Máy bay chở hàng rơi ở Lithuania, không loại trừ khả năng khủng bố
Sáng 25/11, một máy bay chở hàng của DHL đã bị rơi khi hạ cánh xuống sân bay Vilnius của Lithuania, trượt vào một ngôi nhà và khiến một người trên máy bay thiệt mạng.
Ngoài ra, còn có ba người khác trên máy bay bị thương, theo các quan chức cho biết.
Máy bay gặp nạn là Boeing 737-400. Máy bay đã đâm xuống đất, vỡ thành nhiều mảnh và trượt hơn 100 mét trước khi đâm vào ngôi nhà. Không có thương vong dưới mặt đất
Người phát ngôn Trung tâm Quản lý Khủng hoảng Quốc gia Lithuania cho biết máy bay bị rơi vào khoảng 03h30 GMT (10h30 giờ Việt Nam) khi đang tiếp cận sân bay đích để hạ cánh.
Chuyến bay theo lịch trình này do hãng hàng không Swiftair có trụ sở tại Tây Ban Nha khai thác thay mặt cho DHL và cất cánh từ Leipzig, Đức vào lúc 02h08 GMT (09h08 giờ Việt Nam).
Video đang HOT
Khói bốc lên sau vụ tai nạn máy bay chở hàng DHL ở Vilnius, Litva, ngày 25/11. Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo, cảnh sát cho biết 12 người đã được sơ tán khỏi ngôi nhà bị máy bay đâm trúng.
Lính cứu hỏa đã dội nước vào tòa nhà đang bốc khói cách đường băng sân bay khoảng 1,3 km về phía bắc, đồng thời phong tỏa các con phố gần đó.
Cảnh sát và công tố viên đang điều tra vụ việc, không có bằng chứng nào cho thấy có vụ nổ xảy ra trước vụ tai nạn.
Phát biểu với báo giới, Tổng giám đốc Cục An ninh Nhà nước Lithuania Darius Jauniskis cho biết: “Không thể bác bỏ khả năng xảy ra khủng bố… Nhưng hiện tại chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ sự quy kết hay chỉ trích nào, vì chúng tôi không có thông tin như vậy”.
Đức đang điều tra một số vụ cháy do thiết bị gây cháy giấu trong bưu kiện tại một nhà kho ở Leipzig gây ra vào đầu năm nay. Cảnh sát chống khủng bố Anh đang điều tra vụ cháy nhà kho hồi tháng 7 do một gói hàng bắt lửa, và đang liên lạc với các cơ quan thực thi pháp luật châu Âu để xem liệu có mối liên hệ nào với các vụ việc tương tự ở nơi khác hay không.
Ukraine kêu gọi đối tác bảo trợ cho các địa phương
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 7/10, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã kêu gọi các quốc gia đối tác tham gia bảo trợ cho các khu vực, địa phương cụ thể của nước này nhằm thúc đẩy phát triển và đem lại sự thay đổi lâu dài tại đây.
Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng gần Kramatosk ở vùng Donetsk, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Sybiha kêu gọi các quốc gia đối tác (những nước chưa tham gia vào sáng kiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky) chọn một khu vực, địa phương cụ thể của nước này để bảo trợ, đóng góp vào sự thay đổi của Ukraine.
Ông Sybiha nhấn mạnh sự bảo trợ của các quốc gia đối tác đối với các thành phố, khu vực của Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh doanh tại quốc gia Đông Âu này, đồng thời tạo điều kiện cho các quốc gia đối tác hỗ trợ trực tiếp cho người dân và đem đến tác động lâu dài.
Ông Sybiha nêu rõ đến nay đã có 5 nước, bao gồm: Estonia, Latvia, Litva, Đan Mạch và Italy tham gia vào sáng kiến của Ukraine.
Trong diễn biến khác, tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Slovakia Robert Fico, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal khẳng định Kiev sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga, vốn dự kiến hết hạn vào cuối năm nay.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã khẳng định lập trường trên, trong khi cựu Ngoại trưởng Dmitry Kuleba nhấn mạnh Kiev sẽ không đề nghị Moskva gia hạn hợp đồng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc ngừng hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến khu vực, đặc biệt là một số quốc gia ở Trung và Đông Âu.
Trong khi đó, một số chuyên gia tin rằng việc này sẽ không tạo ra mối đe dọa ngay lập tức đối với nguồn cung của Áo, Hungary và Slovakia do các quốc gia này đã lưu trữ đầy đủ, có khả năng liên kết hệ thống đường ống dẫn khí đốt và tiếp cận gián tiếp các đường ống dẫn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu thông qua các trạm tiếp nhận ở Đức và Italy. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, EU vẫn có thể tiếp tục mua khí đốt từ Nga thông qua đấu giá công suất và di chuyển điểm giao khí đốt.
Ông Medvedev: Belarus có thể đáp trả hạt nhân nếu bị Ukraine tấn công Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng Belarus có đủ khả năng dùng vũ khí hạt nhân đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào nước này. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Getty). Minsk sẽ có "cơ sở" để tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân nếu Kiev tấn...