Máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào và màu ra sao?
Máu báo thai xuất hiện khi nào và màu máu ra làm sao, ra nhiều hay ít và nhận biết như thế nào để không bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt, tất cả sẽ được lý giải ngay sau đây.
Máu báo thai là dấu hiệu nhận biết có thai sớm xuất hiện trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, máu báo thai có màu sắc khá giống với máu kinh nên nhiều chị em nhầm lẫn. Đồng thời không phải ai cũng xuất hiện hiện tượng này
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai là máu chảy ra ở âm đạo của phụ nữ trong trứng đã được thụ tinh tạo thành phôi thai và đang làm tổ ở tử cung, bám dính lấy tử cung. Trong quá trình đó niêm mạc tử cung bị phôi thai đang làm tổ làm tổn thương gây ra hiện tượng xuất huyết và chảy ra ngoài âm đạo.
Máu có màu đỏ hoặc phớt hồng, ra rất ít. (Ảnh minh họa)
Máu báo thai xuất hiện khi nào?
Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 8 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.
Thời điểm máu báo thai xuất hiện trùng với thời điểm của kỳ kinh nên rất dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt.
Cách nhận biết máu báo thai và máu kinh
Thời điểm máu báo thai ra trùng với chu kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em dễ nhầm lẫn. Về cơ bản, máu báo có thai và máu kinh có sự khác nhau về màu sắc, lượng và mùi. Cụ thể như sau:
So sánhMáu báo thaiMáu kinhMàu sắc
Máu báo thai có màu hồng phớt, đỏ hoặc màu nâu
Máu kinh thường có màu đỏ thẫm hoặc máu thâm đen
Lượng máu
Ra rất ít, 1 vài giọt hoặc vết nhỏ dính ở quần lót, lượng máu đều đều như nhau ở mỗi ngày. Máu ra không kèm theo dịch nhầy và không vón cục.
Ra nhiều, ồ ạt, nhiều nhất ở ngày thứ nhất và ít dần sang những ngày sau, ngày cuối chỉ còn là những vệt máu nhỏ. Máu ra có kèm dịch nhầy và vón cục.
Thời gian
Video đang HOT
Thường chỉ từ 1 – 2 ngày
Trung bình từ 4 – 6 ngày (tùy từng người có thể nhiều hơn hoặc ít hơn nhưng không kéo dài quá 9 ngày)
Biểu hiện
Có thể hơi đau lâm râm bụng dưới nhưng không đáng kể.
Ở một số chị em có hiện tượng đau bụng kinh, ra nhiều khí hư dạng sợi không màu, không mùi, bị đau đầu, táo bón.
Máu báo thai khác máu kinh về lượng, màu sắc và thời gian ra. (Ảnh minh họa)
Những câu hỏi thường gặp nhất về máu báo thai
Khi mong muốn làm mẹ quá lớn và các dấu hiệu về máu báo thai làm các mẹ băn khoăn. Những vấn đề và câu hỏi thường gặp nhất chị em hay đặt ra sẽ được trả lời cụ thể sau đây:
- Máu báo thai ra nhiều không?: Lượng máu ra rất ít, chỉ vài giọt nhỏ.
- Máu báo thai ra trong bao lâu?: Máu chỉ ra từ 1 – 2 ngày.
- Máu báo thai có mùi không, có tanh không?: Máu ra một lượng rất ít nên gần như không ngửi thấy mùi hôi hay mùi tanh. Chỉ có máu kinh mới có cảm nhận rõ mùi tanh và nếu không thay băng thường xuyên sẽ có mùi hôi.
- Ra máu báo thai có đau bụng không?: Hầu hết khi ra máu chỉ vài giọt nên không đau bụng hoặc đau lâm râm không đáng kể. Nhưng nếu lượng máu ra nhiều, sốt, đau bụng dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu sảy thai sớm chị em cần đi gặp bác sĩ ngay.
Ra máu báo thai thường không đau bụng hoặc chỉ đau lâm râm. (Ảnh minh họa)
- Máu báo thai ra nhiều như máu kinh không?: Máu ra rất ít, chỉ 1 vài giọt. Còn máu kinh ra nhiều, lượng máu kinh mỗi chu kỳ ra khoảng 80 – 100ml kéo dài từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn tùy cơ địa từng người.
- Máu báo thai có dịch nhầy không?: Máu ra ít và không có lẫn dịch âm đạo nên không có dịch nhầy như máu kinh.
- Có máu báo thai nhưng que 1 vạch: Có thể thời gian thử thai quá sớm, nồng độ hCG chưa cao nên que thử chưa cho kết quả chính xác. Chị em nên thử lại 1 vài lần nữa. Trong trường hợp que vẫn 1 vạch có thể là máu đó là do rối loạn kinh nguyệt chứ không phải có thai. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chị em nên đi làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
- Không có máu báo thai là không có thai phải không?: Trên thực tế, không phải tất cả phụ nữ đều có dấu hiệu này, chỉ khoảng 65% phụ nữ có xuất hiện hiện tượng này. Nên chị em hãy chú ý những dấu hiệu có thai sớm khác hoặc nếu trễ kinh có thể đi làm xét nghiệm để biết chính xác mình có thai hay không.
Khi có máu báo thai cần làm gì?
Nếu thấy có máu từ âm đạo thì chị em cần phải bình tĩnh và xác định những việc sau:
- Xác định máu có màu gì, nếu nghi ngờ là máu báo thai thì nên dùng que thử thai để kiểm tra.
- Theo dõi lượng máu và thời gian ra máu. Nếu lượng máu ít và thời gian chỉ từ 1 – 2 ngày thì có thể đó là máu báo thai.
- Nếu lượng máu ra nhiều bất thường, ồ ạt, kèm theo đau bụng dưới dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu sảy thai sớm, cần đi gặp bác sĩ ngay.
- Nên đi khám để xác định mình có mang thai hay không và có những biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.
Máu báo thai chỉ là một trong những dấu hiệu có thai. Để chắc chắn có thai hay không chị em hãy làm các xét nghiệm tại cơ sở y khoa.
Theo Giading,net
Bụng dưới căng tức có phải có thai không?
Bụng dưới căng tức có phải có thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mong ngóng có con. Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai sớm, tuy nhiên cũng có thể là những dấu hiệu bệnh lý bất thường.
Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bụng dưới căng, tức bụng hay chướng bụng có thể là dấu hiệu có thai sớm. Tuy nhiên, hiện tượng tức bụng, chướng bụng đôi khi cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Bụng dưới căng tức có phải có thai không?
Theo các bác sĩ, hiện tượng bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai. Nếu chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn và đúng vào thời điểm dễ thụ thai nhất thì chỉ khoảng 10 ngày sau khả năng xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới, tức tức nhẹ. Đó là dấu hiệu có thai sớm.
Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ, trứng sẽ hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân chị em sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, căng tức nhẹ bụng dưới.
Hiện tượng căng tức khi mang thai sẽ tiếp diễn trong khoảng 2 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi được với thai đã hình thành và phát triển trong tử cung.
Bụng dưới căng có phải có thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh minh họa)
Bụng dưới căng kèm theo các dấu hiệu nào để biết có thai?
Ngoài hiện tượng bụng dưới căng thì các dấu hiệu có thai sớm như sau:
- Máu báo thai: Xuất hiện sau khi trứng đã được thụ tinh trong khoảng từ 7 - 14 ngày. Máu ra rất ít màu hồng hoặc nâu. Máu chỉ ra không quá 3 ngày.
- Chậm kinh: Khi trứng đã được thụ tinh thì chu kỳ sẽ không còn xuất hiện nữa, hiện tượng chậm kinh xuất hiện.
- Căng tức ngực
- Chuột rút, thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công trong khoảng 7 - 12 ngày.
- Các dấu hiệu khác như ốm nghén, táo bón, xì hơi, tâm trạng thay đổi thất thường....
Để chắc chắn có thai hay không chị em nên tới cơ sở y khoa để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.
Căng tức bụng dưới có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Có rất nhiều trường hợp căng tức bụng dưới không phải là dấu hiệu có thai sớm. Nếu không phải có thai thì là dấu hiệu báo hiệu chu kỳ kinh sắp đến. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Khi gặp phải bệnh này thì vùng bụng dưới sẽ đau tức và càng về sau càng buốt và nhói rất khó chịu.
- Bệnh sỏi thận: Căng tức bụng dưới kèm theo các cơn đau nhẹ dưới xương sườn là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
- Nhiễm trùng bàng quang: Khi đi tiểu cảm thấy khó, đau rát vùng kín và tức bụng dưới là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang.
- Đau dạ dày: Nếu ăn uống không khoa học, đau dạ dày có thể gây nên các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng dưới.
Khi có những biểu hiện căng tức bụng dưới và nghi ngờ bản thân có thai chị em nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Nếu không phải có thai thì hiện tượng này cũng báo hiệu những dấu hiệu bệnh lý cần chữa trị kịp thời.
Theo Giadinh.net
Hiện tượng băng huyết sau sinh Băng huyết là hiện tượng ra máu ở bộ phận sinh dục nữ với số lớn. Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậu. Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ. Băng huyết sau sinh do...