Máy bay P-8A Mỹ quay chụp trực tiếp tàu khu trục Type 052C Trung Quốc
Hải quân Mỹ sẽ kết hợp máy bay P-8A với máy bay không người lái cỡ lớn RQ-4N Triton để tăng cường tuần tra trinh sát các vùng biển trong khu vực như Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Hải quân Trung Quốc do máy bay tuần tra P-8A Mỹ quay chụp
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 27 tháng 3 đưa tin, gần đây, trang mạng Vimeo Mỹ đã đăng một đoạn video về phi đội máy bay tuần tra VP5 của Quân đội Mỹ trong cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Nhật năm 2014, trong đó đã xuất hiện hình ảnh máy bay tuần tra P-8A Quân đội Mỹ quay chụp tàu khu trục tên lửa Type 052C của Hải quân Trung Quốc ở cự ly gần.
Nội dung máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Quân đội Mỹ trong đoạn video này đã đặc biệt gây chú ý cho dư luận, trong đoạn video không chỉ có hình ảnh máy bay tuần tra săn ngầm P-8A bay tuần tra, hơn nữa cũng đã xuất hiện hình ảnh tàu khu trục Aegis Type 052C Trung Quốc và tàu ngầm lạ.
Hiện nay, ít nhất có hai máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của phi đội tuần tra VP-5 luân phiên triển khai ở Kadena, Okinawa, sức chiến đấu tổng thể của P-8A tương đương gấp 5 lần máy bay tuần tra P-3C. Ngoài ngư lôi, bom săn ngầm, thuỷ lôi, nó còn có thể lắp tên lửa chống hạm và có năng lực thu thập tình báo phạm vi lớn.
Hải quân Mỹ hy vọng kết hợp máy bay P-8A với máy bay không người lái cỡ lớn RQ-4N Triton (bay cao và trong thời gian dài), mở rộng rất lớn không gian tuần tra và trinh sát, tiến hành giám sát liên tục đối với các vùng biển tình nghi; RQ-4N phụ trách thông qua liên kết dữ liệu để truyền thông tin liên quan mục tiêu tiềm tàng dò tìm được tới máy bay P-8A, hỗ trợ cho nó theo dõi và tấn công mục tiêu.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ cất cánh ở Australia vào tháng 4 năm 2014 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu TQ).
Mùa hè năm 2014, sự kiện đối đầu trên không ở vùng trời Biển Đông được tiết lộ trên truyền thông quốc tế, được giải thích là biểu hiện tranh đoạt lẫn nhau giữa Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Khi đó, một chiếc máy bay tuần tra trên biển P-8A Poseidon Mỹ xuất phát từ Okinawa, bay tới Biển Đông tiến hành trinh sát. Đây cũng là một phần của hoạt động thu thập tình báo “thường lệ” của Quân đội Mỹ.
Điều bất ngờ là, khi máy bay P-8A bay tới khu vực cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 220 km về phía đông, đã bị máy bay chiến đấu J-11B của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đánh chặn cự ly gần.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Dương Vũ Quân cho rằng, quan điểm “máy bay quân sự Trung Quốc đánh chặn” là không có cơ sở, Quân đội Mỹ đến gần Trung Quốc tiến hành trinh sát với tần suất cao mới là căn nguyên gây ra sự kiện bất ngờ trên biển, trên không.
Cũng liên quan đến vấn đề này, gần đây, các trang mạng và dư luận Trung Quốc đã để tâm nhiều tới việc Mỹ triển khai máy bay tuần tra P-8A tiên tiến ở Biển Đông.
Theo báo chí Trung Quốc vào đầu tháng 3, Quân đội Mỹ ngày 25 tháng 2 ra thông cáo báo chí cho hay, trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 21 tháng 2 năm 2015, phi đội The Pelicans lực lượng hàng không Hải quân Mỹ đã lái máy bay tuần tra săn ngầm P-8A thực hiện nhiệm vụ tuần tra trinh sát ở bầu trời trên biển ngoài đảo Luzon, Philippines. Trong thời gian đó, lực lượng hàng không Quân đội Mỹ và hải, không quân Philippines đã cùng trinh sát trên không ở Biển Đông.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc do Quân đội Mỹ chụp được (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc, ngay từ năm 2012, Quân đội Mỹ đã triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở Philippines, từ năm 2013 trở đi, Mỹ đổi sang sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến hơn, tốc độ cao hơn P-8A. Trong năm 2014, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A đã xuất hiện trong nhiều sự kiện Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông như ở vùng biển bãi Cỏ Mây hay trong thời gian Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 gây sóng gió với Việt Nam – PV.
Tuyên bố của phía Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ triển khai máy bay tuần tra P-8A cho Hạm đội 7 đã thể hiện Hải quân Mỹ tập trung cho thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, bao gồm ưu tiên cung cấp và nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị tiên tiến cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc như học giả hay dùng võ mồm và “chửi đổng” – thiếu tướng La Viện đã gọi Mỹ là “giặc cướp”, cho rằng, Mỹ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8A ở Philippines, đã từ “hành vi trộm cắp” biến thành “hành vi ăn cướp trắng trợn”.
Theo chuyên gia Trung Quốc, Mỹ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8A ở Biển Đông chủ yếu là để do thám các động thái tàu ngầm hạt nhân – nhất là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc bố trí ở căn cứ Tam Á, đảo Hải Nam – căn cứ này đang được Hải quân Trung Quốc xây dựng trọng điểm.
Nhưng, theo báo Trung Quốc, chỉ dựa vào máy bay P-8A thì không thể tìm kiếm, theo dõi có hiệu quả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ can thiệp Biển Đông, trước hết là tăng cường mức độ giám sát Biển Đông, nắm tình hình hàng ngày hàng giờ xảy ra trên Biển Đông, đồng thời cung cấp tin tức về Biển Đông theo thời gian thực cho Philippines.
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Gần đây, Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas còn có một số tuyên bố hiếm thấy về Biển Đông. Robert Thomas kêu gọi Nhật Bản mở rộng khu vực tuần tra của không quân tới Biển Đông; báo Trung Quốc bình luận cho rằng, trạng thái “Mỹ-Nhật cùng ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông đã hình thành”.
Ngoài ra, Robert Thomas cũng kêu gọi ASEAN thành lập lực lượng liên hợp trên biển để tuần tra Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc bành trướng “đường lưỡi bò”. Các nhà lãnh đạo ASEAN như Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã coi yêu sách này là không có căn cứ pháp lý, tức là một loại yêu sách bất hợp pháp. Như vậy, dư luận quốc tế đang đòi hỏi Trung Quốc phải biết mình là ai trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế – PV.
Theo Giáo Dục
Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu khu trục Type 052C thứ 5 ở Hoa Đông
Tàu này đặt tên là Tế Nam, số hiệu 152, trang bị cho Hạm đội Đông Hải, dùng để tấn công tàu nổi, tàu ngầm, cảnh giới tầm xa, tác chiến phòng không...
Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu khu trục tên lửa Tế Nam số hiệu 152 Type 052C.
Tờ "Giải phóng quân" Trung Quốc ngày 22 tháng 12 đưa tin, sáng cùng ngày, tại quân cảng ở Chu Sơn, một thành phố ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu chiến Tế Nam, đánh dấu một tàu khu trục tên lửa mới chính thức gia nhập hàng ngũ chiến đấu, tàu chiến thế hệ thứ ba tiếp tục sử dụng tên Tế Nam để đặt tên đã chứng kiến lịch sử không ngừng phát triển từ duyên hải ra biển xa của Hải quân nước này.
Theo bài báo, phương thức đặt tên tàu chiến hải quân của các nước không phải đều tương đồng, tiếp tục sử dụng tên tàu chiến nghỉ hưu trong lịch sử là cách làm thường thấy của hải quân nhiều nước. Tại buổi lễ, lãnh đạo Hạm đội Đông Hải đã nhận cờ và công bố chứng nhận đặt tên cho tàu Tế Nam, chi đội trưởng một chi đội tàu khu trục tên là Nghiêm Chính Minh đọc lệnh đặt tên, khái quát lịch sử của tàu Tế Nam.
Tàu Tế Nam thế hệ thứ nhất thu được từ chiến dịch vượt sông, là tàu tuần phòng bờ biển mà hải quân Quốc Dân Đảng tiếp nhận từ Quân đội Nhật Bản sau thắng lợi trong chiến tranh, tháng 3 năm 1950 đặt tên là tàu Tế Nam, tháng 10 năm 1975 đã sử dụng làm bia ngắm và bị bắn chìm.
Tàu Tế Nam thế hệ thứ hai là chiếc đầu tiên của tàu khu trục thế hệ thứ nhất do Trung Quốc tự thiết kế chế tạo, tháng 12 năm 1971 biên chế, sau khi nghỉ hưu vào tháng 11 năm 2007 đã đưa vào trưng bày ở Bảo tàng hải quân Thanh Đảo, các lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân từng đến thăm con tàu này.
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu này đã đặt nền tảng cho Trung Quốc chế tạo tàu chiến mặt nước cỡ lớn, trước sau đã thực hiện hơn 1.400 cuộc thử nghiệm trang bị, được gọi là "tiên phong mở đường thử nghiệm trang bị hải quân", đồng thời lập công "nhất đẳng tập thể".
Tàu Tế Nam thế hệ thứ ba được biên chế ngày 22 tháng 12 năm 2014 là tàu khu trục tên lửa thế hệ mới do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, cùng loại với tàu Trường Xuân và tàu Trịnh Châu, được gọi là tàu "Aegis Trung Hoa".
Theo bài báo, tàu Tế Nam có số hiệu là 152, biên chế nhiều vũ khí trang bị mới do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có thể độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác tấn công tàu chiến, tàu ngầm, có năng lực cảnh giới dò tìm tầm xa va tác chiến phòng không khu vực khá mạnh.
Đây là tàu Aegis Trung Hoa Type 052C thứ 5 của Hải quân Trung Quốc, 4 chiếc trước lần lượt là tàu Lan Châu số hiệu 170, tàu Hải Khẩu số hiệu 171 (thuộc Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông) và tàu Trường Xuân số hiệu 150, tàu Trịnh Châu số hiệu 151 (biên chế cho Hạm đội Đông Hải). Tàu này dài 155 m, rộng 17 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 5.700 tấn, lượng giãn nước đầy là 6.400 tấn.
Vũ khí trang bị của tàu 052C gồm 1 khẩu pháo 100 mm nòng đơn, 2 pháo phòng thủ gần 730, 48 quả tên lửa phòng không HHQ-9, 8 quả tên lửa chống hạm YJ-62. Phần đầu tàu này đã lắp 4 anten mảng pha kiểu cố định cỡ lớn. Tầng trên anten có 8 mặt, mỗi mặt rộng khoảng 3,9 m, cao khoảng 4,6 m, nghiêng vào trong 15 độ, còn 4 mặt nghiêng góc 45 độ của trục chính mỗi mặt lắp một giàn anten, loại bố trí này tương tự tàu khu trục lớp Arleigh-Burke Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc khoe "Aegis Trung Hoa" vượt "Lá chắn thần" Nhật Bản Trung Quốc đang thực thi chiến lược bá quyền trên biển bằng cách phát triển hàng loạt những khu trục hạm có khả năng phòng không - phòng thủ tên lửa rất mạnh. Trung Quốc ồ ạt hạ thủy và biên chế khu trục hạm Type 052D Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ những hình ảnh về 2 chiến...