Máy bay lại suýt gặp nguy vì kiểm soát viên không lưu lơ đễnh
Trong khi điều hành bay tại FIR Hồ Chí Minh, 2 kiểm soát viên không lưu đã lơ đễnh không thực hiện đúng quy trình khiến máy bay của Vietnam Airlines và Cathay Pacific Cargo (Hồng Kông) suýt gặp nguy trên trời.
Máy bay của Vietnam Airlines và Cathay Pacific Cargo vi phạm phân cách tối thiểu do lỗi của kiểm soát viên không lưu
Sự cố vi phạm phân cách tối thiểu xảy ra ngày 19/12/2014 giữa chuyến bay VN231 của Vietnam Airlines chở khách từ Hà Nội đi TPHCM và chuyến bay CPA 705 đang chở hàng của hãng Cathay Pacific Cargo, uy hiếp an toàn hàng không.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, tại khu vực trách nhiệm của phân khu I, Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC), Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR) – kiểm soát viên không lưu là Nguyễn Hoàng Tin (30 tuổi) trực điều hành và Phạm Ngọc Lâm (47 tuổi) trực hiệp đồng, đã thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình dẫn đến xảy ra sự cố.
Căn cứ Nghị định 147/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, ngày 12/1/2015, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định xử phạt đối với 2 kiểm soát viên không lưu Nguyễn Hoàng Tín và Phạm Ngọc Lâm.
Do không có tình tiết giảm nhẹ nên mức phạt áp dụng là 7,5 triệu đồng/người. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam không áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau sự cố đối với 2 kiểm soát viên không lưu nói trên.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 29/10/2014, một sự cố vi phạm phân cách tối thiểu nghiêm trọng xảy ra giữa máy bay của Vietnam Airlines từ TPHCM đi Huế và máy bay trực thăng của lực lượng quân sự đang thực hiện nhiệm huấn luyện trên bầu trời Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân do lỗi lơ đễnh của kiểm soát viên không lưu trực hiệp đồng. Sau sự cố, nhiều lãnh đạo ngành hàng không đã bị phê bình nghiêm khắc và khiển trách do có trách nhiệm liên quan.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Khánh thành "tổng hành dinh" điều hành bay quốc gia
Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội) - "tổng hành dinh" quản lý điều hành bay quốc gia vừa chính thức được khánh thành sáng nay (13/1). Đây được xem là Trung tâm kiểm soát không lưu hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
Công trình Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội được khởi công xây dựng từ tháng 2/2012 với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM). Hệ thống trang thiết bị được đầu tư tiên tiến hiện đại do các nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng thế giới cung cấp.
Lễ khánh thành ATCC Hà Nội sáng nay (13/1)
ATCC Hà Nội bao gồm tổ hợp dây chuyền hoạt động mang tính liên hoàn, lần đầu tiên được trang bị đồng bộ 5 dịch vụ (kỹ thuật, không lưu, không báo, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng và cơ sở phối hợp hiệp đồng với bên quân sự).
Hệ thống có quy mô gồm 48 vị trí làm việc và 8 vị trí đầu cuối ở xa, có khả năng hiển thị đồng thời 1.000 tàu bay và xử lý 20.000 kế hoạch bay, đảm bảo điều hành cho hoạt động bay dân dụng và hoạt động hàng không nói chung, bao gồm cả các hoạt động bay tầm thấp trong Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR). Hệ thống cũng sẵn sàng làm dự phòng đầy đủ thay thế cho ACC Hồ Chí Minh để đảm bảo điều hành bay trong toàn bộ Vùng FIR của Việt Nam trong tình huống ACC Hồ Chí Minh xảy ra sự cố.
Đặc biêt, hệ thống tự động quản lý không lưu (ATM) tại ATCC Hà Nội là một trong những hệ thống hiện đại nhất, thực hiện việc giám sát thông qua hệ thống radar và hệ thống giám sát tự động phụ thuộc (ADS-B) và có chức năng quản lý cất hạ cánh (AMAN/DMAN). Việt Nam là một trong số các nước đầu tiên triển khai áp dụng công nghệ này.
Hoạt động điều hành bay tại ATCC Hà Nội
Với các tính năng đặc biệt này, ATCC Hà Nội sẽ tăng cường năng lực và chất lượng điều hành bay cho Trung tâm kiểm soát tiếp cận và Đài kiểm soát không lưu tại sân bay Nội Bài; Tăng cường dự báo các xung đột có thể xảy ra, tránh rủi ro (gồm cảnh báo va chạm, cảnh báo vi phạm vùng cấm bay; Tăng cường phối hợp trao đổi hiệp đồng giữa hàng không và quân sự; Tăng cường quản lý đi, đến của các tàu bay tại các điểm nút có mật độ cao, tiết kiệm và hỗ trợ các hãng hàng không trong việc khắc phục tình trạng chậm, huỷ chuyến...
Được biết, từ 0h ngày 11/1, việc khai thác, điều hành bay từ Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội (ACC Hà Nội) đã được chuyển về ATCC Hà Nội.
Trước đó, dù chưa được nghiệm thu nhưng ATCC Hà Nội đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ ứng phó khẩn nguy khi xảy ra sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh hôm 20/11/2014, thực hiện điều hành bay từ Hà Nội tuyệt đối an toàn cho sân bay Tân Sơn Nhất và toàn bộ FIR Hồ Chí Minh.
Dưới đây là những hình ảnh về ATCC Hà Nội và hoạt động điều hành bay của kiểm soát viên không lưu:
ATCC Hà Nội là "tổng hành dinh" quản lý và điều hành bay quốc gia
ATCC Hà Nội được cho là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
Hoạt động điều hành bay tại ATCC Hà Nội được chia làm 4 kíp (mỗi kíp hơn 20 người), mỗi ngày 2 ca (mỗi ca 12 tiếng)
Công tác truyền dữ số liệu bay tại ATCC Hà Nội đảm bảo thông suốt và liên tục
ATCC Hà Nội điều hành trực tiếp khoảng hơn 600 chuyến bay/ngày và quản lý hoạt động bay của 1.500 chuyến bay ở cả hai vùng FIR
Vị trí dự bị điều hành ACC Hồ Chí Minh và 5 phân khu luôn sẵn sàng ứng phó khi có sự cố đột ngột.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Khánh thành "tổng hành dinh" quản lý và điều hành bay quốc gia Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội) - "tổng hành dinh" quản lý điều hành bay quốc gia vừa chính thức được khánh thành sáng nay (13/1). Đây được xem là Trung tâm kiểm soát không lưu hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội được khởi công xây...