Máy bay chống lại tên lửa phòng không- vũ điệu của tử thần
Ngay cả những máy bay chiến đấu hiện đại nhất vẫn có thể gục ngã trước một “lá chắn” mạnh mẽ hệ thống phòng không (SAM) hiện đại, và thậm chí dày đặ
Trong một cuộc xung đột vũ trang của thế kỷ XXI, hiệu quả sử dụng không quân là một trong những yếu tố thành công then chốt.
Tuy nhiên, ngay cả những máy bay chiến đấu hiện đại nhất vẫn có thể gục ngã trước một “lá chắn” mạnh mẽ hệ thống phòng không (SAM) hiện đại, và thậm chí dày đặc. Tuy nhiên bất kỳ hàng rào nào bạn cũng có thể tìm thấy sự sơ hở, đặc biệt là nếu bạn thực sự muốn sống còn. Thông tin chi tiết theo tài liệu của “ Sputnik”.
Phi đội máy bay chiến đấu ném bom bay đến mục tiêu ở một độ cao vô cùng thấp và trong chế độ im lặng hoàn toàn, bám theo nếp gấp địa hình. Tuy nhiên chỉ phút sau trong buồng lái đã vang lên cảnh báo về tín hiệu phát xạ radar. Radar tên lửa SAM của đối phương đã “phát hiện” ra nhóm máy bay, và ở đây thời gian chỉ tính theo giây. Ai phóng tên lửa trước phi công hay xạ thủ tên lửa sẽ là người chiến thắng.
Nửa thế kỷ trước, cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam đã hùng hồn chứng minh: trước một hệ thống phòng không được tổ chức tốt thì lực lượng không quân luôn trong thế thua cuộc. Để tiêu diệt SAM, các máy bay tiêm kích ném bom cần phải tìm thấy vị trí ần náu của nó trong các nếp gấp địa hình và bay lại gần trong tầm phóng tên lửa. Và một chiếc máy bay trên bầu trời cũng sẽ rất rõ nét trong tầm “nhìn thấy” của hệ thống tên lửa phòng không, đặc biệt là các hệ thống hiện đại. Ngày nay tại Syria đội máy bay chiến thuật không quân Nga có thể cho phép mình bay ở độ cao 4000 5000 mét (đối thù không có những vũ khí chống máy bay “nghiêm túc”). Thế nhưng với những đối thủ có hệ thống phòng không tiên tiến thì sẽ không thể hoạt động “trắng trợn” như thế. Cần phải có sự khôn khéo.
Phi công quân sự xuất sắc của Nga, cựu phi công máy bay cường kích tiền tuyến Su-24, thiếu tướng Vladimir Popov tin chắc rằng không hề tồn tại một chiến thuật tổng hợp để đột phá tất cả các hệ thống phòng không. Cần phải tính đến số lượng và thành phần của hệ thống phòng không đối thủ, đặc biệt là tình hình chung của các hoạt động trên chiến trường”.
“Càng bay thấp càng lâu bị phát hiện, ông Vladimir Popov giải thích . Tốt nhất hãy giữ ở độ cao 50-300 mét. Bay bám theo địa hình là đồng minh của phi công. Nhiễu từ mặt đất, nhà cửa, rừng núi, mây thấp gây khó khăn cho sự làm việc của radar. Để làm khó khăn hơn nữa cho đối thủ, không quân sử dụng biện pháp chế áp điện tử, làm việc phát hiện mục tiêu trên bầu trời thêm phức tạp. Các máy bay di chuyển với tốc độ hơn 1 000 km mỗi giờ và cơ động tích cực, thực sự giống như “con rắn”. Một radar sẽ tự động theo dõi mục tiêu, và khi máy bay “nhảy” sang khu vực khác được theo dõi bởi một radar khác thì ất cả lại phải bắt đầu từ đầu. Điều này làm tăng thời gian phản ứng của hệ thống phòng không địch thủ và làm tăng cơ hội thành công của không quân”.
Máy bay dễ bị tổn thương nhất ngay trước khi bắt đầu tấn công. Ở một khoảng cách ngắn gần mục tiêu (SAM của đối phương) rất khó để cơ động trong khi máy bay vẫn cần phải tìm, xác định và khai hỏa vũ khí tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên, theo thiếu tướng Popov, các mục tiêu tấn công trong các hoạt động như vậy thường được biết trước (đã được trinh sát hoặc vệ tinh định vị). Nếu nhóm máy bay bị radar lạ “đột ngột” phát hiện, thì những máy bay chiến đấu hiện đại cũng sẽ nhanh chóng nhận dạng ra đối tượng.
Video đang HOT
“Tất cả các tín hiệu chống lại chúng tôi đều nhìn thấy Popov nói Các thiết bị trên cabin hiển thị cho phi hành đoàn từ hướng nào đang chiếu xạ vào máy bay, khoảng cách bao xa và trong chế độ nào. Hệ thống cũng cảnh báo cho phi công việc máy bay bị tên lửa từ mặt đất tấn công. Và khi đó nhiệm vụ đầu tiên là cơ động tránh tên lửa. Thoát khỏi đó và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Pháo cao xạ không nguy hiểm đối với các máy bay chiến đấu hiện đại. Mặc dù khi chống lại máy bay trực thăng và tên lửa hành trình cận âm thì pháo cao xạ bắn nhanh tỏ ra rất hiệu quả. “
Mục tiêu chính của không quân là các radar, thiếu nó đơn giản hệ thống phòng không sẽ bị “mù”. Máy bay tiêu diệt radar bằng các tên lửa có điều khiển dựa trên chùm tia do radar phát ra. Mục tiêu ưu tiên thứ hai các bệ phóng. Nhiệm vụ tối đa là tiêu diệt hoặc làm gián đoạn các hoạt động của hệ thống phòng không trong một khu vực nhất định, tạo thành khoảng trống cho các máy bay khác phát huy chiến quả.
“Khi làn sóng máy bay đầu tiên chọc thủng hệ thống phòng không, tiếp theo sẽ là các máy bay tấn công như vũ bão “dọn sạch” những gì còn lại của hệ thống phòng thủ trong khu vực này Vladimir Popov giải thích Những máy bay tiếp sau sẽ tấn công lực lượng đối địch theo chiều sâu chiến dịch. Sau đó máy bay tầm xa chiến lược tấn công các mục tiêu phía sau lưng đối phương, hoặc các điểm tập trung quân đội bằng những “cánh tay dài”. Ngoài ra việc tiêu diệt các tên lửa phòng không cũng sẽ cho phép sử dụng máy bay vận tải quân sự để thả lính dù. Một chiến dịch hành động lớn của không quân, đó là sự phức tạp, nhiều thành phần tham gia và rất tốn kém, không phải dễ dàng để lên kế hoạch. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh hiện đại chống lại một đối thủ mạnh mẽ sẽ không thể thắng được nếu không hành động”
Việc đột phá và chế áp hệ thống phòng không là một trong những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trong nhiệm vụ của một phi công máy bay chiến đấu. Thành công hay thất bại ở đây có thể quyết dịnh đến kết quả của toàn bộ cuộc xung đột vũ trang.
Và không bao giờ được loại trừ thực tế việc hệ thống phòng không của đối phương có thể nhiều kinh nghiệm hơn, cơ động hơn và nhanh hơn bạn.
Theo Danviet
Mỹ thấp thỏm khi Hàn - Triều đàm phán "phá băng" căng thẳng
Khi Hàn Quốc và Triều Tiên bắt đầu cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên sau thời gian dài căng thẳng, Mỹ được cho là cũng có những tính toán riêng để đối phó với Bình Nhưỡng với tư cách là đồng minh của Seoul.
Hai phái đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau bắt tay tại cuộc hội đàm ngày 9/1 (Ảnh: Reuters)
Sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc tổ chức cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên trong hơn hai năm "đóng băng" quan hệ, Mỹ đã dành lời khen ngợi cho động thái này và nhấn mạnh đây là bước khởi đầu tốt đẹp cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ ý muốn tham gia vào các cuộc hội đàm tương tự trong tương lai, song Washington cũng muốn nội dung các cuộc hội đàm đó phải tập trung vào việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, dù đây là điều Bình Nhưỡng không bao giờ chấp nhận.
"Rõ ràng đây là một diễn biến tích cực. Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán hạt nhân diễn ra, chúng tôi muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là bước đi tốt đẹp đầu tiên cho tiến trình đó", Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Steve Goldstein phát biểu trong cuộc họp báo ngày 9/1.
Trong cuộc hội đàm với Hàn Quốc, Triều Tiên xác nhận sẽ cử một đoàn vận động viên tới dự Thế vận hội Mùa đông do quốc gia láng giềng đăng cai tổ chức vào tháng sau, đồng thời nối lại đường dây nóng liên lạc giữa hai nước vốn bị đóng băng từ hơn 2 năm nay. Ngoài ra, Seoul cũng để ngỏ khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Bình Nhưỡng.
"Mỹ vẫn duy trì tham vấn chặt chẽ với các quan chức Hàn Quốc, những người có trách nhiệm đảm bảo rằng việc phái đoàn Triều Tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông sẽ không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp của Triều Tiên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết.
Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn thận trọng trong tuyên bố chính thức khi không tỏ ra bất bình với lập trường hòa hoãn của đồng minh Hàn Quốc với Triều Tiên, và cũng không thỏa hiệp với lập trường từ trước đến nay của Mỹ đó là Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
"Sự tham gia của Triều Tiên (vào Thế vận hội) là cơ hội để chính quyền nước này nhìn nhận ra giá trị của việc được cộng đồng quốc tế dỡ bỏ cấm vận nếu từ bỏ hạt nhân", phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên.
Về phần mình, Tổng thống Donald Trump nhận định cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc là "điều tốt đẹp". Ông Trump tuyên bố sẵn sàng trao đổi với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào thời điểm thích hợp.
Không cần lo lắng?
Người dân thủ đô Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin về cuộc hội đàm của các quan chức cấp cao Hàn - Triều (Ảnh: Reuters)
"Tất cả các vũ khí hạt nhân của chúng tôi, gồm bom nguyên tử, bom nhiệt hạch và tên lửa đạn đạo chỉ nhằm vào Mỹ, chứ không nhằm vào những người anh em (Hàn Quốc) hay Nga và Trung Quốc", ông Ri Son Gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất hòa bình liên Triều và là trưởng phái đoàn Triều Tiên, nhấn mạnh.Tuy nhiên, kết quả từ cuộc hội đàm cho thấy Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này mặc dù "xuống thang" với Hàn Quốc đi chăng nữa. Tại cuộc hội đàm, trưởng đoàn đại diện của hai nước đã nhất trí sẽ tiếp tục gặp mặt để giải quyết các vấn đề chung và tránh nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ trong bối cảnh Triều Tiên từng cảnh báo về khả năng phóng tên lửa hạt nhân tới Mỹ. Mặc dù vậy, Bình Nhưỡng khẳng định từ bỏ vũ khí hạt nhân không nằm trong số các chủ đề thảo luận với Hàn Quốc.
Theo ông Ri, vũ khí hạt nhân không phải là vấn đề cần đưa ra bàn thảo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Do vậy việc nêu vấn đề này ra trong cuộc hội đàm với Hàn Quốc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực và có nguy cơ biến tất cả những thành tựu tốt đẹp mà hai nước đã đạt được trong cuộc hội đàm thành con số 0.
Ông Ri Son Gwon (phải) bắt tay Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon sau cuộc hội đàm song phương tại làng đình chiến Panmunjom (Ảnh: Reuters)
Theo AFP, một trong số các quan chức của chính phủ Mỹ, những người được tiếp cận với các báo cáo mật về kế hoạch đối phó của Mỹ với Triều Tiên, cho rằng cuộc hội đàm Hàn - Triều nhiều khả năng đi theo "lối mòn" ngoại giao từng diễn ra trước đây, trong đó Triều Tiên sẽ được hưởng lợi từ các khoản viện trợ lương thực cũng như các khoản viện trợ khác, song rốt cuộc vẫn không chịu từ bỏ chương trình hạt nhân.
Một quan chức khác cho biết cuộc hội đàm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có thể tạo ra một mối nguy hiểm khác cho Mỹ khi Bình Nhưỡng tìm cách lợi dụng cuộc hội đàm này để chia rẽ mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Seoul và Washington. Giới phân tích nhận định, Hàn Quốc có thể sẽ phải tìm cách để cân bằng mối quan hệ với cả Triều Tiên và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay.
Hàn Quốc từ lâu đã duy trì liên minh quân sự mạnh mẽ với Mỹ và được hưởng lợi đáng kể từ việc trở thành đối tác thương mại thân cận với Washington. Xét về lịch sử, Seoul cũng luôn phải cảnh giác với các chiến thuật thay đổi "chóng mặt" của Triều Tiên.
Vì những lý do trên, cuộc hội đàm ngày 9/1 có lẽ chỉ là cơ hội để Hàn Quốc thăm dò quan điểm của Triều Tiên. Khó có thể tưởng tượng rằng Hàn Quốc sẽ đưa ra bất kỳ bước đột phá hay thay đổi nào về chính sách trong những vấn đề lớn mà không xin ý kiến tham vấn của Mỹ. Do vậy, theo một số chuyên gia, Washington có lẽ không cần quá lo lắng về cuộc hội đàm Hàn - Triều lần này.
Thành Đạt
Theo Dantri
"Bom và tên lửa Triều Tiên chỉ nhằm vào Mỹ" Trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên nổi giận và từ chối thảo luận khi Hàn Quốc đề cập đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Bình Nhưỡng nói rằng, tất cả vũ khí này của họ chỉ nhằm vào Mỹ. Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters) "Tất cả vũ khí của chúng tôi trong đó có bom nguyên...