Máy bay Malaysia mất tích: “Thôi nhé! Chúc ngủ ngon!”
“Thôi nhé! Chúc ngủ ngon!” là những từ cuối cùng phát ra từ buồng lái trên máy bay hãng Malaysia Airlines mất tích, lần đầu tiên được công bố trong cuộc họp tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 12.3, giữa đại diện chính quyền Malaysia và người thân hành khách trên máy bay mất tích. Tuy nhiên nhà chức trách Malaysia không nói rõ ai nói.
Các quan chức hàng không dân dụng Malaysia công bố thông tin trên trong cuộc họp với khoảng 400 người thân của những hành khách trên máy bay mất tích, tại khách sạn Metropark Lido, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 12.3, theo trang tin Straits Times (Malaysia).
Hơn 2/3 trong số 239 hành khách trên máy bay Boeing 777-200 (mang số hiệu MH370 đi từ Malaysia đến Bắc Kinh) mất tích ngày 8.3 là người Trung Quốc.
Cuộc họp giữa đại diện chính quyền Malaysia và Trung Quốc sáng 12-3- Ảnh: EPA
Bất bình và giận dữ vì đến nay vẫn chưa phát hiện chiếc máy bay mất tích, người thân gia đình các hành khách đã đề nghị có một cuộc họp với đại diện chính quyền Malaysia. Cuộc họp kéo dài 2 giờ liền với nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
Hôm qua 11.3, thân nhân hành khách mất tích cũng đã từ chối nhận hỗ trợ tài chính 31.000 nhân dân tệ (5.000 USD) mà phía Malaysia Airlines đề xuất, theo AFP.
“Chúng tôi không quan tâm đến tiền. Chúng tôi quan tâm đến máy bay và những người trên đó”, AFP dẫn lời người thân của một hành khách Trung Quốc, đến từ tỉnh Sơn Đông, nói.
Truyền thông và cư dân mạng Malaysia cũng chỉ trích chính quyền nước này đang cố che đậy hoặc giấu diếm điều gì đó từ vụ máy bay mất tích, theo AFP.
Tờ The Malaysian Insider, tờ báo hàng đầu Malaysia, ngày 12.3 đăng tải bài viết dẫn lời các nhà phân tích chỉ trích chính quyền Malaysia thiếu năng lực quản lý và kiểm soát công tác tìm kiếm và cứu hộ máy bay mất tích.
Video đang HOT
Liên quan đến việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, Trung Quốc, Malaysia và Singapore là những quốc gia đang có lực lượng phối hợp với Việt Nam tham gia tìm kiếm tại khu vực vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Các phương tiện này phải chịu sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Việt Nam.
Trung Quốc đang là quốc gia gửi nhiều phương tiện nhất đến Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia chở phần lớn công dân nước này hiện mất tích.
Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trung Quốc cử 6 tàu, 4 máy bay đến vùng biển được khoanh vùng máy bay Boeing 777, số hiệu MH370 bị mất liên lạc.
Trao đổi với báo chí sáng nay 12.3, Phó tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Võ Văn Tuấn, cho biết đến cuối giờ chiều qua đã có một số máy bay, tàu của Trung Quốc đi vào lãnh hải, không phận của Việt Nam triển khai hoạt động tìm tiếm.
Hiện tại, Trung Quốc, Maylaysia và Singapore đang là những lực lượng phối hợp tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Nghĩa là các phương tiện này phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo điều hành, chỉ huy trực tiếp của Việt Nam vì đang hoạt động trong vùng lãnh hải, không phận của Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn cho biết hiện tại sở chỉ huy tìm kiếm do Việt Nam điều hành đã phân tầng bay, chia khu vực tìm kiếm trên biển cho các phương tiện nước ngoài để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
Trong ngày 12.3, Maylaysia có 4 máy bay và 9 tàu; Singapore có 3 tàu, 2 máy bay đang triển khai rà soát các khu vực nghi có máy bay mất tích.
Về phía Việt Nam, các máy bay sẽ liên tục nối đuôi nhau cất cánh, tìm kiếm mở rộng về phía đông. Cụ thể từ 7 độ 00 phút – 9 độ 45 phút vĩ độ bắc và 105 – 107 kinh độ đông.
Theo ANTD
Cấp phép cho phi cơ nước ngoài vào tìm kiếm máy bay mất tích
- Chiều 11/3, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích...
Mở rộng tìm kiếm máy bay về mũi Cà Mau
Xung quanh việc tìm tung tích chiếc máy bay của hãng Hàng không Malaysia mất tích, chiều nay (11/3), Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia rà soát, đánh giá việc triển khai các công việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay B772, chuyến bay MAS370 của Malaysia Airlines, kể từ khi không liên lạc được với tàu bay.
Tại cuộc họp, để bảo đảm an toàn cho việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay mất tích và các hoạt động bay thương mại thường ngày, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Phòng Quản lý hoạt động bay chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm, điều hành an toàn các tàu bay tìm kiếm trong khu vực khả nghi và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bay khác tại Việt Nam.
Về công tác bảo đảm an ninh hàng không trong nước, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, ngay từ ngày 8/3 các Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã triển khai việc tăng cường an ninh cấp độ 1 theo chỉ đạo tại công điện của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Các cảng hàng không khác đã triển khai xong từ ngày 9/3. Qua kiểm tra, giám sát của Cục Hàng không Việt Nam, các đơn vị đã tuân thủ đúng quy định, đầy đủ các biện pháp tăng cường.
Về vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, ông Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, đến thời điểm hiện tại việc đi lại của hành khách bằng máy bay vẫn diễn ra bình thường, không có xáo trộn.
"Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu từ Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích sẽ tiếp tục triển khai với tất cả khả năng của chúng ta. Vì vậy, thời gian có thể còn kéo dài", ông Thanh khẳng định.
Máy bay Việt Nam tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: Dân Trí.
Phát hiện đốm trắng khác lạ trên mặt biển
Trong một diễn biến liên quan, để tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, sáng nay Quân chủng Phòng không không quân Việt Nam đã điều 2 máy bay AN26, 1 trực thăng và một DHC 6 tìm kiếm máy bay mất tích trên biển. Một chiếc AN26-161 cất cánh lúc 7h45 và AN26-287 cất cánh lúc 8h. Trong 2 máy bay Việt Nam, một chiếc mở rộng hướng tìm kiếm về mũi Cà Mau.
Ngoài ra, phía Tổng Công ty Trực thăng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị 1 máy bay MI và 1 SUPER, sẵn sàng tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có lệnh. Ví trí tìm kiếm hôm nay đã được mở rộng về phía Vũng Tàu và mũi Cà Mau.
Trong buổi tìm kiếm sáng nay các máy bay và tàu Hải quân không phát hiện dấu hiệu gì khả nghi. Tuy nhiên, đến 13h20, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, sau khoảng một giờ ra khu vực nghi vấn, máy bay CASA 8981 phát hiện đốm trắng tại tọa độ 7độ 59"17"-103độ 103"44"05", về phía đông nam Thổ Chu 80 hải lý (khoảng 150 km). Trong khi đó, CASA số hiệu 8982 không ghi nhận bất thường sau hành trình từ sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Cần Thơ rồi đến đảo Thổ Chu tìm kiếm trên khu vực 6.400 km2.
Theo Phi Đội trưởng Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy, thời tiết khá thuận lợi và chiếc CASA giữ độ cao 300 m so với mặt biển. Mọi hình ảnh phát hiện đều được chụp lại, phân tích chuyển dữ liệu về Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển ở Hà Nội. Đây là loại máy bay được trang bị hệ thống tuần thám biển, chuyên tuần tra biên giới, quan sát, phát hiện dầu loang, dầu tràn trên biển, phòng cháy rừng... CASA có thể hạ độ cao xuống 100 m so với mặt biển và được trang bị camera "mắt thần" quan sát ở cự ly 3000 m.
Sau phát hiện trên, đến khoảng 14h20 cùng ngày, trực thăng MI 171 số hiệu 8431 đã bay ra tọa độ máy bay CASA phát hiện đốm trắng khác thường, cách mũi Cà Mau 100 hải lý để tìm kiếm và xác minh vật thể lạ này....
Như vậy, kể từ khi vụ máy bay Malaysia mất tích (hôm 8/3) đến hôm nay, Việt Nam đã điều động hàng chục máy bay và tàu Hải quân đi tìm kiếm trên các vùng biển nghi vấn máy bay Malaysia mất tích. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trong suốt quá trình tìm kiếm máy bay nước bạn mất tích những ngày qua, các tàu Hải quân của ta đã tiếp cận và vớt được một số vật thể nổi trên biển nghi là của máy bay mất tích do phía Malaysia thông báo và các nước yêu cầu kiểm tra, xác minh. Tuy nhiên, đây đều không phải là các bộ phận của chiếc máy bay mất tích.
Theo một thống kê của Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia, đến nay đã có hàng chục tàu và máy bay tối tân từ 9 quốc gia đang rà soát Biển Đông nhằm tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia chở 239 người mất tích bí ẩn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Cuộc đời trùm mafia khét tiếng nhất Mexico Dù đã giả chết suốt 4 năm trời, Moreno vẫn không thoát khỏi bị pháp luật trừng phạt. Cách đây 4 năm, chính phủ Mexico hân hoan tuyên bố họ đã tiêu diệt được trùm ma túy khét tiếng Nazario Moreno. Thế nên ngày hôm qua, khi họ một lần nữa thông báo rằng tên tội phạm nguy hiểm trên đã bị bắn...