Máy bay Malaysia mất tích: Đề phòng “thuyết âm mưu”
Máy bay chở khách bị rơi trong hoàn cảnh bí ẩn quả là mảnh đất màu mỡ cho những người giàu trí tưởng tượng và tôn sùng “thuyết âm mưu”.
Theo chuyên gia phân tích an ninh Peter Bergen (tác giả cuốn sách “Săn người: 10 năm tìm kiếm bin Laden – Từ 11/9 đến Abbottabad “), do thiếu thông tin về vụ mất tích bí ẩn của máy bay Boeing 777 trong chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines, hiện đang rộ lên những “thuyết âm mưu”.
Chuyên gia phân tích an ninh Peter Bergen: Hãy đề phòng “thuyết âm mưu”
Chuyên gia Peter Bergen đã nhắc lại một số trường hợp “thuyết âm mưu” đã bóp méo sự thật, dẫn dắt công luận phản ứng sai lệch và gây nhiều khó khăn cho quá trình điều tra.
Thứ nhất là vụ tai nạn trong chuyến bay TWA Flight 800 ngày 17 tháng 7 năm 1996, ngay sau khi rời khỏi sân bay quốc tế JFK, giết chết tất cả 230 người trên máy bay.
Các nỗ lực điều tra đã gặp trở ngại đáng kể vì máy bay trong chuyến bay TWA 800 đã đâm xuống Đại Tây Dương.
Ngay sau đó, một số người thêu dệt rằng những kẻ khủng bố trang bị tên lửa đất-đối-không đã bắn hạ chiếc máy bay chở khách xấu số này. Hỗ trợ cho “thuyết âm mưu” này là lời khai của nhân chứng Naneen Levine, người đã quả quyết rằng đã nhìn thấy có một cái gì đó bay về phía chiếc máy bay vừa cất cánh. Nhân chứng Naneen Levine nói: “Tôi cho rằng có một cái gì đó từ bãi biển lao thẳng về phía máy bay”.
Video đang HOT
Ba tháng sau khi vụ tai nạn TWA 800, cựu phóng viên ABC News Pierre Salinger – người từng là thư ký báo chí của Tổng thống John Kennedy – nói tại một cuộc họp báo rằng một tàu của Hải quân Mỹ bắn hạ máy bay của chuyến bay TWA 800 bằng tên lửa. Salinger đi đến kết luận đó vì một tài liệu trên Internet đã nói về “thuyết âm mưu” nói trên.
Bob Francis, nguyên phó chủ tịch của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB), gọi Salinger “là một thằng ngốc”, “không biết mình đang nói những gì” và hoàn toàn “vô trách nhiệm”.
Sau một cuộc điều tra kéo dài 4 năm, NTSB kết luận rằng vụ tai nạn của TWA 800 là do “sự bùng nổ của bình nhiên liệu ở cánh, do sự bắt lửa của hỗn hợp nhiên liệu/không khí dễ cháy trong bình”.
Ba năm sau vụ TWA 800, chuyến bay 990 của EgyptAir từ sân bay quốc tế JFK cũng sớm kết thúc trong lòng Đại Tây Dương và làm chết hơn 200 người trên máy bay.
Sau 3 năm điều tra, NTSB kết luận rằng phi công Gameel al-Batouti đã cố tình lao máy bay xuống biển. NTSB chỉ ra thực tế rằng quỹ đạo lao xuống của máy bay không giống như quĩ đạo của trục trặc cơ khí trên máy bay. Dựa trên ghi âm trong buồng lái, NTSB nhấn mạnh phi công al-Batouti đã liên tục lẩm bẩm “Tôi dựa vào Chúa Trời” và không có gì ngạc nhiên khi chiếc máy bay chở khách đột nhiên giảm dần độ cao.
Tại Ai Cập, người ta không cho rằng đây là một vụ tự sát của phi công. Các quan chức Ai Cập đã đổ lỗi cho trục trặc cơ khí là nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
“Thuyết âm mưu” đã phát triển xung quanh chuyến bay TWA 800 là do nhân chứng không đáng tin cậy và tin đồn trên Internet.Trong trường hợp chuyến bay 900 của EgyptAir, các quan chức Ai Cập không chấp nhận việc một phi công của họ tự tử, giết chết nhiều người khác, và đã đưa ra một lời giải thích khác mà không có bằng chứng hậu thuẫn.
Trong trường hợp máy bay của chuyến bay Pan Am 103 bị rơi, lại xuất hiện một “thuyết âm mưu” xâu chuỗi các sự kiện.
Máy bay của chuyến bay Pan Am 103 đã nổ tung trên bầu trời Scotland ngày 21 tháng 12 năm 1988, vì một quả bom đặt trong khoang, làm thiệt mạng 270 trên máy bay và nhiều người khác trên mặt đất.
Hãng hàng không Pan Am đã thuê Juval Aviv, người tự xưng là một cựu quan chức chống khủng bố của Israel, để điều tra những gì đã xảy ra.
Trong báo cáo gửi lên, Juval Aviv nói ông ta có bằng chứng cho thấy cái chết của các hành khách trên chuyến bay Pan Am 103 là do một hoạt động của CIA, một sự khẳng định mà không hề có mảy may bằng chứng.
Ấy thế mà, một phần của “câu chuyện cổ tích” nói trên lại được đăng trên trang nhất của tạp chí TIME. Sau đó, chính phủ Mỹ kết luận rằng những kẻ tấn công chuyến bay Pan Am 103 đã nhân được lệnh của chính phủ ở Tripoli, điều mà cuối cùng người Libya đã thừa nhận là sự thật.
Các vụ TWA 800, EgyptAir 990 và Pan Am 103 cho thấy tai nạn máy bay là do lỗi cơ khí, hành động của phi công và âm mưu khủng bố.
Rút kinh nghiệm từ các “thuyết âm mưu” trong quá khứ, báo chí nên thận trọng trước những “thuyết âm mưu” liên quan đến vụ chiếc Boeing 777-200 chở 239 người bị mất tích ở Biển Đông.
Sự thật sẽ được tìm ra sau một cuộc điều tra cẩn thận và lâu dài.
Theo Đời sống pháp luật
11/3: Việt Nam đưa máy bay tuần thám biển hiện đại nhất vào tìm kiếm
Sáng 11/3, Phó tham mưu trưởng Quân chủng PKKQ Đỗ Đức Minh cho biết Việt Nam đã huy động CASA, máy bay tuần thám đặc chủng vào cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy, Phi đội trưởng Phi đội CASA, cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, sau hơn 4 giờ bay, hiện hai chiếc CASA đã có mặt để tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ chiếc máy bay của Malaysia được cho là mất tích".
Thiêu tương Đô Minh Tuân - thanh viên UB phong chông cưu hô cưu nan tim kiêm Quôc gia - cho biêt vao sang 11/3, đa huy đông tât ca cac lưc lương cua quân đôi gôm không quân, hai quân, canh sat biên, bô đôi biên phong,... mơ rông vung tiêm kiêm may bay cua Malaysia mât tich. Sang nay tai sân bay quân sư Tân Sơn Nhât se co 4 trưc thăng va 2 may bay CASA 212 bay ra biên đê do long biên ơ đô sâu 50m".
CASA - 212 của Việt Nam được lắp đặt hệ thống tuần thám biển MSS 6000 có thể cung cấp bức tranh toàn cảnh mặt biển tạo thuận lợi cho việc bảo vệ và kiểm soát biển. Hệ thống MSS 6000 là thiết bị kiểm soát biển được xây dựng dựa trên 30 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất hệ thống tuần thám biển của Công ty không gian Thụy Điển. Hệ thống này tích hợp các thiết bị công nghệ tiên tiến thành một hệ thống kiểm soát biển đa chức năng. Hệ thống có thể được sử dụng để giám sát hoạt động của tàu thuyền, ngăn chặn buôn lậu, nhập cư trái phép và các hoạt động trái phép trên biển. Ngoài ra, hệ thống còn giúp cho việc kiểm soát nguồn tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, và hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam được biên chế máy bay Casa - 212 từ năm 2012.
Ông Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, khẳng định: "Thời tiết ngày hôm nay thuận lợi cho việc tìm kiếm". Ảnh: Hoàng Hà.
Sở dĩ được mệnh danh là "Mắt thần Biển Đông" vì công cụ lợi hại nhất của máy bay tuần thám CASA-212 là hệ thống radar MSS-6000 tối tân, cho phép máy bay hiện đại này bao quát vùng biển, vùng trời trong hải phận của Việt Nam. "Mắt thần" của CASA-212 có thể quan sát mọi phương tiện hoạt động trong bán kính 120 km khi máy bay hoạt động ở độ cao dưới 3 km.
Theo Zing/infonet
Mỹ điều tàu khu trục thứ 2 tới Biển Đông tìm máy bay mất tích Hải quân Mỹ đã điều tàu chiến thứ 2, USS Kidd, đến Biển Đông để giúp tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia giữa lúc bí ẩn vẫn bao phủ xung quanh vụ mất tích này. Tàu khu trục USS Kidd rẽ sóng đến Biển Đông. Tàu khu trục USS Kidd đã được triển khai nhiệm vụ ngày 10/3 cùng với...