Máy bay đâm chết người đang cắt cỏ
Chiếc máy bay cỡ nhỏ Nanchang CJ-6 do Trung Quốc sản xuất trong lúc hạ cánh đâm chết một phụ nữ đang cắt cỏ gần đường băng ở Quebec.
Người phụ nữ 27 tuổi, không được tiết lộ danh tính, gặp tai nạn khi đang điều khiển máy cắt cỏ gần đường băng sân bay Saint-Esprit tại thành phố Quebec, cách Montreal khoảng 60 km về phía bắc, hôm 5/7.
“Người phụ nữ đang ngồi trên máy cắt cỏ thì máy bay hạ cánh và va phải người này”, Marc Tessier, phát ngôn viên cảnh sát Quebec, nói.
Hiện trường tai nạn trên đường băng sân bay Saint-Esprit tại thành phố Quebec hôm 5/7. Ảnh: CTV.
Video đang HOT
Nạn nhân qua đời tại bệnh viện. Cô làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ bảo trì sân bay. Phi công máy bay không bị thương, nhưng sốc và phải nhập viện kiểm tra. Tessier cho hay Saint-Esprit là một sân bay nhỏ thường sử dụng cho máy bay tư nhân.
Ủy ban An toàn Giao thông Canada (TSB) đang điều tra tai nạn. Nhóm điều tra đã phỏng vấn nhân chứng, kiểm tra máy bay, máy cắt cỏ, cũng như thu thập bằng chứng hiện trường.
Chris Krepski, phát ngôn viên TSB, cho biết máy bay là loại Nanchang CJ-6 một động cơ cánh quạt do Trung Quốc chế tạo, thường được các phi công máy bay tư nhân sử dụng ở Canada.
Thời điểm xảy ra tai nạn thời tiết và tầm nhìn đẹp, có gió nhẹ. Tessier cho hay cuộc điều tra có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng.
TSB năm 2020 ghi nhận 170 vụ tai nạn hàng không, trong đó 114 vụ liên quan tới máy bay tư nhân, khiến 16 người tử vong.
Philippines đính chính tin binh sĩ nhảy khỏi vận tải cơ sắp rơi
Tư lệnh quân đội Philippines xác nhận không ai nhảy ra khỏi máy bay vận tải C-130 đang rơi, bác bỏ thông tin do cấp dưới đưa ra trước đó.
"Tôi đã nói chuyện với những người sống sót, họ nói máy bay nảy lên 2-3 lần và liên tục đánh võng. Phi công cố tăng ga để lấy lại độ cao nhưng quá trễ. Cánh phải máy bay quệt trúng một ngọn cây", Tư lệnh quân đội Philippines Cirilito Sobejana hôm nay kể về vụ vận tải cơ C-130H rơi ở đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam nước này, hôm 4/7.
Tướng Sobejana cho biết phần mũi máy bay bị gãy rời sau khi lao xuống đất và nhiều binh sĩ thoát ra ngoài nhờ khoảng trống này. Ông khẳng định không binh sĩ nào nhảy khỏi máy bay trước khi nó lao xuống đất.
Phần đuôi máy bay tại hiện trường tai nạn hôm 4/7. Ảnh: Reuters .
Tuyên bố của Tư lệnh quân đội Philippines bác bỏ thông tin do Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân Sulu (JTFS) đưa ra trước đó rằng "nhiều binh sĩ nhảy khỏi phi cơ sắp rơi và thoát khỏi vụ nổ".
C-130 là loại vận tải cơ được sử dụng phổ biến cho hoạt động nhảy dù, có cửa sau giúp binh sĩ nhảy ra ngoài khi máy bay hoạt động ở độ cao thấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng binh sĩ trên chiếc C-130 Philippines gặp nạn nhiều khả năng không đủ thời gian để mở cửa sau nhảy ra ngoài khi phi cơ lao xuống đất. Hành động này cũng được cho là quá rủi ro, không thể đảm bảo tính mạng cho người nhảy ra ngoài.
Theo tướng Sobejana, một số quân nhân bên trong chiếc C-130H bị bất tỉnh do lực va chạm quá mạnh nên họ không thể thoát ra ngoài trước khi máy bay bốc cháy dữ dội. Hai binh sĩ bị thương nặng trong tai nạn đã tử vong hôm nay, nâng tổng số người chết trong sự việc lên 52, trong đó có 3 dân thường dưới mặt đất.
Giới chức đã tìm được hộp đen của chiếc phi cơ gặp nạn, có thể giúp các nhà điều tra nghe lại cuộc đàm thoại giữa phi công và thành viên tổ bay trước khi máy bay lao xuống đất. Tướng Sobejana cho biết phi công chỉ huy chuyến bay có nhiều năm kinh nghiệm điều khiển vận tải cơ C-130 và đã thiệt mạng trong tai nạn.
Vận tải cơ C-130H chở 96 người đâm xuống thị trấn Patikul trên đảo Jolo hôm 4/7. Đây là tai nạn máy bay quân sự thảm khốc nhất trong lịch sử Philippines.
Phát ngôn viên quân đội Philippines Edgard Arevalo bác bỏ giả thuyết chiếc C-130H gặp nạn do lỗi kỹ thuật. "Máy bay không mới, song vẫn ở tình trạng rất tốt trước khi bị rơi. Nó còn khoảng 11.000 giờ bay trước lần đại tu tiếp theo", ông cho hay, thêm rằng vận tải cơ tuân thủ các quy trình bay và thời tiết khi đó rất tốt.
Chiếc C-130H được quân đội Mỹ biên chế năm 1988, sau đó chuyển giao cho không quân Philippines hồi tháng 1 nhằm tăng cường khả năng vận tải hạng nặng của nước này.
Nhân chứng kể khoảng khắc máy bay Philippines rơi cạnh nhà Vận tải cơ C-130H của không quân Philippines lao xuống thị trấn Patikul thuộc tỉnh Sulu khi dân địa phương đang cầu nguyện vào buổi trưa. "Tôi đang đi trên đường thì máy bay rơi. Tôi quay lưng lại rồi nghe thấy tiếng va chạm mạnh gần nhà mình", Almar Hajiraini Aki, học sinh lớp 12 tại trường Trung học Quốc gia Sulu,...