Máy bay hạ cánh hụt tại Cam Ranh: Phi công chưa được cấp phép tương xứng
Chuyến bay VN1344 của Vietnam Airlines hạ cánh hụt 2 lần tại Cam Ranh sáng 13.12 do thời tiết xấu, trong khi phi công chưa được cấp chứng nhận sử dụng thiết bị chính xác ILS tại Cam Ranh.
Một chuyến bay của Vietnam Airlines Ảnh: Diệp Đức Minh
Thực hiện đúng quy trình an toàn ?
Trước đó, chuyến bay VN1344 có hành trình Tân Sơn Nhất – Cam Ranh của Vietnam Airlines, dự kiến đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh lúc 6 giờ 15 phút (giờ Hà Nội), nhưng sau nhiều lần tiếp cận hạ cánh không thành công đã phải bay trở lại Tân Sơn Nhất.
Giải thích về sự việc trên, đại diện Vietnam Airlines cho rằng chuyến bay và tổ bay đủ tiêu chuẩn khai thác theo quy định của nhà chức trách. Trong khi đó, theo lý giải của Cục Hàng không, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có 2 đầu cất hạ cánh là 02 và 20. Việc tiếp cận hạ cánh đầu đường 20 thuận lợi do địa hình bằng phẳng phía biển. Tuy nhiên, việc tiếp cận hạ cánh đầu đường 02 địa hình phức tạp có núi cao lên đến 1.000 m nên để đảm bảo an toàn bay, cả 2 phương thức hạ cánh sử dụng thiết bị (VOR/DME hoặc ILS) cho đầu đường 02 đều yêu cầu tổ lái phải được huấn luyện theo chương trình huấn luyện riêng và phải được phê chuẩn của Cục Hàng không trước khi thực hiện. Ngày 13.12, thời tiết tại sân bay Cam Ranh có tầm nhìn dao động từ 5.000 – 2.500 m, do điều kiện gió lớn, máy bay phải sử dụng đường 02 để hạ cánh.
Tổ lái chuyến bay VN1344 đã được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME nhưng chưa được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh sử dụng thiết bị chính xác ILS. Do vậy, khi tầm nhìn giảm xuống dưới 4.500 m tổ lái không được phép thực hiện hạ cánh và phải đi sân bay dự bị Tân Sơn Nhất. Cục Hàng không cho rằng đây là tình huống hoạt động bay trong thời tiết chưa đáp ứng để đảm bảo an toàn bay. Tổ lái và Đài kiểm soát không lưu, hãng hàng không đã thực hiện đúng quy trình, quy định an toàn của Cục.
Video đang HOT
Tổ bay chưa được cấp chứng chỉ riêng
Theo ông Đinh Việt Thắng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty quản lý bay VN, sân bay Cam Ranh có phía bắc giáp biển (đầu 20), phía nam giáp núi (02). Ở đầu cất hạ cánh 20 phía bắc, do không có chướng ngại vật đặc biệt nên việc khai thác ở đầu này bình thường như các sân bay khác. Tuy nhiên, theo ông Thắng, do đầu phía nam giáp núi mà địa hình ở đây rất phức tạp, trong lịch sử có khá nhiều vụ tai nạn hàng không đã xảy ra ở đây, nên sử dụng thêm thiết bị hạ cánh chính xác ILS để hỗ trợ cho máy bay hạ cánh.
Câu hỏi đặt ra là tổ bay VN1344 chưa được Cục Hàng không cấp chứng nhận riêng về ILS có gì bất thường hay không đảm bảo an toàn? Thông tin từ Vietnam Airlines cho hay, tổ bay trên chuyến bay VN1344 là 2 phi công nước ngoài, trong đó lái phụ đã được Cục phê chuẩn chứng nhận bài bay cất hạ cánh ILS tại sân bay Cam Ranh, lái chính đã được huấn luyện và đang chờ Cục Hàng không VN phê chuẩn.
Về việc tại sao Vietnam Airlines sử dụng 2 phi công chưa được cấp chứng nhận riêng bay ILS bay đến Cam Ranh, theo ông Thắng, có thể do hãng đánh giá diễn biến thời tiết sẽ tốt lên, nhưng do thời tiết xấu không sử dụng được phương thức thông thường nên phải bay về Tân Sơn Nhất.
(Theo Thanh Niên)
Vì sao không được gọi điện, nhắn tin trên máy bay?
Hành khách sử dụng điện thoại di động có thể gây nhiễu sóng cho máy bay. Với phi công, khi máy bay đến gần đường băng cũng được khuyến cáo phải tắt một số thiết bị khi có máy bay khác cất-hạ cánh vì có thể gây nhiễu động sóng, ảnh hưởng đến hệ thống hỗ trợ dẫn đường hạ cánh chính xác.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2015, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã gửi tài liệu hướng dẫn về việc cho phép hành khách sử dụng điện thoại trên máy bay. Về nguyên tắc, Cục Hàng không Việt Nam không cấm các hãng cho phép hành khách sử dụng điện thoại trên máy bay trong giai đoạn cất/hạ cánh, nhưng muốn triển khai theo tài liệu hướng dẫn của ICAO.
"Các hãng hàng không Việt Nam phải tự đánh giá và chứng minh rằng việc sử dụng điện thoại tại thời điểm này không ảnh hưởng đến hệ thống dẫn đường máy bay, trên cơ sở đó Cục Hàng không Việt Nam sẽ phê chuẩn cho thực hiện. Nhưng chưa có hãng hàng không nội địa nào triển khai việc này", thông tin từ Cục Hàng không cho hay.
Trước đây, khi máy bay hạ cánh, tiếp viên thường thông báo: "... Để đảm bảo an toàn, đề nghị Quý khách tắt các thiết bị điện tử, điện thoại di động và không sử dụng cho đến khi rời khỏi máy bay". Tuy nhiên, gần đây thông báo này được thay bằng khuyến cáo "tắt điện thoại di động hoặc chuyển sang chế độ trên máy bay". Điều này có nghĩa là khi máy bay đã hạ cánh, trong lúc chờ xuống máy bay thì hành khách có thể được bật và sử dụng điện thoại di động để chơi game, nghe nhạc ... nhưng không được kết nối mạng để thực hiện các cuộc gọi hoặc nhắn tin.
Lý giải điều này, đại diện một hãng hàng không cho rằng, chưa có đủ dữ liệu cho thấy máy bay đã tiếp đất là "bình an vô sự".
Việc kết nối mạng để gọi điện hoặc nhắn tin có thể gây nhiễu sóng cho máy bay
"Trong tình huống gặp thời tiết xấu, phi công vẫn có thể hạ cánh trong tầm nhìn chỉ 75m, nhưng sau đó phải để chế độ tự động cho máy bay tiếp tục chạy trên đường băng. Lúc này, nếu hàng chục chiếc điện thoại di động được bật lên thì không thể chắc chắn về sự ảnh hưởng tới hệ thống dẫn đường cho máy bay như thế nào và có khiến máy bay đi lệch khỏi đường băng hay không" - vị đại diện này cho biết.
Chưa hết, việc sử dụng điện thoại di động khi máy bay cất-hạ cánh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chuyến bay mà hành khách đang tham gia mà còn có thể gây nhiễu sóng cho máy bay khác. Bởi thế, khi máy bay đến gần đường băng, phi công vẫn được khuyến cáo phải tắt một số thiết bị khi có máy bay khác cất/hạ cánh vì có thể gây nhiễu động sóng, ảnh hưởng đến hệ thống hỗ trợ dẫn đường hạ cánh chính xác.
Theo giới phân tích, máy bay đã hạ cánh nhưng phải mất 15-30 phút mới vào được bãi đỗ, vậy nên nhu cầu gọi điện của hành khách ngay sau khi máy bay tiếp đất rất lớn. Việc cho phép gọi điện hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và năng lực của hãng hàng không.
Đối với hàng không thế giới, trước đây, quy định hành khách phải tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử trước khi cất - hạ cánh được áp dụng đối với tất cả các hãng hàng không. Tuy nhiên, quy định này đã được nới lỏng để đem lại thuận tiện hơn cho hành khách, bởi vậy nhiều hãng hàng không của các nước phát triển đã cho phép hành khách kết nối mạng di động và thực hiện các cuộc gọi, nhắn tin khi máy bay tiếp đất.
Việt Nam chưa có hãng hàng không nào cho phép hành khách gọi điện hay nhắn tin khi máy bay vừa hạ cánh với mục tiêu đặt an toàn lên hàng đầu
Đơn cử như Hãng hàng không Tiger Airways của Singapore, khi máy bay tiếp đất, tiếp viên sẽ phát thanh cho phép hành khách sử dụng điện thoại di động. Một số hãng hàng không ở khu vực Trung Đông như Emirates Airlines, Etihad Airways cũng đã áp dụng quy định tương tự.
Hãng hàng không Cathay Pacific của Hongkong cũng cập nhật trên website thông tin cho hành khách về việc cho phép sử dụng một số thiết bị điện tử trong quá trình máy bay chạy xả đà, lăn vào nhà ga, trong đó có điện thoại di động.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) cho biết việc sử dụng điện thoại di động không gây nguy hiểm cho an toàn bay. Tuy nhiên, để áp dụng tiêu chuẩn an toàn mới, các hãng hàng không buộc phải thực hiện việc đánh giá tác động của việc cho phép hành khách gọi điện trên máy bay và chứng minh điều đó không nguy hiểm cho an toàn bay, sau đó phải được nhà chức trách hàng không của quốc gia đó cho phép áp dụng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trục xuất 1 khách Trung Quốc vì "lục đồ của người khác" trên máy bay Nhà chức trách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM cho biết, đơn vị này vừa thực hiện trục xuất nam hành khách Dong Jiayin (36 tuổi), mang quốc tịch Trung Quốc. Ông này được cho là đã vi phạm pháp luật Việt Nam khi cố ý lục lọi đồ của người khác trên chuyến bay từ Hongkong về TPHCM. Hành...