Mẫu smartphone HTC One bị cấm bán tại châu Âu
Sau khi gặp khó khăn dẫn tới việc trì hoãn việc ra mắt mẫu smartphone One, hãng HTC tiếp tục phải đối mặt với thách thức mới.
The HTC One. (Nguồn: CNET)
Gần đây, tòa án Hà Lan đã xem xét lệnh cấm bán mẫu smartphone này sau khi đối thủ Nokia cho rằng một số linh kiện micrphone chủ đạo của sản phẩm đó vi phạm thỏa thuận độc quyền giữa Nokia với hãng ST Microelectronics.
Theo trang tin Engadget, “vấn đề bắt nguồn từ khả năng vi phạm thỏa thuận độc quyền giữa Nokia và ST Electronics, trong đó có thể HTC One đã được trang bị thành phần microphone vốn được phát minh và sản xuất dành riêng cho Nokia.”
Video đang HOT
Nếu bị cấm bán sản phẩm, chắc chắn HTC sẽ gặp khó khăn trong việc tìm lại “phong độ” trước đây của họ, bởi HTC One được kỳ vọng sẽ giúp hãng này cải thiện đáng kể lượng tiêu thụ.
Trong khi đó, bản thân khách hàng châu Âu cũng sẽ phải chịu thiệt bởi họ không có cơ hội được mua mẫu smartphone hấp dẫn mới từ hãng điện thoại Đài Loan.
Theo GenK
Sợ mất 10% doanh thu, Google sửa hiển thị kết quả tìm kiếm
Sau gần 2 năm đàm phán với Ủy ban chống độc quyền Châu Âu ( viết tắt là EU) về vấn đề độc quyền của mình trên công cụ tìm kiếm, Google cuối cùng đã chịu nhượng bộ trước những yêu cầu của cơ quan này. Nhiều người cho rằng động thái này của Google nhằm tránh cho tập đoàn Internet nổi tiếng thế giới này phải rơi vòng lao lí. Vì theo tính toán nếu thua Google có thể sẽ mất 10 % doanh thu toàn cầu của tập đoàn này.
Google cuối cùng đã chịu nhượng bộ trước EU.
Cuộc điều tra về Google bắt đầu vào tháng 11 năm 2010 và trong suốt thời gian đó, Cơ quan chống độc quyền của EU đã tiến hành điều tra về việc tập đoàn internet này sử dụng công cụ tìm kiếm của mình để ưu tiên các sản phẩm khác do hãng này phát triển trong kết quả tìm kiếm. chẳng hạn
Như YouTube, Google shoping hay Google , sẽ được xuất hiện ở ngay trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Phát ngôn viên của EU, ông Antoine Colombani cho biết: "Google đã đệ trình bản cam kết với ủy ban". Ngoài ra Ủy ban chống độc quyền của EU cũng cho biết rằng bất cứ điều gì đạt được thỏa thuận sẽ ràng buộc về mặt pháp lý cho Google. Điều này đã được khẳng định bởi chu tịch ủy banliên minh Châu Âu, ông Joaquín Almunia:"Chúng tôi đang cố gắng để đạt được thỏa thuận với Google. Trong đó, nó sẽ bao gồm các cam kết ràng buộc pháp lý trên cơ sở đề nghị của Google," ông nói với các phóng viên tại Washington cách đây vài ngày.
Châu Âu luôn là mảnh đất dữ với Google.
Được biết, theo đề nghị của Google thì họ sẽ thay đổi nội dung tìm kiếm. Bên cạnh đó, Google muốn công cụ tìm kiếm của mình được test kết quả với những công ty khiếu nại. Trong số đó, có cả công cụ tìm kiếm của Foundem của Vương Quốc Anh. Đây là công ty đã tập hợp các đối thú khác đứng lên kiện Google về độc quyền trong công cụ tìm kiếm và gạt bỏ bên thứ ba nhằm ưu ái các sản phẩm của mình.
Ngay sau khi vụ kiện trên kết thúc, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm số một thế giới vẫn còn phải đối mặt với một số điều tra khác. Mới đây nhất thì văn phòng thông tin ủy viên(gọi tắt là ICO) có trụ sợ tại Anh đang có kế hoạch cùng với các tổ chức giám giám sát dữ liệu ở Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha tiến hành điều tra chính sách bảo mật của Google.
Sắp tới, Google sẽ phải làm việc với EU vì nghi độc quyền bởi Android.
Trong khi đó, một liên minh gồm các công ty sản xuất phần cứng và phần mềm di động như Microsoft, Nokia và Oracle đã đệ đơn khiếu nại chống độc quyền với Ủy ban chống độc quyền Châu Âu, với cáo buộc tuyên bố rằng hệ điều hành Android của Google đang là con bài đễ tập đoàn này thao túng thị trường di động. Có vẻ như Châu Âu là mảnh đất dữ với Tập đoàn internet nổi tiếng thế giới này.
Theo GenK
Hai "đại gia" điều chỉnh cước dịch vụ 3G: Nguy cơ độc quyền trở lại? Từ ngày 1-4-2013, hai nhà mạngMobiFone và Vinaphone đã đồng loạt điều chỉnh giá cước dịch vụ mobile internet 3G, trong đó gói internet không giới hạn tăng lên 10.000 đồng so với giá cũ. Cụ thể, MobiFone thông báo ngừng tiếp nhận đăng ký mới và gia hạn các gói cước internet 3G cũ, thay vào đó là tiếp nhận khách hàng...