Máy bay IL-76 của Ukraine bị hạ ở Libya vận chuyển vũ khí
Chiếc IL-76 của Ukraine bị hạ ở Libya vận chuyển vũ khí từ UAE, theo thông tin trên tờ “Dzerkalo Tyzhnia”.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin trên, những chiếc máy bay được một công ty tư nhân Ukraine thuê để vận chuyển đến một trong các bên tham gia cuộc xung đột ở Libya.
Phi hành đoàn của chiếc máy bay được cho là phi công của Ukraine, do hậu quả của vụ việc, một trong những phi công đã thiệt mạng.
Như đã báo cáo trước đó, tại Libya máy bay IL-76 đã bị bắn hạ khi các lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tấn công sân bay Al-Jufra do Quân đội Quốc gia Libya, ông Khalifa Haftar đứng đầu kiểm soát. Theo thông tin trên “avia.pro”, vụ tấn công tên lửa đã khiến hai máy bay vận tải của Ukrainebị phá hủy.
Sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ và giết chết vào năm 2011, quyền lực kép trị vì ở nước này. Quốc hội do người dân bầu chọn ở phía đông, và ở phía tây, tại thủ đô Tripoli, chính phủ Hiệp định quốc gia với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu do thủ tướng Fayez Sarraj đứng đầu. Chính quyền ở phía đông của đất nước hoạt động độc lập với Tripoli và hợp tác với Quân đội Quốc gia Libya.
Video đang HOT
Đức Văn
Theo giaoducthoidai/Ria.ru
Sau thương vụ S-400, Nga gỡ lệnh trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ ngỏ ý mua máy bay
Phía Nga đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau thành công của việc chuyển giao hệ thống phòng thủ S-400. Chính quyền Ankara tiếp tục đối thoại, mở lời về những thương vụ mới với Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: TASS).
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã ký sắc lệnh gỡ bỏ một số hạn chế kinh tế áp vào Thổ Nhĩ Kỳ. Sắc lệnh trên được công bố trên trang tin trực tuyến chính thức của Nga về thông tin pháp lý yêu cầu "bãi bỏ một số biện pháp kinh tế đặc biệt chống lại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ" và khôi phục một phần hiệu lực của thỏa thuận đi lại giữa công dân Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký ngày 12/5/2010.
Theo sắc lệnh mới này, công dân Thổ Nhĩ Kỳ mang hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu đặc biệt được phép đến Nga công tác ngắn hạn mà không cần xin thị thực. Đồng thời Nga cũng sẽ ngừng hoạt động miễn visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ kể từ ngày 1/1/2016.
Đây là hệ quả của thương vụ S-400 tốn nhiều giấy mực của truyền thông thế giới. Phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua về hệ thống tên lửa phòng không tân tiến của Nga bất chấp những lời đe dọa và những lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không "rồng lửa" S-400.
Sau S-400, Ankara ngỏ ý tiếp tục giao thương với Moscow khi thảo luận đặt mua máy bay chở khách dân dụng SSJ 100 và MC-21 và cùng sản xuất máy bay trực thăng
Trao đổi với kênh truyền hình Rossiya -24, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận thông tin trên, cho biết:
"Đối với lĩnh vực công nghiệp, chúng tôi đã thảo luận về việc giao máy bay trực thăng và thành lập một liên doanh sản xuất máy bay trực thăng. Kế hoạch tương lai gồm sản xuất và cung cấp máy bay SSJ 100 và MC-21".
Máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 (SSJ 100), một máy bay chở khách tầm gần của Nga được phát triển bởi Công ty Máy bay dân dụng Sukhoi, đã được sử dụng thương mại từ năm 2011.
Máy bay chở khách dân dụng SSJ (ảnh: TASS).
Trong khi đó MC-21, máy bay chở khách tầm trung của Nga, đang được phát triển bởi tập đoàn Irkut. Máy bay được lên kế hoạch sản xuất theo hai phiên bản, đó là MC-21-200 chỗ ngồi từ 132 đến 165 hành khách và MC-21-300 với 163 đến 211 chỗ ngồi.
Đại diện Nga chưa cho biết thông tin về loại máy bay trực thăng mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua, cũng như loại trực thăng mà hai nước sẽ cùng nhau hợp tác sản xuất.
Những cuộc thảo luận mang chiều hướng tích cực mới đây cho thấy sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, giữa 2 quốc gia đã có những mâu thuẫn khó giải quyết bắt đầu từ khi Lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga tại Syria vào ngày 24/11/2015. Chỉ 4 ngày sau đó, phía Nga đã thông qua sắc lệnh "Về các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia của Liên bang Nga và bảo vệ công dân Nga trước các hành động tội phạm và bất hợp pháp khác, đồng thời áp các biện pháp kinh tế đặc biệt vào Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ".
Những năm trở lại đây, mối quan hệ giữa 2 nước dần được cải thiện khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xa rời Mỹ và khối quân sự phương Tây Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bá Di (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Quần đảo nhỏ khiến 4 quốc gia điều máy bay "quần nhau" trên trời Trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc còn mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền quần đảo Doko-Takeshima, cả hai nước đều đồng ý rằng máy bay ném bom Nga không được phép bay qua các hòn đảo này. Vụ máy bay Nga và Trung Quốc tuần tra chung đã thổi bùng căng thẳng ở Đông Á. Theo CNN, 4 quốc gia Nhật...