Máy bay bị cách ly vì nhiều hành khách mắc bệnh cúm
Hàng chục hành khách tham gia chuyến bay của hãng hàng không Air New Zealand đến Auckland sáng nay được phát hiện có triệu chứng cúm, khiến máy bay ngay lập tức bị phong tỏa và cách ly.
Một máy bay của hãng hàng không Air New Zealand đã bị cách ly vì nhiều hành khách trên đó xuất hiện triệu chứng cúm. (Hình minh họa)
Chiếc Boeing 777-200 đã được cách ly trong nhiều giờ, sau khi xuất phát từ Tokyo, Nhật Bản và chở theo 274 hành khách. Trên chuyến bay này, 73 hành khách, trong đó có nhiều trẻ em, bỗng nhiên bị ốm và xuất hiện triệu chứng bệnh cúm. Sự việc đã khiến giới chức New Zealand lập tức phong tỏa và kiểm tra máy bay.
Theo truyền thông New Zealand, không hành khách nào được phép rời chiếc máy bay khi các quan chức y tế theo dõi tình hình. Một hành khách có tên Chris Auld cho biết, sau khi các quan chức đeo mặt nạ phòng độc kiểm tra, nhiều hành khách mới được cho phép rời khỏi máy bay.
Bộ Y tế New Zealand nói rằng họ đang theo dõi sát sao vụ việc. “Chúng tôi vừa được thông báo tình hình và được cảnh báo ở Nhật Bản hiện đang vào mùa cúm. Tuy nhiên, họ thông báo rằng đó chỉ là bệnh cúm theo mùa chứ không phải dịch nguy hiểm, dù chưa có thông tin chính xác về chủng cúm mới ở đó”, Bộ trưởng Y tế Tony Ryall phát biểu.
Video đang HOT
Bình An
Theo Infonet.vn
Cúm A/H5N1 tái xuất: Độc lực mạnh, tử vong cao
PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã khẳng định như trên về sự trở lại của cúm A/H5N1 sau 2 năm vắng bóng.
Cúm gia cầm đã xuất hiện và có xu hướng bùng phát ở miền Bắc nhưng nay xuất hiện 2 trường hợp ở miền Tây Nam Bộ. Đây có là điều bất thường?
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: Điều này là do đàn vịt chạy đồng ở đây đông hơn miền Bắc rất nhiều. Do đó, nguy cơ lây lan từ các đàn vịt di chuyển từ nơi này qua nơi khác cũng cao hơn. Hơn nữa, dù các ca bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không gây thành ổ dịch lớn nhưng điều lo ngại là vi-rút cúm A/H5N1 vẫn tồn tại trong các đàn thủy cầm ở một số nơi dưới dạng lành mang trùng. Việc tiêm phòng cho gia cầm, thủy cầm trong các hộ gia đình lại không cao.
Kết quả giám sát của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho thấy khoảng 5% đàn vịt mang vi-rút, đó là bằng chứng vi-rút H5N1 vẫn có trong môi trường và có thể gây nên những ổ dịch.
Hai trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 vừa qua cũng là do có tiếp xúc trực tiếp và sử dụng thủy cầm bệnh.
PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
Bộ Y tế khuyến cáo đối tượng dễ mắc cúm nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, 2 trường hợp tử vong mới nhất đều là những thanh niên- lứa tuổi có sức khỏe tốt, thưa ông?
Khả năng nhiễm cúm của từng người cũng phụ thuộc vào tính cảm nhiễm của họ. Ngay trong một gia đình có những người cũng ăn thịt con gia cầm bệnh ấy nhưng không phải ai cũng nhiễm bệnh và tử vong, hoặc nhiễm mà không có biểu hiện bệnh. Trong những đợt dịch trước đây, phải tiêu hủy hàng triệu gia cầm thì người thực hiện trực tiếp tiêu hủy chính là người phơi nhiễm. Đối tượng này rất lớn nhưng rất ít người bị nhiễm bệnh.
Điều gì khiến người ta lo ngại khi tái xuất các ca bệnh cúm gia cầm trên người, thưa ông?
Cúm gia cầm khác biệt hơn nhiều so với cúm mùa, cúm thường và cúm đại dịch ở người. Nó là bệnh của gia cầm nên vi-rút sống trên gia cầm và tỉ lệ người nhiễm cũng rất ít, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận ca bệnh nào lây từ người sang người. Điều mà chúng tôi lo ngại nhất là vi-rút cúm A/H5N1 biến đổi thích ứng lây từ người sang người. Chúng phát triển, cư ngụ ở hầu, họng người bệnh và dễ dàng lây sang người khác.
Đã từng xảy ra hiện tượng vi-rút từ gia cầm, vật nuôi lây sang người chưa, thưa ông?
Có. Gần đây nhất là đại dịch cúm H1N1. Đây là chủng vi-rút cúm được trộn từ gien của heo, gia cầm và người. Tại thời điểm này, cúm H1N1 đại dịch đã trở thành cúm mùa thông thường, độc lực nhẹ. Còn H5N1 chưa thấy có sự tích hợp, nếu có thì đó là một thảm họa.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nghiên cứu vắc-xin phòng cúm A/H5N1 từ năm 2005. Vậy khi nào người dân sẽ có vắc-xin cúm A/H5N1 để phòng bệnh?
Vắc-xin cúm đang trong giai đoạn 3 của quá trình thử nghiệm. Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn. Nếu bảo đảm các yêu cầu trên thì trong một tương lai gần, vắc-xin này sẽ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Theo dân trí
Bi hài chuyện giải hạn đầu năm Người Việt sống nặng về tâm linh, nên việc dâng sao giải hạn đầu năm nhằm mục đích cầu mong sẽ có nhiều điều tốt lành đến với gia đình và người thân trong năm mới, tránh được điềm rủi ro, vận hạn đó là việc làm bình thường. Nhưng cũng không ít chuyện biến tướng, làm quá lên khiến việc cúng lễ...