Máy bay Nga-Mỹ lại chạm trán
Một chiến đấu cơ MiG-31 Foxhound của Nga đã bay gần một máy bay tuần tra của Mỹ trong phạm vi 15 m ở khu vực Viễn Đông hồi tuần trước. Đây là vụ chạm trán mới nhất sau hàng loạt vụ việc giữa máy bay quân sự Nga và Mỹ thời gian gần đây.
“Hôm 21-4, một máy bay tuần tra P-8 của Hải quân Mỹ đã thực hiện chuyến bay thường kỳ ở không phận quốc tế đã bị một chiến đấu cơ MiG-31 của Nga chặn ở gần bán đảo Kamchatka” – trang tin Washington Free Beacon hôm 28-4 dẫn lời phát ngôn viên Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ – tư lệnh Dave Benham.
Vị tư lệnh này nói thêm: “Trước hành động chặn đầu thiếu chuyên nghiệp này, phía Mỹ đã sử dụng các biện pháp ứng phó thích hợp thông qua các kênh ngoại giao và quân sự”.
Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cho biết sự việc xảy ra gần TP Petropavlovsk-Kamchatsky của Nga, phía đông nam bán đảo Kamchatka.
Khi đó, máy bay MiG-31 của Nga áp sát máy bay tuần tra và chống hạm P-8 của Mỹ ở cự ly chỉ khoảng 15 m.
Chiến đấu cơ MiG-31 của Nga. Ảnh: Sputnik
Video đang HOT
Giới quan sát cho rằng các chuyến bay của máy bay P-8 của Mỹ là một phần trong nỗ lực nhằm do thám hoạt động triển khai tàu ngầm mang tên lửa của Nga ở Petropavlovsk, theo Washington Free Beacon.
Đại tướng Joseph Dunford, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết ông đã ba lần liên hệ với người đồng cấp Nga -Thượng tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng của Không quân Nga, để cảnh báo đối với các hành động khiêu khích có thể xảy ra, theo RT.
Ông Dunford và Gerasimov đều đã đồng ý không đi sâu chi tiết về vụ việc trên, song ông Duford nói thêm rằng vụ việc này đã tạo ra “một nguy cơ về tính toán sai lầm có thể được xem là lớn hơn so với thời Chiến tranh lạnh” – theo trang Military.
Kamchatka là trung tâm quân sự của Nga ở Thái Bình Dương và được cho là địa điểm tập trung các lực lượng quân sự nhằm đáp lại ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á. Đây là vụ chạm trán mới nhất sau hàng loạt vụ việc giữa máy bay quân sự Nga và Mỹ thời gian gần đây.
Hôm 14-4, một máy bay Su-27 của Nga cũng áp sát trực thăng trinh sát RC-135 của Mỹ ở cự ly chỉ khoảng 15 m. Hai ngày trước đó, hai chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã bay vòng quanh tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở biển Baltic. Mỹ đã lên tiếng chỉ trích các hành động trên là “tấn công giả định” của các phi cơ Nga.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội hôm qua 27-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho rằng những vụ chạm trán gần đây là dấu hiệu cho thấy căng thẳng đang leo thang ở châu Âu, đặc biệt là những năm trở lại đây kể từ khi Crimea sáp nhập Nga và xung đột Ukraine.
Ông Carter cũng nói rằng các vụ việc xảy ra gần đây thật sự “nguy hiểm” và có thể dẫn tới xung đột.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Báo chí Trung Quốc bài bác hợp đồng tàu ngầm Úc
Báo chí Trung Quốc nhận định Úc đã tránh được "viễn cảnh tồi tệ nhất" khi chọn Pháp thay vì Nhật thực hiện hợp đồng đóng 12 tàu ngầm thế hệ mới, tuy nhiên cũng cảnh báo đồng minh của Mỹ đừng nên gây rối thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Thời Báo Hoàn Cầu ngày 27-4 đã chỉ trích hợp đồng tàu ngầm của Úc sẽ củng cố sức mạnh chiến lược của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh chiến lược của Trung Quốc.
Thời Báo Hoàn Cầu nhận xét: "Canberra cần biết rằng kế hoạch đóng tàu ngầm dù có độc lập hay không thì vẫn sẽ là một phần trong trò chơi địa-chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ được dùng như con bài trao đổi trong cuộc đối đầu chiến lược trong khu vực".
Bài viết cũng kêu gọi chung rằng các đồng minh của Mỹ không tham gia tranh chấp ở biển Đông (trong đó có Úc) đừng tác động vào tranh chấp từ bên ngoài. Bài viết ấy còn ngầm đe dọa rằng Úc càng ủng hộ Mỹ triển khai trong khu vực thì quan hệ kinh tế với Trung Quốc càng bị thiệt hại và khi gia tăng sức ép quân sự lên Trung Quốc thì cuối cùng cũng sẽ đi ngược lợi ích quốc gia của Úc.
Úc là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, đã cùng với Mỹ phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông. Chương trình cải tạo đất quy mô của Trung Quốc để xây dựng tiền đồn ở biển Đông đã làm Mỹ và các nước khác lo ngại Trung Quốc quân sự hóa và củng cố vị thế ở vùng biển tranh chấp.
Báo Japan Times ghi nhận thật vậy, Trung Quốc luôn dè chừng hợp đồng tàu ngầm của Úc là dấu hiệu mối quan hệ chiến lược Mỹ-Nhật-Úc tiếp tục phát triển, đồng thời Washington đang tìm cách trao một phần gánh nặng an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương cho các đồng minh.
Nhà phân tích Nick Bisley ở ĐH La Trobe (Úc) nhận định Trung Quốc tỏ thái độ hài lòng vì Nhật không giành được hợp đồng tàu ngầm của Úc nhưng thật ra Trung Quốc không quá quan tâm đến hợp đồng đó mà chỉ quan tâm rằng một trật tự thế giới đang tìm cách chống lại lợi ích của Trung Quốc.
Cùng một lập luận ngăn chặn các nước can dự vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông, phát biểu tại Hội nghị về tương tác và xây dựng các biện pháp tin tưởng ở châu Á ngày 28-4 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua thương lượng giữa các bên liên quan trực tiếp.
Báo South China Morning Post nhận định đây là quan điểm lâu nay Trung Quốc vẫn tuyên bố và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã từng phát biểu như thế trong Hội nghị về tương tác và xây dựng các biện pháp tin tưởng ở châu Á hai năm về trước.
ANH ĐÀO - TNL
Theo_PLO
Nga "tiếp sức" quân sự cho "nỗi ám ảnh" của Mỹ Nga đang bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran trước dự kiến và hai bên có thể sẽ tiếp tục ký kết thêm các hợp đồng vũ khí mới. Đó là thông tin vừa được Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga ông Alexander Fomin đưa ra hôm qua (26/4). Khi đươc...