Máy bay đâm nhau, 11 người sống sót
Hai phi công và 9 người khác đã nhảy dù xuống mặt đất và thoát chết, trong một vụ va chạm giữa hai máy bay trên bầu trời Mỹ hôm qua.
Xác máy bay tơi tả tại hiện trường sau vụ va chạm trên không. Ảnh: Telegraph
Telegraph cho biết, hai máy bay đâm vào nhau ở độ cao hơn 3.600 mét tại phía tây bắc Wisconsin. Những người trên khoang đã nhảy dù xuống mặt đất giữa những mảnh vỡ máy bay đang rơi lả tả. Họ đều là những người có kinh nghiệm nhảy dù lâu năm.
Mike Robinson, 64 tuổi, một người có mặt ở một trong hai máy bay trên cho hay, ông và ba người nhảy dù khác đã trèo ra ngoài chiếc phi cơ Cessna 182 để sẵn sàng nhảy xuống, khi chiếc máy bay thứ hai lao tới từ phía sau và đâm vào máy bay của họ.
“Chiếc phi cơ biến thành một quả cầu lửa lớn và cánh rơi ra”, Robinson kể. “Tất cả chúng tôi đều biết va chạm đã xảy ra. Phần cánh máy bay ở phía trên đầu chúng tôi rơi ra, vì thế chúng tôi chỉ có thể rời khỏi đó”.
Ba người nhảy dù định nhảy xuống từ máy bay thứ hai thì bị hất lên không trung do tác động của vụ va chạm, trong khi hai người khác nhảy dù thành công ra ngoài sau vụ tai nạn. Tất cả đều “hạ cánh” an toàn xuống mặt đất.
Ông Robinson, người đang chuẩn bị cho lần nhảy dù thứ 937 trong đời, cho rằng cả nhóm đều gặp may. “Vụ việc có thể đã tồi tệ hơn nhiều”, ông nói. “Mỗi người đã phản ứng như họ nên làm”.
Giới chức của Cục Hàng không Liên bang đã tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Theo VNE
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 5)
Johnnie và đồng bọn thành lập băng đảng mới. Tất cả đã sẵn sàng cho cho việc "thốn tính" các ngân hàng.
Video đang HOT
Lên kế hoạch "thôn tính" các ngân hàng
Sau khi vượt ngục thành công, Johnnie và đồng bọn thành lập một băng đảng mới. Chúng quay trở về Chicago, lên kế hoạch đột nhập những ngân hàng lớn nhất. Trong kế hoạch, chúng thấy cần thiết phải có súng, đạn và áo chống đạn. Và nơi tốt nhất để lấy được những thứ đó chính là kho vũ khí của cảnh sát.
Một tuần sau khi thoát khỏi nhà tù Lima, Ohio, tối ngày 20/10/1933 Johnnie và Pierpont quyết định đột nhập kho vũ khí của cảnh sát ở Peru, Indiana và lấy được những gì chúng muốn.
Tất cả đã sẵn sàng cho cho việc "thốn tính" các ngân hàng.
Giới chức trách vô cùng tức giận vì hành động táo bạo này của chúng.
Cảnh sát trưởng Matt Leach biết cả Johnnie và Pierpont đều là những kẻ có cái tôi rất lớn. Thường thì các các vụ cướp của băng đảng này được báo chí nhắc đến với cái tên "Băng đảng của Pierpont", ông yêu cầu giới báo chí thay cái tên đó thành "Băng đảng của Dinllinger" nhằm tạo ra sự bất đồng nôị bộ giữa Pierpont và Johnnie. Lời đề nghị của ông được báo chí chấp nhận.
Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến nội bộ của băng đảng. Mục đích của chúng là thành công trong những vụ cướp chứ không phải tên gọi của báo chí.
Pierpont là một kẻ táo bạo trong suy nghĩ và hành động, những đôi khi hơi bốc đồng. Vì thế Pierpont khuyến khích vại trò lãnh đạo của Johnnie. Theo Pierpont, cái tên Dillinger phát âm giống Derringer, mang ý nghĩa khẩu súng lục, và tên đó phù hợp cho băng đảng của chúng.
Mục tiêu đầu tiên cho quá trình "thôn tính" các ngân hàng của chúng là Nhân hàng quốc gia Greencastle, ở Indiania vào ngày 23/10.
Johnnie tấn công vào quầy giao dịch và thu gom tiền tại các quầy, trong khi Pierpont và Markey kiểm soát mọi người. Hamilton đứng cửa bấm giờ để cho mọi hoạt động kéo dài không quá 5 phút.
Một nhân viên giao dịch sau vụ cướp kể lại, Johnnie đang gom tiền tại các quầy, hắn thấy một người nông dân đứng chết chân với một chồng hóa đơn và ít tiền trước mắt tại quầy Johnnie đã hỏi người đó. " Tiền của ngân hàng hay tiền của anh".
Sau khi nghe người đó trả lời "của tôi" , Johnnie đã nói, "Giữ lấy tiền của mình, chúng tao chỉ lấy tiền của ngân hàng."
Không có bất kỳ tiếng súng nào trong vụ cướp đó, số tiền chúng cướp được gần 75 nghìn đôla, một số tiền vô cùng lớn trong những năm suy thoái.
Johnnie có sở thích "tạo niềm vui" với những ai muôn săn lùng hắn, không loại trừ cảnh sát.
Mùa hè năm 1933, hắn đưa Mary Longnaker đến hội chợ thế giới ở Chicago, tại đây hắn sẵn sàng cho giới báo chí chụp ảnh mặc dù hắn biết mình đang bị truy nã trong nhiều vụ cướp. Biết cảng sát trưởng Matt Leach mắc chứng nói lắp, nhiều lần hắn chủ động gọi điện cho ông để chế giễu.
Tháng 11/1933, Johnnie suýt bị cảnh sát bắt giữ tại một phòng khám mắt khi Johnnie đên đây điều trị. Hắn đã may mắn thoát khỏi cảnh sát. Sau vụ đó, cảnh sát cũng phải nể tài lái xe của Johnnie.
Không lâu sau, băng đảng này chuyển đến Milwaukee, và lên kế hoạch tấn công ngân hàng Trust ở Racine, Wisconsin.
Ngày 20/11/1933, Henry Pierpont trong bước vào ngân hàng, dán lên cửa sổ lớn một tám áp phích lớn của Hội chữ thập đỏ để ngăn người bên ngoài có thể nhìn vào quầy giao dịch. Sau đó, Johnnie, Makley và Hamilton bắt đầu đột nhập.
Cảnh sát bất ngờ kéo tới. Makey nổ súng bắn cảnh cáo trung sĩ Hansen của phòng điều tra, nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng Hansen.
Mọi người hoảng loạn, chúng nhanh chóng túm lấy một người phụ nữ và chủ tịch của ngân hàng làm con tin, lôi ra xe và tẩu thoát. Không lâu sau, cả hai người này thả an toàn.
Năm ngày sau đó, chúng lại thực hiện một vụ cướp ngoạn vào một ngân hàng khác tại Racine, Wisconsin, và số tiền chúng cướp được là 27 nghìn đôla.
Sau hơn một tháng ở Chicago, chúng kéo xuống vùng Daytona, Florida, để tổ chức lễ Giáng Sinh và đón năm mới.
Trước khi di chuyển, cảnh sát nhận được tin báo một trong những chiếc xe của chúng đang được sửa tại một gara ở địa phương. Khi Red Hamiton và bạn gái của hắn đến lây xe đã đụng độ cảnh sát. Hamilton đã bắn trọng thương một trung sĩ cảnh sát ở Chicago.
Phòng cảnh sát ở Chicago quyết định thành lập một tổ đặc biệt Squad Dillinger để theo dõi băng đảng này, đứng đầu là đội trưởng John Stege.
Sa lưới
Sau khi đón năm mới, Pierpont quyết định chuyển tới Tucson, Arizona. Cảnh sát khắp vùng Trung Tây vẫn đang truy tìm họ.
Johnnie quay trở lại Chicago giải quyết một số vấn đề riêng, Hamilton cùng đi với hắn. Trên đường đi, ngày 15/1/1934 hai tên này đã tiến hành cướp ngân hàng quốc gia đầu tiên tại Gary, Indiana. Kế hoạch bột phát này đã khiến Hamilton bị thương, và Johnnie Dillinger đã bắn chết cảnh sát William Patrick Omalley trong quá trình trốn thoát.
Băng nhóm Dillinger khi bị bắt
Các tên còn lại của băng đảng nhanh chóng bị bắt khi chuyển tới Tucson. Ngày 23/1, khách sạn nơi Makley và Clark ở bị cháy, một nhân viên cứu hỏa đã nhân ra Clark và thông báo cho cảnh sát.
Johnnie, một tên đồng bọn là Bille, cùng với Pierpont và bạn gái của hắn Mary Kinder đến sau đó một ngày nhưng cũng không thoát được, trong vòng 5 tiếng đồng hổ đột kích, cảnh sát đã tóm gọn 4 tên này. Cảnh sát Tucson đã làm được điều mà cảnh sát khắp vùng Trung Tây không làm được trong vòng 4 tháng.
Các bang giành nhau băng đảng này. Bang Ohio muốn Pierpont, Makley và Clark vì chúng đã giết chết cảnh sát Saber khi giải thoát Johnnie, Indiana muốn Johnnie vì tội giết cảnh sát Omalley, còn Wisconsin thì muốn tất cả những tên cướp này vì vụ tấn công các ngân hàng ở Racine. Còn cả băng đảng đều muốn được dẫn độ về Wisconsin, nơi mà chúng sẽ không bị xét xử về tội giết người.
Cảnh sát trưởng Matt Leach xuất hiện ở Tucson với bằng chứng chứng minh Johnnie đã giết cảnh sát Omalley, Johnnie bị giải ra xe chuyên dụng và chuyển tới sân bay Tucson cho chuyến máy bay tới Chicago.
Các thành viên còn lại như Pierpont, Makley và Clark được dẫn độ tới Ohio bằng tàu hỏa, nơi họ sẽ bị xét xử vì tội giết cảnh sát trưởng Jess Sarber.
Theo Khampha
Máy bay rơi cánh giữa trời, 10 người nhảy dù và phi công thiệt mạng 10 người nhảy dù và 1 phi công đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay du lịch loại nhỏ bị rơi gần thành phố Namur ở đông nam Bỉ ngày 19/10. Chiếc máy bay đã bị vỡ vụn sau vụ tai nạn. Thị trưởng Maxime Prevot của Namur cho biết máy bay chở một nhóm nhảy dù và đã bị rơi ít...