Mẫu chuyển giới từng bị đánh đập, bắt nạt và hành trình gian nan để được sống với con người thật
Cô nàng chuyển giới xinh đẹp trải lòng về quá khứ bất hạnh, chịu cảnh bắt nạt, bị gia đình phản đối vì sự khác biệt. Cô cũng gây chú ý khi hé lộ hành trình từ một chàng trai trở thành cô gái xinh đẹp, quyến rũ.
Quá khứ bất hạnh vì sự khác biệt
Ngắm nhìn hình ảnh xinh đẹp, tự tin của cô gái có cái tên vô cùng nữ tính – Quản Ngọc Khánh Nhi (25 tuổi, Đồng Nai), ít ai biết được rằng, cô là người chuyển giới, từng phải chịu không ít nỗi đau, tổn thương vì bị kỳ thị.
Theo đó, ngay từ nhỏ, Khánh Nhi đã luôn phát hiện ra những khía cạnh nữ tính trong cơ thể nam giới của mình.
Vẻ ngoài khác biệt, yếu ớt khiến cô trở thành nạn nhân của những lời chế giễu, mỉa mai. Thậm chí, Khánh Nhi còn từng bị bạn bè bắt nạt, đánh đập.
Khánh Nhi luôn cảm nhận được tính nữ trong cơ thể nam giới của mình
Khánh Nhi trải lòng: “Từ nhỏ, mình đã thấy bản thân khác những bạn nam cùng lứa, mình thích chơi búp bê, lén ba mẹ mặc đầm. Sự nữ tính toát ra từ khi mình còn nhỏ, luôn nhỏ nhẹ, yếu đuối và thậm chí hồi đi học còn từng có cảm tình với một bạn nam, nhưng thực sự lúc đó rất mơ hồ, mình cũng không biết đó là gì.
Ngày đó mình thuờng xuyên bị bạn bè trêu chọc và bị gọi là bê đê, đôi lần bị đánh nữa, nhưng không bao giờ dám nói với ba mẹ, tủi thân lắm nhưng cứ chịu thôi.”
Dù bị tổn thương nhưng chính sự kỳ thị ấy đã thôi thúc Khánh Nhi trở nên mạnh mẽ là quyết tâm để sống với con người thật của mình.
Ít ai ngờ cô gái này từng bị bạo hành vì sự khác biệt giới tính
Tuy nhiên, mỗi lần quyết tâm công khai giới tính thật, Khánh Nhi lại vấp phải một rào cản lớn hơn, đó là sự phản đối từ phía gia đình. Thậm chí, mẹ cô còn từng tuyên bố “không muốn sống” nếu con chuyển giới thành nữ.
Khánh Nhi đã quyết định bỏ đi, sống xa gia đình một thời gian để thực hiện hành trình chuyển giới của mình.
“Mãi đến sau này học cấp 3 mình mới hiểu rõ về giới tính hơn, từ đó tìm hiểu về bản thân để tìm về con người thật của chính mình. Một năm trước, mình quyết định come-out, gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình và buộc phải bỏ nhà đi.
Bởi dù mình có bộc bạch tâm sự thế nào, mẹ cũng đau khổ không chịu được khi nghe sự thật về giới tính con. Mẹ bị người ta nhòm ngó, nói là không biết dạy con nên mới “bị bê đê”…
Cứ như thế, nỗi giằng xé giữa mong muốn “được là chính mình” và cảm giác tội lỗi với gia đình cứ ngày một lớn hơn.
Sự thật này ngay cả đối với bản thân cũng không dễ dàng chấp nhận, nên việc những người thân chưa hiểu cũng là lẽ thường tình. Mọi chuyện đều cần thời gian đúng không nào…
Việc mình bỏ nhà đi cũng là để ba mẹ có thời gian bình tâm, suy nghĩ lại để chấp nhận sự khác biệt của con”.
Hành trình chuyển giới và kết quả viên mãn ngoài mong đợi
Cách đây một năm, Khánh Nhi quyết định công khai giới tính. Nhưng phải đến đầu năm 2020, cô nàng mới có đủ kinh phí, sức khỏe để thực hiện các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, chính thức chuyển giới.
Khánh Nhi trải qua nhiều cuộc đại phẫu, tiểu phẫu để chuyển đổi giới tính
Khánh Nhi kể: “Bất chấp những khiếm khuyết đầy nữ tính, bất chấp cả định kiến và sự è dè ấy, bản ngã bên trong mình vẫn luôn trỗi dậy.
Tới tuổi biết mộng biết mơ thì cũng là lúc bản thân mình nhận ra không thể nào sống trong vỏ bọc của một người đàn ông được nữa.
Và may mắn thực sự đã đến, cộng thêm sự ủng hộ từ những người yêu quý, mình quyết định làm ca phẫu thuật đầu tiên trong đời, lại được phẫu thuật tại Việt Nam.
Lo sợ ca phẫu thuật thành công hay không chỉ là một phần, tò mò, thắc mắc về sự thay đổi của bản thân sau phẫu thuật mới là điều hồi hộp hơn cả.”
Khánh Nhi đã phải chịu đựng nhiều đau đớn, trải qua các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ để tìm về con người thật của mình. Hiện tại, cô vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện khi đã trở nên tự tin, nữ tính hơn.
Hiện tại, Khánh Nhi vô cùng hạnh phúc và tự tin. Cô có thể mặc kiểu váy mình thích, trang điểm xinh đẹp, làm công việc người mẫu ảnh mà Nhi hằng mong muốn.
“Niềm hạnh phúc hiện tại chính là món quà xứng đáng cho những nỗ lực và quyết định mạnh mẽ của mình. Phẫu thuật chuyển giới như một phép màu giúp mình chạm đến giấc mơ, để “người con gái” bị trói buộc bên trong được bước ra ánh sáng.
Diện mạo xinh đẹp cũng giúp mình đắt show chụp mẫu ảnh, quảng cáo hơn” – Khánh Nhi hào hứng chia sẻ.
Đặc biệt, cô gái Đồng Nai đã tìm được “nửa kia” của mình. Họ hẹn hò được 2 năm, anh là một chàng trai điển trai, ấm áp, thấu hiểu cho bạn gái.
Khánh Nhi cho hay cô có thể tự tin sánh bước bên cạnh người mình yêu trong hình hài một người phụ nữ trọn vẹn nhất có thể, sống cuộc sống vui vẻ hơn, không còn băn khoăn bởi những ánh mắt kỳ thị, soi mói.
Khánh Nhi và bạn trai.
Thông qua câu chuyện của mình, Khánh Nhi muốn nhắn gửi đến những ai đang có ý định chuyển giới để sống thật với chính mình rằng:
“Đau đớn thể xác hay tiền bạc chẳng là gì so với nỗi đau không được là chính mình. Đó là quyết định khó khăn, nhưng nếu không thử, bạn có thể sẽ mãi mãi không thể chạm tới hạnh phúc.
Hãy cố gắng giành lấy hạnh phúc cho chính mình, mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng!”
Chuyện cô gái 'gấu nâu' bị ép ăn kẹo và bài học: không ai có quyền bắt nạt nếu mình không cho phép
Mới đây, clip ghi lại cảnh một cô gái diện trang phục gấu nâu bị nhóm thanh niên đùa cợt, thách đố ăn một lúc hết 10 cây kẹo mút mới mua hàng đã khiến dân mạng bức xúc.
Tuy nhiên sau đó cô gái đã lên tiếng cho biết cô không trách họ vì cô tự nguyện. Đây là giao kèo giữa đôi bên, cô gái đã ăn đúng 10 cây kẹo, đám thanh niên kia cũng đã mua hàng như đã hứa hẹn.
Như vậy, khi mình cho người ta cái quyền bắt nạt mình thì không có quyền lên tiếng chỉ trích?
Video cô gái bị ép ăn 10 cây kẹo.
Đám thanh niên đã không thể bắt nạt được cô gái nếu cô không cho họ quyền làm vậy
Tất nhiên, hành động đùa cợt phản cảm, thiếu tôn trọng người khác của đám thanh niên rất đáng lên án. Cô gái cũng rất đáng thương vì mấy ngày trời mưa không bán được hàng, mà bản thân lại đang cần tiền nên mới cố. Ăn đến cái thứ 5 đã mắc nghẹn trong cổ họng, ăn đến mức muốn nôn ra nhưng không dám.
Việc tiêu thụ một lúc 10 cái kẹo không chỉ làm tổn hại sức khỏe mà trong trường hợp này, cô gái còn bị coi thường, xúc phạm, trở thành thú vui tiêu khiển cho đám thanh niên rảnh rỗi. May mắn là chúng còn biết giữ đúng lời hứa, trong nhiều trường hợp nạn nhân bị bắt nạt không được may mắn như vậy.
Cô gái lủi thủi ngồi bóc kẹo ăn.
Việc một cô gái làm nghề công việc tiếp thị bán hàng bị trêu ghẹo, đùa cợt là kịch bản thường thấy trong những bộ phim. Ăn một lúc 10 cái kẹo vẫn còn dễ chịu hơn việc bị chuốc rượu và phải nốc cạn hàng chục chai bia.
Trong phim Những cô gái trong thành phố, Trúc (Hoàng Mai Anh) một cô gái quê ra phố tìm việc, làm PG bia và cũng bị những người đàn ông ép phải uống bia mới mua hàng. Vì cần tiền và cũng không muốn bị mất việc nên Trúc đã nốc cạn từ cốc này đến cốc khác, đến mức ngay sau đó phải lao thẳng vào nhà vệ sinh để nôn. Nhưng tồi tệ hơn là những người đàn ông sau đó đã 'bùng', không chịu mua hàng.
Trúc bị ép uống bia.
Nếu chỉ vì cần tiền mà chấp nhận hạ thấp bản thân, trở thành thú vui tiêu khiển cho kẻ khác thì sẽ mãi trở thành kẻ bị bắt nạt với mức độ mỗi lúc nặng hơn. Có thể cô gái không chỉ phải hạ mình ăn 10 chiếc kẹo mà còn phải đánh đổi nhiều thứ khác nữa. Mà lời nói gió bay, không lấy gì làm đảm bảo đám người đùa cợt thách thức kia sẽ giữ đúng lời hứa.
Chỉ vì cần tiền nên cô gái mới đành nhận lời thách thức.
Ở đây, rõ ràng cô gái là nạn nhân bị bắt nạt nhưng rất khó để xử lý bằng luật pháp. Chỉ có thể nói về phương diện đạo đức nhưng ngay cả như vậy thì cô gái cũng đã sai khi cho phép người khác cái 'quyền' được bắt nạt, hạ nhục mình. Nếu đặt lòng tự trọng cao hơn đồng tiền, cô gái có thể ngẩng cao đầu từ chối.
Số tiền cô kiếm được tối hôm đó có thể ít đi và sẽ phải ăn mì tôm qua ngày. Chung quy đó là sự lựa chọn của mỗi người và lựa chọn nào cũng phải trả bằng một cái giá nào đó.
Người bảo vệ được mình chỉ có thể là bản thân mình
Nếu bạn bị ức hiếp, bị bắt nạt, bị sỉ nhục thì người có lỗi đầu tiên là chính bạn, bạn có lỗi với bản thân mình. Bởi vì bạn đã quá yếu đuối, nhu nhược, bạn trao cho người khác cái 'quyền' được bắt nạt mình. Mà sự độc ác, tàn nhẫn của con người là vô hạn. Kẻ mạnh sẽ tiếp tục giẫm đạp những kẻ yếu nếu kẻ yếu không biết vùng lên tranh đấu.
Có thể việc đấu tranh không mang lại một chiến thắng, thậm chí còn khiến mình trầy da tróc vẩy, thương tích đầy mình nhưng ít nhất sẽ khiến kẻ bắt nạt phải nhìn mình bằng con mắt khác.
Cái gì cũng có cái giá của nó.
Cô gái bán kẹo không có nhiều sự lựa chọn công việc. Biết rằng việc bán kẹo dạo vất vả, bấp bênh, thu nhập thấp, lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhưng cô gái vẫn chưa biết làm gì khác. Dẫu vậy, không ai có quyền được coi thường, bắt nạt cô chỉ vì cô là một người bán kẹo. Công việc nào cũng xứng đáng được tôn trọng, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức. Nhưng để người khác tôn trọng mình thì trước hết phải biết tự tôn trọng bản thân đã.
Như Dan Ah (Chae Soo Bin) trong Thiên hạ đệ nhất shipper đã thẳng tay dằn mặt một bà mẹ nhìn cô chỉ trỏ và bảo con gái cô rằng nếu không học hành thì lớn lên chỉ đi làm shipper thôi. Dan Ah nói: 'Đừng nghĩ rằng ai cũng làm được shipper. Phải biết đi xe máy, phải thuộc đường và quan trọng nhất là phải có bộ óc xử lý nhanh và linh hoạt khi cùng lúc ship hàng chục đơn hàng đến những địa điểm khác nhau'.
Đừng coi thường nghề shipper, không phải ai cũng làm được công việc này đâu.
Hay như bà mẹ đơn thân Dong Baek (Gong Hyo Jin) trong Khi cây trà trổ hoa. Bé thì là trẻ mồ côi, lớn làm mẹ đơn thân, lại là bà chủ của một quán rượu, cuộc đời Dong Baek tưởng như chỉ toàn là một chuỗi bất hạnh. Người ta coi thường cô chỉ vì cô mở quán nhậu, một công việc được cho là không tử tế, đàng hoàng nhưng đây lại là công việc mà cô có thể làm tốt nhất.
Phụ nữ trong thôn thì coi cô như cái gai trong mắt, cánh đàn ông thì coi quán rượu của cô như điểm đến lý tưởng để xả stress, tiện thể buông lời chòng ghẹo bà chủ xinh đẹp.
Chị bán rượu chứ không bán nụ cười, chị sẽ tặng nó miễn phí cho người chị thích.
Dong Baek đã nhiều lần khiến mấy gã mê gái phải 'tắt điện' khi tuyên bố: 'Đĩa thịt xào này giá 8.000 won nhưng không bao gồm nụ cười của tôi'. Cô cũng luôn từ chối free lạc rang cho những người cô không thích và sẵn sàng làm một phần ăn đầy ú cho khách vào những hôm cô vui, đơn giản vì cô thích thế.
Khi Dong Baek một mình đi khám thai, trong khi các sản phụ khác đều có chồng bênh cạnh, y tá dè dặt hỏi cô có muốn dùng gói dịch vụ giá rẻ hơn không? Dong Baek đã yêu cầu dùng gói dịch vụ tốt nhất. Hôm đó cô đã ăn trưa ở một nhà hàng hạng sang, gọi những món đắt tiền nhất. Không ai có quyền coi thường mẹ con Dong Baek.
Láo nháo là liệu hồn với chị.
Ở Dong Baek là hành trình từ một phụ nữ bất hạnh, yếu đuối, bị bắt nạt trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, dám đứng lên làm chủ cuộc đời mình.
Thế nên, người có thể bảo vệ được mình, chỉ có thể là chính bản thân mình thôi. Bạn có thể kiếm tiền bằng bất cứ nghề gì cũng được nhưng đừng bao giờ cho người khác cái quyền được bắt nạt mình. Khách hàng là thượng đế nhưng không phải ai cũng xứng đáng được phục vụ như thượng đế, và cũng đừng tự biến mình thành nô lệ để chiều lòng những thượng đế tai quái.
Cậu nhóc nhà quê và hành trình "bắc thang lên giời" để đổi màu giới tính: Cả huyện không ai giống em! Mùng 1 Tết mò địa chỉ của người nổi tiếng để xin lời khuyên chuyển giới, 4 năm chạy vạy hơn 400 triệu, một mình khăn gói sang Thái Lan phẫu thuật - những điều tưởng chừng quá sức với cậu bé sống ở vùng quê nghèo - nơi mà ai cũng nghĩ chuyển giới là chuyện hoang đường. Nguyễn Vũ Hà An...