Máy bay Boeing 737 MAX sẽ không được cấp lại giấy phép bay trước năm 2020
Giám đốc Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) Steve Dickson ngày 11/12 cho biết máy bay Boeing 737 MAX, loại đã bị cấm bay từ tháng 3 vừa qua sau hai vụ rơi làm hàng trăm người thiệt mạng, sẽ không được cấp chứng chỉ bay lại cho đến năm 2020.
Máy bay 737 MAX 9 của Hãng Boeing thực hiện chuyến bay tại Seattle, Washington, Mỹ, ngày 13/4/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Dickson cho biết tiến trình phê chuẩn nối lại hoạt động bay cho máy bay 737 MAX vẫn còn 10 hoặc 11 mốc quan trọng, trong đó việc bay cấp chứng chỉ và một giai đoạn nhận xét của dư luận. Ước tính, có thể thấy tiến trình này “sẽ kéo dài sang năm 2020″.
Trước đó, Boeing bày tỏ mong muốn tháng 12/2019 sẽ nối lại hoạt động giao hàng cho các hàng hãng không và tháng 1/2020 sẽ nhận được sự chấp thuận của FAA cho phép các hãng hàng không Mỹ sử dụng trở lại loại máy bay này. Tuy nhiên, FAA cho biết có rất nhiều sức ép đối với việc sớm đưa loại máy bay này trở lại hoạt động thương mại.
Video đang HOT
Boeing đã giảm bớt hoạt động sản xuất máy bay 737 MAX sau khi dòng máy bay đắt hàng nhất này của hãng bị cấm bay trên toàn thế giới vì 2 vụ rơi máy bay 737 MAX của Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 và của Ethiopian Airlines (Ethiopia) hồi tháng 3/2019 khiến 346 người thiệt mạng. Mới đây, ngày 22/11, Boeing đã tung ra phiên bản mới nhất của dòng máy bay 737 MAX , mang tên 737 MAX 10, được trang bị phiên bản nâng cấp của hệ thống điều khiển bay, hay còn gọi là Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS), vốn được cho là yếu tố chính dẫn tới hai vụ tai nạn máy bay nói trên.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Phi công, tiếp viên Mỹ không dám làm việc trên máy bay Boeing 737 Max
Boeing đang quyết liệt vận động Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho phép máy bay 737 Max bay trở lại. Nhiều phi công và tiếp viên Mỹ xin không làm việc trên loại máy bay này.
Theo New York Times và Reuters, Boeing đang liên tục vận động các quan chức FAA để cơ quan này cấp phép cho máy bay 737 Max được bay trở lại. Sau hai vụ tai nạn thảm khốc khiến 346 người thiệt mạng ở Indonesia và Ethiopia, Boeing 737 Max đã bị cấm bay suốt 8 tháng qua.
Thời gian qua, Boeing liên tục gây sức ép buộc phi công các hãng hàng không thử nghiệm phần mềm mới của máy bay 737 Max trong các hệ thống bay mô phỏng trước khi FAA hoàn tất kiểm tra.
Boeing cũng kêu gọi FAA cho phép công ty này giao các máy bay 737 Max mới sản xuất cho hàng loạt hãng hàng không trước khi chúng được cấp phép bay.
Máy bay Boeing 737 Max chưa sơn ở nhà máy tại Renton, Washington (Mỹ). Ảnh: Reuters.
FAA đang chống lại sức ép này. New York Times dẫn lời một số kỹ sư hàng không FAA khẳng định việc để phi công thử nghiệm phần mềm Boeing 737 Max trước khi nó được FAA kiểm tra là chuyện không thể chấp nhận được.
Nhiều quan chức FAA khuyến khích các kỹ sư kiểm tra cẩn thận phần mềm của 737 Max. Trong một video gửi tới các nhân viên, Giám đốc FAA Stephen Dickson kêu gọi mọi người "hãy chống lại sức ép" dù không nhắc đến tên Boeing.
"Tôi biết rằng sức ép đòi đưa máy bay này trở lại hoạt động là rất lớn. Nhưng tôi muốn các bạn hiểu rằng hãy tập trung hoàn toàn vào vấn đề an toàn. Tôi sẽ ở bên cạnh các bạn", ông Dickson tuyên bố.
Nguồn tin New York Times tiết lộ đích thân CEO Boeing Dennis Muilenburg đã đến gặp ông Dickson, yêu cầu FAA sớm cấp phép cho máy 737 Max bay trở lại. Trước đó, Boeing công khai bày tỏ mong muốn rằng 737 Max được bay trở lại vào giữa tháng 12.
Theo Business Insider, hôm 15/11 bà Lori Bassani, người đứng đầu Hiệp hội Tiếp viên Hàng không Chuyên nghiệp, tiết lộ rất nhiều tiếp viên của American Airlines nài nỉ cấp trên không buộc họ phải làm việc trên máy bay 737 Max.
Trong khi đó, ông Jon Weaks, Chủ tịch Hiệp hội Phi công Southwest, chỉ trích Boeing là "quá tham lam, kiêu ngạo và ngu dốt" khi cố tình gây sức ép để đưa máy bay 737 Max sớm hoạt động trở lại.
Theo news.zing.vn
Sự cố máy bay Boeing 737 MAX: Chủ tịch Boeing bảo vệ CEO D. Muilenburg Ngày 5/11, Chủ tịch tập đoàn sản xuất máy bay Boeing David Calhoun đã lên tiếng bảo vệ Giám đốc điều hành (CEO) của hãng này Dennis Muilenburg, đang ở "tâm bão" của Quốc hội Mỹ kêu gọi ông từ chức sau khi xảy ra các thảm họa hàng không liên quan đến dòng máy bay Boeing 737 MAX, cướp đi sinh mạng...