Máy bay Malaysia vẫn gửi tiếng “ping” sau khi mất liên lạc
Vệ tinh đã bắt được những xung điện tử yếu “ping” của máy bay Malaysia sau khi nó mất liên lạc radar với mặt đất. Tuy nhiên, tín hiệu này không cho biết máy bay mất tích hướng về đâu cũng như số phận của nó.
Sau 7 ngày mất tích, số phận của chiếc máy bay Malaysia vẫn là một bí ẩn.
Theo tờ Straits Times của Singapore, thông tin được 2 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra máy bay mất tích của Malaysia cho biết vào ngày 13/3.
Tuy nhiên những tiếng “ping” cho thấy các hệ thống xử lý sự cố của máy bay đã được bật và sẵn sàng liên lạc với vệ tinh. Điều này cho thấy máy bay với 239 người trên khoang ít nhất đã có khả năng liên lạc sau khi mất liên lạc với trạm không vận Malaysia.
Theo các nguồn tin, hệ thống chuyển những tiếng “ping” như vậy khoảng 1 giờ một lần. Và 5-6 tiếng “ping” đã được nghi nhận.
Tuy nhiên nguồn tin cũng nhận định chỉ riêng tiếng “ping” không chứng minh được khả năng máy bay lúc đó ở trên không hay trên mặt đất.
Hiện cuộc tìm kiếm quốc tế với sự tham gia của ít nhất 13 nước vẫn tiếp tục được tiến hành trên một vùng rộng lớn ở Vịnh Thái Lan, Biển Andaman và cả phai phía (đông, tây) của bán đảo Malaysia. Mỹ đã cử tàu, máy bay tìm kiếm và cho biết khu vực tìm kiếm được mở rộng tới tận Ấn Độ Dương.
Khu vực tìm kiếm hiện bằng diện tích của Hungary.
Thông tin về tiếng “ping” hé lộ chỉ một khe sáng nhỏ đối với bí ẩn mất tích của máy bay Malaysia. Hiện câu hỏi liệu máy bay có gặp trục trặc kỹ thuật, có bị cướp, hay có tai nạn nào khác xảy ra trên máy bay vẫn chưa có lời giải đáp.
Video đang HOT
Nguồn tin cho biết, mặc dù hệ thống xử lý sự cố hoạt động, không có liên lạc dữ liệu nào được mở, bởi các công ty liên quan đã không đăng ký nhận dữ liệu như vậy với nhà điều hành vệ tinh.
Boeing Co, đơn vị sản xuất chiếc máy bay 777 bị mất tích, và hãng Rolls-Royce,nhà cung cấp động cơ Trent, từ chối bình luận về những thông tin trên.
Trước đó, giới chức Malaysia phủ nhận thông tin cho rằng máy bay vẫn tiếp tục gửi dữ liệu kỹ thuật cũng như máy bay vẫn bay tiếp khoảng 4 tiếng sau khi mất liên lạc với trạm không vận vào sớm ngày thứ bảy.
Tờ Wall Street Journal đưa tin các nhà điều tra hàng không Mỹ và giới chức an ninh nội địa tin rằng máy bay mất tích đã bay tổng cộng 5 tiếng. Thông tin này của họ được đưa ra dựa trên dữ liệu được tự động tải và gửi về mặt đất từ các động cơ của máy bay, một phần của chương trình theo dõi và bảo dưỡng cơ bản của nhà sản xuất.
Giới chức Malaysia khẳng định liên lạc dân sự cuối cùng của máy bay là ở bắc Vịnh Thái Lan. Trong khi đó radar quân sự của họ cho thấy máy bay có thể đã chuyển hướng về phía tây, sang hẳn bờ bên kia của bán đảo Malaysia, hướng về Biển Andaman.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Máy bay Malaysia mất tích: Hùng hậu lượng khí tài đổ xô tìm kiếm
Tính đến cuối ngày 12.3, đã có 42 tàu, 39 máy bay và 11 vệ tinh, có thể phát hiện vật thể bằng quả bóng chày, của 12 quốc gia tham gia tìm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương đưa chiến hạm USS Kidd DDG100 Arleigh Burke tham gia tìm kiếm máy bay MH370 ở biển Đông - Ảnh: Thục Minh
Nhật Bản và Brunei là hai nước sẽ bắt đầu gửi phương tiện tham gia trong hôm nay 13.3.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tham gia tìm kiếm một máy bay bên ngoài lãnh thổ xứ Phù Tang, mặc dù nước này vẫn thường xuyên tham gia các cuộc cứu trợ thảm họa thiên nhiên trên thế giới, gần nhất là siêu bão Hải Yến ở Philippines.
Trong thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra trên đất Nhật cách đây 3 năm, chính phủ Nhật đã nhận sự hỗ trợ từ Malaysia.
Được biết Nhật Bản sẽ đưa 4 máy bay quân sự và tùy vào nhiệm vụ cùng khu vực tìm kiếm được phân công mà nước này sẽ đưa thêm thiết bị phù hợp. Đội Nhật Bản sẽ gồm Lực lượng tự vệ và Cảnh sát biển.
Khả năng của các thiết bị hiện có trên bầu trời và mặt biển vùng tìm kiếm ở biển Đông rộng 50.000 km2 và biển Malacca rộng 43.000 km2 - theo tổng hợp của hãng tin Reuters và CNS News - như sau:
Vệ tinh:
- 10 vệ tinh của Trung Quốc có khả ghi nhận những vật thể có kích thước nhỏ đến 0,5 m.
- Vệ tinh Rukmini, còn gọi là GSAT-7, của hải quân Ấn Độ đã từng quét qua vùng có chiều dài đến 2.000 hải lý (hơn 3.700 km) trong Ấn Độ Dương.
Máy bay do thám: gồm các loại P-3 Orion, trực thăng hải quân Seahawk, máy bay vận tải quân sự C-130 của các nước Mỹ, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, New Zealand và Úc. Trong đó:
- Radar máy bay P-3 có thể phát hiện vật thể nổi có kích thước bằng quả bóng chày.
- Camera hồng ngoại trên các trực thăng có thể hoạt động trong đêm và quét qua một vùng rộng đến gần 2.060 km2 trong vòng 3 giờ rưỡi.
Chiến hạm USS Kidd DDG100 Arleigh Burke (bên trái) có trực thăng hộ tống - Ảnh: Thục Minh
- Máy bay do thám không người lái ScanEagle trên tàu hộ tống tên lửa của Singapore có thể do thám liên tục trong 24 giờ
- Thiết bị sonar dò âm thanh tàu ngầm trên máy bay Seahawk có thể dò tín hiệu từ các hộp đen và thiết bị nhắn tin khẩn cấp trên máy bay.
Chiến hạm: của Malaysia, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đều có thiết bị sonar có thể "nghe" được tiếng vọng từ sự va chạm của mảnh vỡ hay hộp đen trong nước và đáy biển.
Ngoài ra, tàu tìm kiếm và cứu hộ nước sâu 6 (DSAR 6) được trang bị trên tàu cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue của hải quân Singapore có thể bơi tự do trong nước ở độ sâu đến 500m.
Những cuộc tìm kiếm máy bay kéo dài trong lịch sử hàng không thế giới Chuyện lực lượng tìm kiếm đa quốc gia hùng hậu đã 6 ngày chưa tìm ra tông tích chiếc máy bay Boeing 777-200 với 239 hành khách thật ra cũng không phải là chuyện lạ. Lật tìm lịch sử hàng không thế giới, có nhiều cuộc tìm kiếm máy bay kéo dài đến hàng năm: - Ngày 1.6.2009: Máy bay Airbus 330 mang số hiệu chuyến bay AF447 của hãng Air France với 228 người trên đường bay từ Brazil về Pháp đã rơi xuống Đại Tây Dương. Một ngày sau, giới chức Brazil khẳng định tìm thấy mảnh vỡ của máy bay rải dài đến 5 km ở vùng biển phía đông bắc nước này. Tuy nhiên, phần thân chính của máy bay mang cả hai hộp đen chỉ được tìm thấy sau đó 2 năm. - Ngày 1.1.2007: Máy bay Boeing 737-400 mang số hiệu chuyến bay nội địa KI574 với 102 người của hãng Adam Air, Indonesia, rơi cạnh đảo Sulawesi. 10 ngày sau, một ngư dân địa phương nhặt được đuôi máy bay ở ngoài biển, nhưng hộp đen chiếc chỉ được tìm thấy 7 tháng sau. - Ngày 2.9.1988: Máy bay McDonnell Douglas MD-11 của hãng Swissair của Thụy Sỹ mang số hiệu chuyến bay SR111 với 229 người cắm đầu xuống vùng biển Nova Scotia, Canada khi đang bay từ Mỹ về Thụy Sĩ. Phải mất đến 5 ngày người ta mới tìm thấy được hộp đen dù khu vực các mảnh vỡ máy bay văng ra đã được xác định chỉ có kích thước 30 m x 70 m. - Ngày 19.12.1997: Máy bay Boeing 737-300 của hãng SilkAir, Singapore, rơi xuống sông Musi cạnh thành phố Palembang của Indonesia, làm tử vong toàn bộ 97 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Ngay hôm sau, 2 mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy, nhưng hộp đen chỉ được phát hiện 8 ngày sau. - Ngày 12.8.1985: Máy bay Boeing 747 của hãng Japan Airlines, Nhật Bản, khi bay từ thủ đô Tokyo đến thành phố Osaka đã đâm vào vách núi, làm chết 520 trong số 524 người trên máy bay. Do thời tiết xấu và trời tối, lực lượng cứu hộ chỉ đến được hiện trường vào sáng hôm sau. Phần đuôi máy bay chỉ được tìm thấy nhiều ngày sau đó ở địa điểm cách hiện trường đến 200 km. Đây là vụ tai nạn làm chết nhiều người nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại cho đến nay.
Theo TNO
Vẫn chưa có dấu vết máy bay Malaysia mất tích Ngày 13-3, công tác tìm kiếm chiếc máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích đã bước sang ngày thứ 6. Mặc dù rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng cho đến nay, điều quan trọng là chiếc máy bay đang ở đâu vẫn là một bí ẩn. Vật thể lạ do vệ tinh Trung Quốc chụp được...