng hải P-8A Poseidon của hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh các lực lượng quân sự nước này đang tiến hành một cuộc diễn tập thường kỳ trong khu vực.
Trước đó, hôm 27/2, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, máy bay trinh sát hàng hải P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đã bị tàu khu trục Type 052D mang số hiệu 161 của hải quân Trung Quốc chiếu "laser cấp độ quân sự" khi hoạt động cách phía tây đảo Guam khoảng 380 dặm vào một tuần trước đó.
Bằng "mắt thường" không thể phát hiện laser chiếu vào P-8A Poseidon mà "bộ cảm biến" trên máy bay đã phát hiện được vụ việc. Vị trí chính xác xảy ra vụ việc cách đảo Guam khoảng 610 km về phía tây và nằm trong vùng biển Philippines.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh, hành động của tàu khu trục Type 052D đã vi phạm Bộ Quy tắc về các vụ chạm trán không mong muốn trên biển (CUES) và Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trong đó, theo quy định của CUES, laser ở cấp độ vũ khí có nguy cơ gây hại nghiêm trọng cho phi hành đoàn và thủy thủ đoàn cũng như các hệ thống trên tàu chiến và máy bay quân sự.
Phía Bắc Kinh lại cho rằng, máy bay Mỹ đã hành động "có ý thù địch" và hoạt động thiếu chuyên nghiệp gây nguy hiểm cho cả hai bên.
Cũng theo Trung Quốc, máy bay P-8A đã thực hiện "trinh sát dài kỳ ở tầm thấp", đồng thời phớt lờ cảnh báo liên tiếp từ phía quân đội Trung Quốc.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn". Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.Lần gần nhất, vào sáng ngày 27/1, tàu tấn công ven bờ USS Montgomery của hải quân Mỹ đã di chuyển gần khu vực bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Đây là chiến hạm đầu tiên của hải quân Mỹ tiến hành tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông trong năm 2020.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Mỹ bán P-3C không vũ khí cho Argentina Theo Flight Global, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cân nhắc kế hoạch bán máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Orion cho Hải quân Argentina. Hiện Hải quân Argentina và Mỹ đã gần hoàn tất quá trình đàm phán thương vụ dự kiến trị giá hơn 78 triệu USD sẽ bao gồm 4 chiếc P-3C Orion cùng các trang thiết bị đi kèm...