Máy bay phát Wifi trong dự án của Facebook và Airbus vừa lập kỉ lục bay thử 25 ngày không nghỉ
Dự án máy bay không người lái phát internet, sử dụng năng lượng mặt trời do Facebook khởi động nay đã có chuyến bay thử không ngừng nghỉ dài tới 25 ngày.
Vào cuối tháng 06 vừa qua, Facebook đã công bố dừng nghiên cứu máy bay phát wifi không người lái nhằm cung cấp internet cho toàn nhân loại. Tuy vậy nhưng dự án đã được chuyển sang cho Airbus phát triển, phía Facebook sẽ tập trung vào phát triển hạ tầng phát internet thay vì nghiên cứu chế tạo máy bay.
Mới đây, Airbus cũng đã công bố kết quả chuyến bay thử nghiệm của mình. Thiết bị bay không người lái do Airbus phát triển đã cất cánh trên bầu trời châu Âu và bay liên tục không ngừng nghỉ trong suốt 25 ngày, 23 giờ, 57 phút.
Máy bay Zephyr S HAPS (Vệ tinh tầm cao) được cất cánh từ Arizona vào ngày 11 tháng 07 và đã hoàn thành chuyến bay dài nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Cơ quan không gian của Airbus đã đưa ra thông báo về chuyến bay này và xác nhận kỷ lục thế giới mà nó đã đạt được.
Máy bay không người lái Zephyr nặng 75 kg với sải cánh dài tới 25 mét đã bay liên tục nhiều ngày trên độ cao 21.000 mét. Dự kiến chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò như một vệ tinh tầm thấp, phát tín hiệu internet cho con người và nó có thể hoạt động rất lâu nhờ nguồn năng lượng chủ yếu lấy từ ánh sáng mặt trời.
“Đây là một chuyến bay thử nghiệm rất thành công, đánh dấu mốc lớn trong chương trình Zephyr. Nó đã phá vỡ kỷ lục về chuyến bay dài nhất và cũng vượt cả kỳ vọng ban đầu của chúng tôi.” Jana Rosenmann, trưởng nhóm phát triển sản phẩm tại Airbus cho biết.
“Chúng tôi sẽ dành những ngày tới đây để phân tích số liệu kỹ thuật thu được từ chuyến bay này để chuẩn bị cho một chuyến bay thử nghiệm khác tại Tây Úc.”
Theo cafebiz
Những "lâu đài bay" tư nhân đắt giá nhất thế giới
Thiết kế của các máy bay tư nhân được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng để mang đến sự thoải mái tối ưu và đi kèm với đó là mức giá đắt đỏ tương xứng.
Gulfstream G500: Với giá 44 triệu USD, G500 chưa phải là máy bay đắt nhất của hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Gulfstream nhưng đây là máy bay mới nhất của hãng này. G500 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ cuối năm nay. (Ảnh: Gulfstream)
Máy bay G500 có nội thất sang trọng với ghế ngồi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (Ảnh: Gulfstream)
Video đang HOT
G500 cũng được trang bị internet tốc độ cao nhanh gấp 30 lần so các đối thủ khác. (Ảnh: Gulfstream)
Gulfstream G650ER: G650ER có giá khoảng 66,5 triệu USD và là mẫu máy bay "sang chảnh" nhất của hãng Gulfstream. Với tầm hoạt động lên tới hơn 12.000 km, G650ER có thể thực hiện các chuyến bay băng qua Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)
Nội thất của G650ER cũng được thiết kế theo phong cách sang trọng bằng các vật liệu như da, gỗ hay đá đắt tiền. (Ảnh: Gulfstream)
Toàn bộ khoang máy bay đều có thể được điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh. (Ảnh: Gulfstream)
Bombardier Global 7000: Tương tự G650ER, Global 7000 là máy bay tư nhân được sản xuất để phục vụ các chuyến bay dài và thiết kế theo yêu cầu nhất định của khách hàng. Máy bay có giá 73 triệu USD này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ nửa cuối năm nay. (Ảnh: Bombardier)
Khoang máy bay Global 7000 có thể được điều chỉnh theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trở thành phòng ăn tối rộng rãi. (Ảnh: Bombardier)
Một "nhà hát" di động trên Bombardier Global 7000. (Ảnh: Bombardier)
Global 7000 thậm chí có cả phòng ngủ riêng. Đây là thiết kế quan trọng của máy bay này để phục vụ cho hành khách trong những chuyến bay dài. Tầm hoạt động của Global 7000 hơn 13.600 km. (Ảnh: Bombardier)
Embraer Lineage 1000E: Đây là máy bay cải tiến dựa trên mẫu máy bay thông dụng Embraer E190 và có giá khoảng 53 triệu USD. (Ảnh: Embraer)
Không gian rộng rãi của Lineage 1000E đủ chỗ cho một giường ngủ và phòng tắm lớn ngay trên máy bay. (Ảnh: Embraer)
Thiết kế ấn tượng của Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Nội thất sang trọng bên trong Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Airbus ACJ319Neo: Máy bay ACJ319Neo của hãng Airbus có tầm hoạt động hơn 12.500 km và có thể bay thẳng từ Los Angeles, Mỹ tới Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Airbus)
ACJ319Neo có giá khoảng 101,5 triệu USD trước khi lắp đặt nội thất. (Ảnh: Airbus)
Boeing 787-8 BBJ: Đây là mẫu máy bay hiện đại có giá tới 224 triệu USD của hãng Boeing. Năm 2016, tập đoàn HNA của Trung Quốc dành thêm 100 triệu USD để biến mẫu máy bay này thành máy bay tư nhân. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Không gian bên trong Boeing 787-8 BBJ đủ sức chứa 40 người. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Phòng ngủ thiết kế sang trọng trên máy bay Boeing 787-8 BBJ. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Khu vực nhà tắm với sàn nhà trải đá ấm trên máy bay của Boeing. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Boeing 747-8 Intercontinental BBJ: Được mệnh danh là "Nữ hoàng Bầu trời", siêu máy bay của Boeing có giá khoảng 403 triệu USD trước khi được điều chỉnh riêng theo yêu cầu của khách hàng. (Ảnh: Boeing)
Tổng diện tích không gian bên trong chiếc Boeing 747 này lên tới 445 m2. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ngủ được thiết kế rộng và ấm cúng của siêu máy bay Boeing. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ăn rộng rãi trên Boeing 747-8. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Thành Đạt
Theo Dantri
Hé lộ chuyên cơ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau Để thực hiện các chuyến công du có khoảng cách xa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thường sử dụng chuyên cơ Airbus A310, được in biểu tượng lá phong đặc trưng. Máy bay này trực thuộc quyền quản lý của Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada. Thủ tướng Justin Trudeau bước ra từ chuyên cơ A310-300 tại sân bay Nội Bài sáng...