Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Sau những tiếng gầm rú inh tai, từng chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 lao vun vút trên đường băng rồi bay lên trời. Nhiệm vụ giả định của chiến đấu cơ này là tập kích đường không, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch.
Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân) ở sân bay quân sự Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đang tiếp quản và sử dụng lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 – chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam.
Trước buổi bay luyện tập, Đại tá Phạm Như Xuân – Trung đoàn trưởng 923 hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các tổ bay thực hiện nghiêm ngặt các thao tác, quy trình.
Phi công Nguyễn Duy Hùng (29 tuổi) trước giờ cất cánh. Anh Hùng là một trong 9 phi công trẻ thế hệ 8x của Trung đoàn được lái máy bay chiến đấu SU-30MK2.
Sau gần một năm tập luyện, toàn bộ 25 phi công của Trung đoàn đều đã làm chủ được chiếc máy bay Nga thế hệ thứ 4.
Su-30MK2 có 2 buồng lái, mỗi buồng một phi công làm các nhiệm vụ khác nhau.
Video đang HOT
Phát triển trên nền tảng dòng Su-27, máy bay Su-30 được đánh giá có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5.
Pha cất cánh nhả khói cuộn tròn phía sau của Su-30MK2.
Chỉ trong vài giây, chiến đấu cơ bay vút lên trời. Đặc điểm của Su-30MK2 là làm nhiệm vụ tập kích đường không để chế áp và làm tê liệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin tình báo các cấp được đối phương bố trí ngay từ thời điểm phát động tiến công hoặc phản công. Ngoài ra, Su-30MK2 có thể ngăn chặn lực lượng tiếp viện chiến đấu của đối phương tiếp cận hoặc tập hợp lực lượng phản công.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 chụp từ trên không. Ảnh: Trung đoàn 923 cung cấp.
Hoàn thành buổi bay, Su-30 bung dù để giảm tốc khi hạ cánh.
Mọi hoạt động của các chiến đấu cơ được điều khiển từ đài chỉ huy.
Ngay sau khi máy bay về gara, lực lượng kỹ thuật kiểm tra các thông số trong quá trình bay.
Các phi công ăn mừng sau buổi bay an toàn, thành công.
Trung đoàn không quân 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) được thành lập ngày 4/8/1965. Đây là trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 của Không quân Nhân dân Việt Nam ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo VNE
Chiến đấu cơ SU-27 bay canh gác Trường Sa
Từ tháng 6/2012, máy bay chiến đấu từ căn cứ miền Trung được đưa ra tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. SU-27 có thể đạt tốc độ 2.500 km/h và mang được hơn 8 tấn vũ khí như tên lửa, bom... ở hai bên cánh.
Tiêm kích Su-27 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) thường xuyên bay tuần tiễu Trường Sa từ giữa năm 2012. Su-27 là dòng máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi và được sản xuất năm 1977. Ngoài khả năng đánh chặn, Su-27 còn có thể làm nhiệm vụ như một may bay cường kích nên được mệnh danh là "Flanker" - kẻ tấn công sườn.
Các phi công trao đôi kinh nghiêm trước giờ xuât kích...
... và kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay.
Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2 (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.
Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom... Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
Gánh vác nhiêm vụ quan trọng là thường xuyên tuần tiễu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Trường Sa, các đơn vị không quân canh giữ khu vực miền Trung còn được trang bị các loại máy bay tiêm kích Mig-21, máy bay cường kích đánh biển Su-22 và loại máy bay huấn luyện đa năng L-39, máy bay trực thăng và đặc biệt là các phi cơ tiêm kích đa nhiệm SU-30 MK2 hiện đại... Tổ phi công máy bay đa năng L-39 trước giờ xuất kích.
Theo VNE
Nga bàn giao 2 máy bay chiến đấu Su cho Indonesia Đài Tiếng nói nước Nga dẫn Cổng thông tin điện tử Detik.com ngày 23/2 cho biết hai máy bay chiến đấu Su-30MK2 do Nga sản xuất ở dạng tháo dỡ đã được vận chuyển đến căn cứ không quân Sultan Hasanuddin tại tỉnh Nam Sulaweisi vào tối 22/2. Máy bay Su-30 của Nga Phát ngôn viên của căn cứ trên, Thiếu tá Muliadi...