“Mấy ai lấy chồng nghèo mà hạnh phúc?”
Gửi chuyên mục Chia sẻ của báo Phunutoday, tôi tên là N., năm nay 24 tuổi.
Gửi chuyên mục Chia sẻ của báo Phunutoday, tôi tên là N., năm nay 24 tuổi. Tôi là một độc giả trung thành của báo và đã nhiều lần đọc được những tâm sự giấu kín trong lòng của nhiều người và thấy rằng đó cũng là một cách để giải toả những bức xúc của bản thân nên tôi mạnh dạn gửi đi lá thư này mong nhận được sự đồng cảm.
Chả là tôi mồ côi cha từ sớm, gia đình chỉ có mẹ và chị gái đã đi lấy chồng. Từ bé đến lên gia cảnh nhà tôi chưa khi nào sung túc vì mẹ tôi nai lưng nuôi hai người con, trong khi chị tôi lại học hành không đến nơi đến chốn nên cũng đi lấy chồng sớm, 28 tuổi chị đã có hai đứa con, hiện đang ở nhà chồng. Nhưng nhà chồng lại ở tận quê xa, nên hầu như cũng ít gặp mà chỉ thỉnh thoảng chị bế cháu về thăm nhà ngoại hay gọi điện. Tôi và chị cũng rất hay chia sẻ với nhau chuyện phụ nữ rồi chồng con, nhờ có kinh nghiệmnên chị cũng chỉ bảo tôi nhiều.
Lấy chồng nghèo có hạnh phúc? (Ảnh minh hoạ)
Học xong Đại học, có tấm bằng cử nhân loại khá, lại được cái “mặt tiền” không đến nỗi nào nên tôi kiếm được một công việc khá ổn định, May mắn xung quanh cũng có vài anh tán tỉnh, trong đó nổi lên là hai người, một là H., anh ấy cũng là đồng nghiệp với tôi. Hai là M., một người đàn ông từng trải, đã có một đời vợ nhưng đã ly dị được hơn 3 năm. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai người đàn ông này không phải là tuổi tác mà là kinh tế. H. chỉ ở mức tàng tàng vì chỉ là nhân viên quen, trong khi M. hiện là chủ một doanh nghiệp. Thực lòng thì tôi mến H. hơn bởi vì anh tuổi trẻ và cũng…đẹp trai, trong khi M. biết cách quan tâm nhưng lại có hai đứa con riêng, sức ép thú thật là quá lớn với một cô gái còn trẻ như tôi.
Video đang HOT
Khi tâm sự với chị, tưởng chị sẽ bảo tôi đi theo tiếng gọi của trái tim, nhưng chị lại thẳng thừng bảo rằng: “Mấy ai lấy chồng nghèo mà hạnh phúc? Nghèo khó sống khổ lắm, ăn còn không đủ no lấy đâu ra sức mà yêu với chả đương. Mày nên chọn M. để có một cuộc sống sung túc hơn, người ta tuy gia cảnh có chút phức tạp nhưng lại có tiền, tha hồ được chiều chuộng, đàn bà thì chỉ cần thế là đủ hạnh phúc rồi, đừng tin vào tình yêu”.
Tôi rất sốc với lời khuyên của chị và cũng đã gắt gỏng lên, nhưng sau đó khi nghĩ kĩ thì thấy chị cũng có lẽ đúng. Khi đi chơi với H., tôi cũng có những niềm vui nho nhỏ, nhưng anh thì không có tiền để mua tặng tôi những thứ mà tôi thích, đến đi ăn đi chơi cũng dè dặt, trong khi đó thì M. rất ga lăng, đưa đón một bước ô tô đỗ xịch trước cửa nhà, tôi cũng lung lay dữ dội. Tôi sợ cái cảnh nghèo túng như tôi đã trải qua trong nhiều năm nay, nhưng tôi cũng sợ rằng nếu tham tiền quá thì cũng khổ một đời. Tôi biết phải làm sao đây?
Theo Phunutoday
Em ơi! Lấy chồng nghèo, chớ lấy chồng hèn
Mấy hôm nay thấy cộng đồng mạng nóng ran về hình ảnh một ông bố đứng giữa xôn xao đường phố, trưng biển xin việc để mua sữa cho con, tâm anh bỗng nhiên rung lên những hồi thương cảm.
Ảnh minh họa
Anh chẳng thương cho chàng trai đã phải phơi khuôn mặt có vẻ tri thức của mình ra giữa đường, biến mình thành một cái cột để móc vào một cái biển hòng cầu vớt sự quan tâm của cộng đồng, cái anh thương là thương người vợ của chàng ta, anh thương đứa con của chàng ta. Chao ôi, xấu chàng thì hổ ai. Sang chàng thì đẹp ai.
Khi một người phụ nữ quyết định "khi hai ta về chung một nhà" tức là họ đã quyết định trao gửi cuộc đời mình cho một người đàn ông đủ sức che chở, bọc bao, đủ sức cáng đáng những chuyện mà người đàn ông trong gia đình phải gánh vác. Xã hội phân chia lao động, hôn nhân phân chia vị trí. Đó là một thực tế chưa có nhiều biến đổi. Gánh nặng kinh tế phải được đặt lên người chồng, người vợ được tạo hóa giao phó cho một thiên chức khác.
Ngày nay, người vợ đã có chỗ đứng tốt hơn trong gia đình và xã hội. Có những gia đình người vợ vừa là người làm ra của cải vật chất chủ yếu vừa là người nắm vai trò chỉ huy tuyệt đối.
Tuy nhiên, cô vợ của chàng trai cầm biển chắc hẳn vẫn là người phụ nữ, người mẹ theo hình thức truyền thống, đó là ở nhà chăm lo việc nhà, dạy dỗ chăm sóc con cái để cho người chồng bươn chải đường đời kiếm tiền về gồng gánh căn nhà nho nhỏ ấy.
Chuyện cầm biển xin việc trước nay chẳng phải là sự lạ lắm. Khi cung vượt quá cầu, khi đòi hỏi về năng lực của người lao động ngày càng gia tăng, ắt sẽ sản sinh ra những dư thừa tất yếu. Trên các trang mạng xã hội, có hẳn những sàn giao dịch việc làm, ở đó người tìm việc nói về mình, năng lực, bằng cấp, yêu cầu mức lương...của mình, người tuyển dụng đưa ra yêu cầu đối với công việc mà họ cần tìm người tưng ứng.
Còn đời thực, chuyện ở xứ Tây ghi nhận trường hợp thiếu nữ 19 tuổi Hanna ở Wilts (Anh), cũng giống như "chàng trai của chúng ta", cô gái này đứng giữa thành phố trên tay ôm tấm biển "cần tìm một công việc, có thể giúp tôi không?". Hanna cũng tâm sự đã đi xin việc ở hơn 200 địa chỉ, thậm chỉ tìm cả trên internet nhưng đều không tìm được việc như ý, vì vậy mới quyết định lựa chọn phương án này. Kết quả, sau những cuộc gọi quyấy nhiễu của các đấng nam nhi thì cô cũng tìm được một công việc ưng ý đó là làm một điện thoại viên với mức thu nhập 14.000 bảng Anh/năm.
Ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc (ảnh minh họa)
Em à, trong bối cảnh khi công việc đang ngày càng khan hiếm, giữa cơn bải hoải của kinh tế, anh không dè bỉu mọi cơ hội để thông điệp của người lao động đến được tai nhà tuyển dụng. Với bản tính khiêm tốn, chúng ta đã có thời kỳ không để cái tôi của mình được trồi lên, còn bây giờ tự quảng bá thương hiệu cá nhân đang là một công việc khôn ngoan và đáng khuyến khích.
Vậy em thử đem so sánh trường hợp của Hanna với trường hợp của anh chàng cử nhân Phùng Đức Ninh trong câu chuyện ở trên xem có sự khác biệt gì. Khác biệt đó chính là cái người ta bấu víu vào để xin việc. Một con người tự tôn, có ý thức về cái tôi bản thân, một người xin việc chân chính, có năng lực phải phô ra bên ngoài cái mình có, cũng là cái nhà tuyển dụng cần, vậy mà ở đây ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc.
Con cái không chịu trách nhiệm cho việc bố thất nghiệp, con cái không tự nhiên mà sinh ra, nó là kết quả của một quá trình, trong hôn nhân nó có thiên hướng của sự đồng thuận nhiều hơn. Ông bố có quyền và buộc phải có quyền chăm lo cho con mình, nhưng một ông bố hèn là ông bố lôi con ra làm cái cớ nhằm kiếm việc.
Trong một cuộc thi mà anh chứng kiến, có hai đội đều có số điểm ngang nhau, thành viên của một đội đã đứng lên và giới thiệu rằng đội của anh ta có một thành viên tật nguyền, và coi đó như là một điểm mạnh để ưu ái. Kết quả một thành viên cũng tật nguyền của một đội khác để lên án mạnh mẽ hành động này. Họ, những người tật nguyền không muốn lấy đó làm thế mạnh, họ còn coi đó là động lực nữa kia.
Vậy nên em ạ, thế gian không ai được chọn mẹ chọn cha, nhưng thế gian cho chúng ta được phép chọn vợ chọn chồng. Em có thể chọn một người chồng nghèo, nhưng đừng chọn chồng hèn em nhé. Bởi người đó sẽ là cha của con em đấy, nhớ chưa.
Theo Eva
Lấy chồng giàu lại nhớ thương tình nghèo Phía sau ánh hào quang lấp lánh của kim cương, vàng bạc là nỗi đau của người con gái còn quá trẻ. Kể từ ngày lấy chồng giàu, sống cuộc sống khổ nhục, không một ngày nào chị nguôi nhớ về anh... Con gái ai cũng mong muốn kiếm được tấm chồng tử tế, chăm lo được cho gia đình, vợ con. Nhưng...