Máy bay chiến đấu Nga hạn chế không kích ở Syria?
Việc đóng cửa một trong hai đường băng ở Humaymin cho thấy khả năng máy bay chiến đấu Nga bắt đầu hạn chế không kích ở Syria.
Việc đóng cửa một trong hai đường băng ở Humaymin cho thấy khả năng máy bay chiến đấu Nga bắt đầu hạn chế không kích ở Syria.
Theo hình ảnh vệ tinh mới nhất do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus cung cấp cho thấy, một trong hai đường băng tại sân bay Humaymim, Syria đã được sơn hình chữ X lớn ở hai đầu đường băng. Hình sơn này thường đường sử dụng để báo hiệu đường băng đã ngưng hoạt động để các máy bay nhìn thấy và không hạ cánh xuống đó.
Đây là đường băng chính được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu Nga kể từ khi Moscow mở rộng can thiệp quân sự tại Syria từ tháng 9/2015. Các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn như An-124 có trọng lượng cất cánh tới 400 tấn thường hoạt động trên đường băng này.
Ảnh vệ tinh cho thấy một trong hai đường băng đã được sơn chữ X báo hiệu đường băng không hoạt động. Ảnh: Airbus Quốc phòng và Không gian
Một đường băng thứ 2, nằm về phía tây của đường băng chính đã được bổ sung khi Nga gia tăng tần suất các phi vụ xuất kích. Đường băng này trước đây vốn sử dụng cho máy bay dân sự trước khi tình hình ở Syria trở nên xấu đi.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 14/3, Moscow tuyên bố rút phần lớn các máy bay chiến đấu đang hoạt động tại Syria về nước. 12 cường kích Su-25 đã rời căn cứ vào ngày 20/3. Truyền thông Nga cũng xác nhận 3 cường kích Su-24M và 3 Su-34 đã rời Syria trở về Nga.
Tuy nhiên, lực lượng còn lại khá hùng hậu gồm 11 Su-24M, 5 Su-34, 4 tiêm kích Su-30SM và 4 Su-35S. Mặc dù toàn bộ Su-25 đã rút về nước, nhưng việc tăng cường trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 vẫn đảm bảo khả năng chi viện hỏa lực trên không cho các chiến dịch của quân đội chính phủ Syria.
Như vậy, với một đường băng hoạt động, Không quân Nga đang duy trì một cách hạn chế các phi vụ tại Syria sau gần 6 tháng không kích liên tục vào các mục tiêu của IS.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Nóng: Trung Quốc sắp hoàn tất đường băng trên một đảo thuộc Trường Sa
Ảnh vệ tinh ngày 28/6 của Mỹ cho thấy Trung Quốc gần xây xong đường băng dài 3.000 m trên bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa.
Reuters dẫn lời các chuyên gia an ninh Mỹ, đường băng này đủ độ dài để phục vụ các máy bay quân sự của Trung Quốc.
Những bức ảnh vệ tinh mới nhất này được công bố trong chương trình Sáng kiến minh bạch hóa hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế trụ sở tại Washington.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần xây xong đường băng dài 3.000 m trên bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (ảnh: Reuters)
Theo AMTI, đường băng hiện rõ trên ảnh vệ tinh. Hai sân đỗ trực thăng, tới 10 ăng-ten truyền thông vệ tinh và một tháp radar có thể được nhìn thấy trên bãi đá Chữ Thập. Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy một tàu hải quân Trung Quốc đang neo đậu.
Trước đó, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố hoàn tất việc cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông, đồng thời công khai các hạng mục sẽ được triển khai tại những đảo nhân tạo này.
AMIT cũng cung cấp cả những hình ảnh mới nhất trên bãi đá Gạc Ma cho thấy, một cơ sở quân sự đa cấp lớn ở trung tâm khu vực này với 2 tòa tháp radar có thể được xây dựng. Ảnh thấy rõ 2 sân đỗ trực thăng và lên đến 3 ăng-ten truyền thông vệ tinh cũng có thể nhìn thấy tại đây.
Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và nói rằng, nước này có mọi quyền để xây dựng trên các rạn san hô ở đó. Trong thời gian diễn ra Đối thoại Chiến lược Mỹ Trung tuần trước, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hứa hẹn rằng, việc tự do hàng hải ở Biển Đông với kim ngạch thương mại trị giá 5.000 tỷ USD sẽ được đảm bảo.
Hồi đầu tuần, Reuters trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi dự án của Trung Quốc cải tạo đảo với quy mô lớn ở Biển Đông, là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định" trong khu vực.
Ông nói rằng Mỹ không có vị trí tranh chấp trên Biển Đông, nhưng quan tâm mạnh mẽ tới diễn biến các hoạt động mà các bên liên quan đang theo đuổi, và quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.
"Biện pháp cần làm tiếp theo đối với Trung Quốc và tất cả các bên liên quan là dừng ngay các hoạt động cải tạo và giải quyết mâu thuẫn theo các quy định của pháp luật", Reuters dẫn lời ông Blinken nói.
"Chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc cưỡng chiếm, thay đổi hiện trạng Biển Đông - hành vi mà Mỹ và các đồng minh đều đồng lòng chống lại", Blinken cho biết trong một bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách An ninh Mỹ./.
Trung Quốc cô độc trong tham vọng nuốt trọn Biển Đông
Thái độ cứng rắn của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2015 cho thấy Bắc Kinh không ngần ngại đẩy xa hành động trên Biển Đông.
Ngân Giang
Theo_VOV
Âm mưu thâm sâu trên bãi cạn Scarborough Trung Quốc một lần nữa bất chấp tất cả khi công khai toan tính biến bãi cạn Scarborough thành một "tiền đồn quân sự", "một đường băng" nhằm "khống chế bầu trời" trên Biển Đông. Trung Quốc huy động hàng chục tàu thuyền ráo riết bồi đắp bãi cạn Scaborough sau khi chiếm giữ bãi cạn này Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi...