Matxcơva: Khủng bố tại Syria lại chuẩn bị tạo bằng chứng giả để Mỹ lấy cớ không kích
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga c ảnh báo Mỹ và các đồng minh đang lên kế hoạch không kích Syria, lực lượng khủng bố tại đây đang chuẩn bị tạo bằng chứng giả về việc sử dụng vũ khí hóa học để đổ tội cho chính phủ Syria.
Lực lượng khủng bố tại Syria chuẩn bị tạo dựng bằng chứng giả để đổ tội cho chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, bằng chứng giả này sẽ được Mỹ, Anh và Pháp lấy cớ để không kích các mục tiêu của Syria, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết. Các phần tử khủng bố thuộc nhóm Al-Nusra, hay còn được biết đến với tên gọi Tahrir al-Sham, hiện đang có mặt tại tỉnh Idlib phía tây bắc Syria, sẽ thực hiện vụ tấn công giả mạo để buộc tội chính quyền Syria.
Có tổng cộng 8 thùng khí độc clo được khủng bố chuyển đến ngôi làng nằm gần thành phố Jisr al-Shughur, ngoài ra nhóm phiến quân khác được công ty an ninh tư nhân Olive của Anh hỗ trợ cũng kéo đến khu vực này, thiếu tướng Igor Konashenkov cảnh báo. Các phần tử khủng bố này sẽ lấy danh nghĩa nhóm Mũ bảo hiểm trắng để thực hiện màn “giải cứu” thường dân bị thương trong vụ tấn công.
Thiếu tướng Igor Konashenkov nói thêm rằng khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS The Sullivans (DDG-68) được triển khai trong khu vực Vịnh Ba Tư vài ngày trở lại đây, khu trục hạm này mang theo 56 tên lửa hành trình. Ngoài ra, Mỹ còn điều máy bay ném bom chiến lược Rockwell B-1 Lancer có khả năng mang theo 24 tên lửa hành trình đến căn cứ không quân Al Udeid tại Qatar.
Tên lửa của phòng không Syria đánh chặn tên lửa hành trình của Mỹ, Anh và Pháp, ngày 14/4. (Ảnh: AP)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố mới nhất của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton có lời đe dọa ném bom Syria có thể được coi là lời khẳng định cho chiến dịch quân sự này. Tuyên bố được ông John Bolton đưa ra ngày 22/8 như sau: “Nếu chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh và họ thật sự phải nghĩ về vấn đề này rất lâu sau đó”.
Tháng 4/2018, liên minh quân sự Mỹ, Anh và Pháp phát động chiến dịch không kích Syria với lý do chính phủ Syria bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công bằng khí độc tại thành phố Douma ngày 7/4. Vụ không kích này diễn ra chỉ vài tiếng trước khi đội kiểm tra hiện trường của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) kịp tới thành phố này để tìm bằng chứng.
Có khoảng 103 tên lửa hành trình được phóng nhằm vào các mục tiêu của Syria, trong đó bao gồm các cơ sở dân sự và quân sự nước này. Lực lượng phòng không Syria bắn hạ ít nhất khoảng 46 tên lửa hành trình, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.
(Nguồn: RT)
NGUYỄN TIẾN
Theo anninhthudo
'Vệ tinh bí ẩn của Nga' có thật sự đáng sợ như Bộ Ngoại giao Mỹ nói?
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/8 gửi thông điệp cảnh báo đến Liên Hợp Quốc về các vệ tinh của Nga mà Washington nhận định là bí ẩn và đáng sợ, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng trên thực tế các vệ tinh này không đến mức quá bất thường như Washington nhận định.
Ngày 14/8, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ gửi thông điệp cảnh báo đến Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc về vệ tinh Nga mà Washington có rất ít thông tin và kết luận các vệ tinh này vừa đáng ngờ vừa có vẻ là mối đe dọa đối với Mỹ. Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nhận định những "vệ tinh bí ẩn của Nga" này có thể là hệ thống vũ khí trên không gian.
"Chúng tôi quan ngại về những thứ bất thường của hệ thống được gọi là &'giám sát vũ trụ'. Điều duy nhất chúng tôi biết là hệ thống này được triển khai trên quỹ đạo, chúng tôi không biết chắc chắn nó là gì và không có cách nào để xác minh về nó", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Kiểm soát vũ khí, Kiểm chứng và Tuân thủ Yleem Poblete phát biểu trước Liên Hợp Quốc.
"Hành vi của thiết bị trên quỹ đạo này không giống với bất cứ thiết bị giám sát trên quỹ đạo hoặc không gian với khả năng ghi nhận tình hình, trong đó có hoạt động của các vệ tinh giám sát của Nga", bà Yleem Poblete nói.
Tuy nhiên, nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian nhận định rằng "dù hệ thống này có thể gây bối rối và thậm chí là hơi khác thường, nhưng nếu kết luận là &'hoàn toàn bất thường' thì hơi quá, bởi Mỹ cũng có những vệ tinh tuyệt mật với quỹ đạo thay đổi không giải thích được".
Tên lửa Soyuz-2.1b được phóng từ sân bay vũ trụ Plestsk, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Những vệ tinh của Nga được Washington coi là bí ẩn và khiến Bộ Ngoại giao Mỹ lấy làm lo ngại là vệ tinh Kosmos 2519, Kosmos 2521 và Kosmos 2523, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6/2017 từ sân bay vũ trụ Plestsk ở phía bắc nước Nga. Trên quỹ đạo, vệ tinh chính Kosmos 2519 triển khai vệ tinh con Kosmos 2521 vào tháng 8/2017, tiếp đến vệ tinh Kosmos 2521 triển khai vệ tinh Kosmos 2523 vào tháng 10/2017.
Tháng 8/2017, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo nói về 1 dụng cụ vũ trụ cỡ nhỏ, nhiều khả năng là vệ tinh Kosmos 2521, sẽ được sử dụng để kiểm tra 1 vệ tinh khác của Nga. "Trong dài hạn, sẽ có một cuộc thử nghiệm triển khai dụng cụ vũ trụ để kiểm tra bên ngoài của vệ tinh", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Tháng 10/2017, khi vệ tinh Kosmos 2523 tách ra khỏi vệ tinh Kosmos 2521, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo xác nhận thử nghiệm việc "điều khiển hướng di chuyển của vệ tinh quốc phòng, các hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất và trên quỹ đạo của vệ tinh" cũng như triển khai giải pháp tính toán mới.
Video: Tên lửa Soyuz-2.1b mang vệ tinh Kosmos 2519 được phóng từ sân bay vũ trụ Plestsk
Chuyên gia McDowell lưu ý rằng cả 2 vệ tinh Kosmos 2521 và Kosmos 2523 của Nga có thực hiện loạt động tác thay đổi quỹ đạo cao hơn hoặc thấp hơn vệ tinh chính, cũng như chuyển từ quỹ đạo tròn sang quỹ đạo elip và ngược lại. "Có thể người Nga đang thử nghiệm khả năng triển khai nhiều vệ tinh trong 1 lần phóng với các quỹ đạo khác nhau", chuyên gia này nhận định.
Giám đốc Quỹ An ninh Thế giới Brian Weeden cho rằng các vệ tinh của Nga có một số lần cơ động đến các vệ tinh khác để thực hiện việc kiểm tra, việc này có vẻ hơi khác thường nhưng không đến mức đáng báo động và đáng sợ như Washington thể hiện.
"Họ đang phàn nàn chuyện gì vậy? Có rất nhiều sự kiện nhưng lại không có gì chi tiết. Nên tôi coi tuyên bố của Mỹ có thể hiểu thế này - Nga, tại sao anh dám làm điều gì đó khó hiểu?", ông Brian Weeden nhận định về tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ.
(Nguồn: Sputnik)
NGUYỄN TIẾN
Theo VTC
Đại sứ quán Nga tại Mỹ: '100 năm trước, quân Mỹ tới Nga gây ra vụ can thiệp đẫm máu' 100 năm về trước, ngày 15/8/1918, quân đội Mỹ đổ bộ lên Vladivostok và bắt đầu chiến dịch can thiệp đẫm máu vào tình hình nội bộ của Nga lúc bấy giờ, khi Hồng quân chiến đấu chống lại lực lượng Bạch vệ và các lực lượng phản cách mạng khác để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng 10 Nga. Ngày 15/8,...