“Máy bay MH370 đã rơi thẳng đứng xuống Ấn Độ Dương”
Một đội tìm kiếm do các nhà toán học chỉ đạo cho rằng nhiều khả năng chiếc máy bay MH370 đã rơi thẳng đứng, đâm thẳng xuống nước, khiến phần thân không vỡ ra, lý do khiến không có dấu tích của mảnh vỡ hay vết dầu loang nào tại Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Goong Chen cho rằng máy bay MH370 đã rơi thẳng đứng xuống Ấn Độ Dương. (Ảnh: Sputnik)
Sputnik cho biết Tiến sĩ Goong Chen, nhà toán học ứng dụng tại trường Đại học Texas A&M (My) là trưởng nhóm tìm kiếm nêu trên, gồm nhiều chuyên gia của nhiều viện nghiên cứu thuộc các trường đại học nổi tiếng của Mỹ và Viện nghiên cứu Năng lượng và Môi trường Qatar (QEERI).
Thông qua tính toán và các thử nghiệm bằng máy tính, nhóm chuyên gia này cho rằng chiếc máy bay đã rơi thẳng đứng, đâm thẳng xuống nước và phần thân đã không bị vỡ ra. Đây là giả thuyết hợp lý bởi sau hơn một năm tìm kiếm, các lực lượng cứu hộ không tìm thấy bất kỳ một mảnh vỡ hay vết dầu loang trên mặt nước tại vùng biển phía nam Ân Đô Dương, nơi được cho là điểm dừng cuối cùng của MH370.
“Khoảnh khắc cuối cùng của chiếc máy bay MH370 sẽ là một điều bí ẩn cho đến khi hộp đen của nó được tìm thấy”, Tiến sỹ Goong Chen nói. “Nhưng hiện giả thuyết có cơ sở nhất là chiếc máy bay đã lao thẳng xuống biển theo phương thẳng đứng”.
Theo Sputnik, để đi đến nhận định trên, nhóm chuyên gia đã giả định 5 tình huống rơi máy bay, bao gồm tình huống tương tự vụ phi công một chiếc máy bay của hãng US Airway hạ cánh an toàn xuống giữa dòng sông Hudson ở thành phố New York hồi năm 2009 sau khi cả 2 động cơ bị hỏng trên không.
Video đang HOT
Rơi thẳng đứng là hướng rơi êm nhất. (Ảnh: Sputnik)
Nhóm chuyên gia cho biết qua tính toán, rơi thẳng đứng là hướng rơi xuống nước êm nhất trong toàn bộ 5 tình huống giả lập. Với tình huống này, áp lực lên phần thân máy bay không lớn, bởi vậy, phần thân có thể vẫn còn nguyên trước khi chìm xuống đáy biển.
Ngoài ra, Tiến sĩ Chen còn nhận định rằng trong trường hợp này, phần cánh của chiếc phi cơ MH370 đã gãy lìa khỏi phần thân ngay khi máy bay rơi xuống biển. Tuy nhiên, nó có thể đã chìm cùng với những mảnh vỡ khác có khối lượng lớn, khiến đội cứu hộ không tìm thấy.
Chiếc Boeing 777 chở 239 hành khách và phi hành đoàn đã mất tích bí ẩn khi đang trong hành trình từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 8/3 năm ngoái. Chỉ khoảng một giờ sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã biến mất khỏi radar, khả năng lớn nhất có thể xảy ra là rơi xuống Ấn Độ Dương.
Sputnik News cùng Daily Express nhận định phát hiện kể trên là lời giải thích tốt nhất cho việc vì sao cuộc tìm kiếm quốc tế trên một quy mô rộng lớn ở nam Ân Đô Dương với nhiều thiết bị hỗ trợ trong hơn một năm vẫn không đem lại kết quả gì.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Sputnik
"Dòng nước ngầm có thể cuốn xác máy bay và 2 phi công ra xa"
Đây là nhận định của ngư dân Nguyễn Văn Như, sống ở đảo Phú Quý và có trên 30 năm kinh nghiệm đi biển, kinh nghiệm với con nước ở đảo này. Anh Như nhận định đấy có thể là nguyên nhân khiến cho việc tìm kiếm máy bay Su 22 tốn nhiều thời gian.
Cách đây 5 ngày, 2 máy bay Su-22 của Không quân Việt Nam mất tích, và theo lời kể của ngư dân Nguyễn Phùng thì cha con ông thấy 2 máy bay trên rớt xuống biển, ở vị trí gần đảo Phú Quý. Những ngày tiếp theo, các mảnh vỡ của 2 máy bay này được tìm thấy và trục vớt ở khu vực cách đảo Phú Quý trên 10km về phía Tây Nam.
Dù vậy, công tác tìm kiếm và trục vớt vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, thông tin về 2 phi công điều khiển 2 chiếc máy bay Su 22 vẫn khá mơ hồ.
2 tàu thăm dò tại khu vực tìm kiếm (ảnh: Trọng Vũ)
Theo một ngư dân có trên 30 năm kinh nghiệm đi biển như anh Nguyễn Văn Như, người rất rành con sóng, con nước của đảo Phú Quý thì việc tìm kiếm ở vùng biển Phú Quý đúng là không hề đơn giản.
Năm nay 41 tuổi, nhưng đã đi biển từ năm 12 tuổi, đồng thời sống từ nhỏ đến lớn ở đảo Phú Quý, nên anh Như khá rành đảo này, cũng như rành vùng biển Phú Quý. Anh Như cho rằng: "Có thể khi máy bay rơi, thoạt nhìn thì 2 máy bay rơi gần nhau, nhưng khi chìm xuống biển, có thể 2 máy bay cách nhau vài cây số, chưa kể các mảnh vỡ mỗi thứ văng ra một chỗ khác nhau".
Ngư dân Nguyễn Văn Như nói về con nước ngầm ở biển Phú Quý (ảnh: Trọng Vũ)
Cũng theo anh Nguyễn Văn Như, con nước ở vùng biển xung quanh đảo Phú Quý cũng gây ra nhiều trở ngại cho công tác tìm kiếm, anh nói thêm: "Con nước ngầm ở vùng biển Phú Quý có khả năng đẩy các mảnh vỡ của máy bay ra xa nhau, hoặc đẩy đi xa so với vị trí mà máy bay rớt xuống ban đầu!".
Tàu Kiểm ngư (ảnh: Trọng Vũ)
... Và tàu Biên Phòng Phú Quý đang làm nhiệm vụ (ảnh: Trọng Vũ)
"Cách nay chừng 15 năm, hồi đó đảo Phú Quý đang trong quá trình xây dựng, từng có chuyện tàu chở xe xúc đất ra đảo gặp sự cố, xe chìm xuống đáy biển. Hồi đấy người ta biết rõ vị trí xe xúc bị chìm, vậy mà chưa kịp trục vớt, ít lâu sau thợ lặn lặn xuống, xe xúc chìm dưới đáy biển vốn nặng hàng tấn đã bị dòng nước ngầm đẩy ra xa so với vị trí ban đầu vài ngàn mét, chứ đừng nói mảnh vỡ máy bay" - anh Như kể thêm.
"Dòng nước ngầm ở vùng biển Phú Quý rất mạnh!" - ngư dân giàu kinh nghiệm Nguyễn Văn Như kết luận.
Trọng Vũ
Theo Dantri
Vớt được 3 mảnh thân máy bay Su-22 Ngày 19/4, lực lượng cứu nạn được tăng cường phương tiện để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả tìm kiếm 2 máy bay Su-22. Đây là ngày thứ tư, tính từ 16/4, khi 2 chiếc Su-22 bị rơi trên vùng biển Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, lực lượng cứu nạn hỗn hợp gồm nhiều binh chủng đã làm việc với tinh thần...