Mátxcơva lo Kiev bán công nghệ tên lửa đạn đạo
Bộ ngoại giao Nga ngày 7/4 ra tuyên bố cho rằng Ukraine phải thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phải ngăn chặn việc bán các công nghệ tên lửa đạn đạo cho nước thứ ba.
Tên lửa hạng nặng Voyevoda (SS-18 Satan)
Bộ Ngoại giao nga dẫn một loạt thông tin báo chí cáo buộc công ty Yuzhmash, có trụ sở ở thành phố Dnepropetrovsk, Ukraine đang đàm phán với khách hàng nước ngoài để bán các công nghệ liên quan đến việc sản xuất tên lửa đạn đạo RS-20 Voyevoda.
“Ukraine, với tư cách là thành viên của Đối tác Chính quyền kiểm soát công nghệ hạt nhân (MTCR) và đã ký Quy tắc ứng xử Hague về chống phổ biến vũ khí đạn đạo (HcoC) phải có trách nhiệm chính trị nghiêm túc”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi giới chức mới ở Kiev đặc biệt cẩn trọng trước quyết định bán các công nghệ liên quan đến tên lửa đạn đạo với khả năng mang đầu đạn hơn 500kg và tầm bắn hơn 300km.
“Chúng tôi mong rằng dù có khó khăn về chính trị nội bộ ở Ukraine và dù thiếu vắng những lãnh đạo hợp pháp, các lãnh đạo lâm thời của Ukraine phải tỏ rõ trách nhiệm và tránh có những động thái làm ảnh hưởng đến các nước cam kết không phổ biến vũ khí và phương tiện vận chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt hiệt nay”, Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
MTCR là tổ chức tự nguyện gồm các nước cam kết chống phổ biến các hệ thống chuyên chở không người lái có khả năng mang vũ khí hủy diệt hàng loạt.
HcoC là bộ quy tắc ứng xử đa phương, với các nước tự nguyên cam kết thông báo trước cho nhau khi tiến hành phóng tên lửa đạn đạo hay phóng tên lửa đẩy cho mục đích không gian và phóng thử.
Tên lửa hạng nặng Voyevoda (SS-18 Satan) được trang bị 10 đầu phóng hướng tới các mục tiêu khác nhau, trọng tải 550-750 tấn, và tầm xa 11.000km.
Theo Dantri
Hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc với 4.000 trang tài liệu
Hồ sơ của Philippines với nội dung chính là yêu sách của Trung Quốc về "đường lưỡi bò" không phù hợp luật pháp quốc tế.
Hãng tin AP chiều 30/3 cho biết, Philippines đã nộp lên Tòa án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động này sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa 2 nước.
AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết hôm Chủ nhật (30/3) rằng hồ sơ đệ trình lên Tòa án ở Hague bao gồm gần 4.000 trang tài liệu giải thích và lập luận của Philippines.
Đảo Pagasa thuộc vùng chồng lấn trên Biển Đông (Ảnh Reuters)
Các quan chức Philippines đã quyết định đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế trong tháng 1/2013, sau khi các tàu Trung Quốc nắm quyền kiểm soát quần đảo nằm trong vùng tranh chấp ngoài khơi phía tây bắc Philippines.
Philippines yêu cầu Tòa án quốc tế lên tiếng về các yêu sách của Trung Quốc về "đường lưỡi bò", chiếm khoảng 80% vùng biển chiến lược. Hồ sơ của Philippines với nội dung tuyên bố cốt lõi là yêu sách "đường lưỡi bò" không phù hợp luật pháp quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc cho rằng khu vực tranh chấp thuộc yếu tố lịch sử, và cho biết sẽ không tham gia vụ kiện./.
Theo Bích Đào
VOV online
Quân đội Nga triển khai hệ thống liên lạc chống vũ khí hạt nhân Trong các đợt diễn tập vừa qua, Bộ quốc phòng Nga đã triển khai các hệ thống thông tin liên lạc mới, có khả năng đảm bảo liên lạc thông suốt trong điều kiện diễn ra các cuộc tấn công hạt nhân. Trong hoạt động kiểm tra trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga trong những ngày...