Mát xa ký sự – Kỳ2: Những nữ cao thủ… “hai ngón”
Không ít khách làng chơi sau khi “lê tê phê” vì được các em nhân viên mát xa phục vụ nhiệt tình từ A đến áp Z chợt giật mình vì tiền bạc không cánh mà bay.
Có người mất cả ví, người may mắn hơn thì rơi vào cảnh “tiền đi ví ở lại”. Hãn hữu lắm mới có người muối mặt ra cơ quan CA trình báo vì sợ… lạy ông tôi ở bụi này..
Cô sinh viên và số tiền biết… bay
Anh bạn tên T. một thầy chuyên luyện “gà nòi” thi vào các trường chuyên ở Hà Nội kể: “Tết năm 2011, tôi có đi công tác ở TP Nam Định. Đêm đầu tiên ở TP này tôi và mấy người bạn rủ nhau ra Quất Lâm để thưởng thức hương vị của biển. Bữa ăn kết thúc bên bờ biển đầy sao và tiếng sóng khiến chẳng ai muốn về. Cả nhóm quyết định thuê nhà nghỉ gần bờ biển ngủ một đêm cho sướng. Hơn 22h anh bạn cùng nhóm kêu mỏi lưng rủ nhau đi tẩm quất. Thú thực là tôi chưa bao giờ đi tẩm quất nên cũng tò mò muốn biết. Tay bảo vệ nhà nghỉ xuất hiện nói: “Giờ khuya rồi, quán tẩm quất đã đóng cửa. Nếu mấy anh muốn đấm lưng cho đỡ mỏi thì em gọi dùm mấy cô nhân viên đấm tại phòng luôn. Các anh bo em một “lít”". Sau một ngày đi lại khá mệt nên chúng tôi đồng ý để cậu bảo vệ gọi nhân viên tẩm quất, cậu bạn trong đoàn có vẻ là người sành chơi nhất nói với theo tay bảo vệ: “Nhớ là nhân viên tẩm quất thật sự đấy nhé”.
Khoảng 30 phút sau, 5 cô nhân viên tẩm quất xuất hiện. Cô nào cũng má phấn môi son, quần áo sặc sỡ như văn công xóm. Một cô gái e ấp xin phép vào phòng tôi. Thấy tôi vẫn để nguyên quần dài, cô gái nói: “Anh đi thư giãn lần đầu à. Phải cởi quần ra em mới làm được chứ”. Ồ, sao tẩm quất lại gọi là thư giãn nhỉ?, tôi thắc mắc. Cô gái cười: “Anh ơi, thư giãn hay tẩm quất giống nhau mà. Các động tác làm cho con người thoải mái, tan hết mệt nhọc thì gọi là thư giãn chứ sao”. Cô gái giới thiệu tên Hiền, sinh viên năm thứ nhất của một trường ĐH dân lập. Nghe cô gái giới thiệu là sinh viên làm thêm tôi hào hứng hẳn lên. Quả là tôi may mắn, vừa có người đấm lưng cho đỡ mệt lại vừa có người tâm sự, tranh luận vài vấn đề mang tính thời sự. Giọng nói nhẹ nhàng và những động tác như ma quái của cô gái khiến tôi thiếp đi lúc nào không hay… Rồi tôi choàng tỉnh, cô gái tẩm quất vẫn ngồi lặng lẽ bóp vai cho tôi. “Anh tỉnh rồi hả? Thấy anh ngủ ngon em không dám gọi. Em làm cho anh 2 tiếng rồi. Anh cho em xin quà để em về ngủ, mai còn đi học”.
Tôi luống cuống xin lỗi, đi lấy ví tiền trong túi quần để thanh toán cho cô bé sinh viên vất vả làm thêm. Khi mở vì ra tôi choáng váng vì số tiền 10 triệu đồng gồm cả tiền cá nhân và tiền của đoàn công tác đã không cánh mà bay. Luống cuống lục khắp các túi quần không thấy tiền, tôi lấy can đảm hỏi cô gái: “Em có lấy tiền của anh không?”. Mặt cô gái tỉnh bơ, không tức giận cũng không có dấu hiệu của sự bất ngờ: “Không. Em có biết tiền của anh để ở chỗ nào đâu. Em vẫn ngồi đây từ lúc vào. Anh cứ khám người em và hỏi chủ nhà nghỉ”.
Ngồi thẫn thờ một lúc, tôi quyết định gọi cho anh em trong nhóm. Mọi người ùa sang phòng tôi, buộc cô gái ngồi im, bỏ hết đồ trong người, trong túi xách ra nhưng vẫn không thấy tăm hơi tiền đâu. Một cậu có kinh nghiệm bảo: “Các ông lục khắp phòng và toa lét xem, kể cả dưới gầm bàn, gầm tủ. Mà cũng tại mấy ông, ai lại đưa tiền cho thằng gà gô này cầm cơ chứ. Rõ khổ, mai lấy đâu tiền để thanh toán cho khách sạn”.
Trong khi mọi người lật tung tất cả đồ vật trong phòng, cô sinh viên làm thêm vẫn im lặng ngồi trên giường quan sát. Khi không còn chỗ nào để tìm, anh bạn tôi nài nỉ cô sinh viên: “Em ơi, anh xin em đấy. Em trả tiền cho bọn anh đi, mất hết tiền bọn anh chết đói. Ở trong phòng này chỉ có em và bạn anh mà mất tiền thì còn ai vào đây nữa”. Chưa nói hết câu thì hai thanh niên lạ mặt bước vào phòng.
Video đang HOT
Một là chủ nhà nghỉ, một xưng là quản lý của cô gái. Tay quản lý khẳng định: “Nhân viên nhà em toàn người tử tế, không có chuyện ăn cắp tiền của khách. Chắc anh này rơi mất ở đâu nên đổ vấy cho nhân viên nhà em. Giờ người các anh đã khám rồi thì trả tiền để em nó về mai còn đi học. Nếu các anh giữ người là em báo CA đấy”. Nhìn nữ nhân viên tẩm quất ung dung rời khỏi phòng tôi uất lên tận cổ. Khi chỉ còn mấy anh em, mọi người phân tích mãi mà vẫn không hiểu nữ nhân viên “hai ngón” giấu tiền ở đâu. Một cậu trong đoàn ấm ức chỉ vào tôi nói: “Cũng tại ông. Nó bảo là sinh viên cũng tin. Chắc sướng quá nên ngủ say. Giờ thì nhục chưa, có tiền mà cũng không giữ được”. Tôi im lặng nhấm nháp nỗi buồn khó tả “cô ấy là sinh viên thật, có cả thẻ sinh viên kia mà, sao cô ấy làm thế được nhỉ? Sao có thể tàn nhẫn vậy nhỉ…”. Về đến Hà Nội, tôi kể lại câu chuyện cho một anh bạn là CA hình sự nghe. Bạn tôi bảo: “Các ông khờ thật. Lấy tiền của ông xong nó phải cất đâu đó bên ngoài căn phòng ông đang ở hoặc nhắn tin cho đồng bọn đến mang đi chứ. Nếu các ông phải bỏ qua sự xấu hổ để báo CA thì có thể số tiền đó sẽ không mất”. Từ đó tôi sởn người khi nghe đến từ “tẩm quất, thư giãn…”.
Nhân viên mátxa này bị bắt vì trộm tiền của khách.
Tiền chui vào lon bia
Anh Nguyễn Văn Chí, ở Thanh Xuân, Hà Hội kể: “Cách đây khoảng 2 tháng tôi và một anh bạn đến tẩm quất ở một quán cà phê, gội đầu thư giãn ở đường 70 (Hà Đông đi Văn Điển) sau khi đã nhậu một trận tơi bời. Trong ánh đèn mờ ảo của quán là những cô nhân viên khá cứng tuổi, mặt bự son phấn. Tôi định quay ra thì cậu bạn đi cũng bảo: “Nhân viên già hay trẻ ông quan tâm làm gì. Đi tẩm quất thư giãn cho khỏe người thì chỉ cần các em giỏi về “chuyên môn” là OK rồi”. Nói rồi nó kéo tôi vào tuột trong quán. Cô nhân viên bụng bia ấn tôi xuống cái giường tanh lòm và nói: “Anh yên tâm đi. Gừng càng già càng cay. Bọn em không còn trẻ nhưng bù lại kỹ thuật tốt. Anh đến đây một lần sẽ muốn quay lại lần nữa”. Mới đấm đấm bóp bóp được vài phút thì cô nhân viên kéo tụt quần tôi xuống tận gối. Tôi hoảng quá hỏi: “Em làm gì đấy?”. Cái mặt bự phấn nhăn nhở: “Em thư giãn cho anh mà. Cái anh này đến lạ. Ở đây bọn em có biết đấm lưng đâu, chỉ biết thư giãn thôi”. Lúc này tôi mới hiểu “kỹ thuật cao” mà cô gái nói có nghĩa là gì. Tôi từ chối vì mệt. Cô gái có vẻ không bằng lòng nhưng vẫn ngồi xoa lưng cho tôi. Bên cạnh là tiếng rên rỉ, tiếng thở gấp gáp và cuối cùng là tiếng xả nước ào ào trong toa lét…
Hết 1 giờ quy định, tôi ngồi dậy thò tay vào túi quần lấy tiền bo cho cô nhân viên thì chỉ thấy túi trống trơn, số tiền hơn 2 triệu đồng đã biến mất. Tôi hỏi cô nhân viên nhưng cô ta không nhận còn lu loa: “Anh mất tiền ở đâu lại đến đây vu khống. Định bùng à?”. Hai thằng mặt rô bảo vệ quán chạy vào gườm gườm nhìn tôi. Thằng bạn tôi không nói không rằng, lục tìm quanh khu vực kê chiếc giường tôi đang ngồi. Cuối cùng nó moi được toàn bộ số tiền tôi bị mất từ trong một lon bia Sài Gòn vứt lăn lóc dưới đất. Lúc này, ả nhân viên thư giãn vẫn leo lẻo nói: “Các ông không bắt được tận tay thì đừng đổ oan cho tôi. Biết đâu ông cố tình đút tiền vào lon bia để vu vạ cho tôi”(?!). Thì ra ả nhân viên này khá cao thủ, một tay ả xoa lưng cho tôi, tay còn lại thò tay trộm tiền trong chiếc quần tôi treo trên tường rồi lén bỏ vào lon bia, thả xuống đất…”.
Hai câu chuyện vừa kể chỉ là con số vô cùng nhỏ trong những vụ các “thượng đế” bị mất cắp khi đi tẩm quất thư giãn. Hầu hết trong số đó chọn phương án “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì sợ chuyện đến tai vợ con, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Một cảnh sát hình sự cho biết: “CA Hà Nội đã bắt giữ nhiều đối tượng hành nghề tẩm quất, thư giãn có hành vi trộm cắp. Hầu hết nhân viên các quán thư giãn đều dùng miệng để kích dục cho khách nên đa số họ đều thuộc loại không lành mạnh, thậm chí là có tiền án, tiền sự. Khách tìm đến những quán tẩm quất thư giãn ngoài chuyện dễ bị mất cắp còn có thể bị lây nhiễm các bệnh xã hội và bị xử phạt hành chính”.
Theo PLXH
Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam (kỳ 4): Kỳ nhân luyện võ
Là con trai của một trong những võ sư đầu tiên đưa môn võ Thiếu Lâm vào Việt Nam, thế nên để nêu gương, võ sư Nguyễn Hồng Quân lại càng phải cố gắng gấp bội các môn sinh khác của cha. Nghe ông kể lại chuyện luyện võ hồi thơ ấu, người ta mới biết con đường đến danh hiệu cao thủ võ lâm vất vả như thế nào.
Võ sư Nguyễn Hồng Quân, Trưởng môn phái Thiếu Lâm tự Hà Nội.
Tự biến mình thành... bao cát
Võ sư Nguyễn Hồng Quân kể lại: "Năm 6 tuổi tôi đã được theo cha luyện võ. Ngày ấy cuộc sống còn khó khăn, một buổi đi học, một buổi làm nghề mưu sinh, tối mới có thời gian tập luyện. Thời ấy, chính quyền cũ không cho dạy và học võ nên cha con tôi phải đợi đến khi hàng xóm ngủ say mới dám luyện. Lúc ấy vì nhỏ quá ham ngủ, nhiều khi đứng tấn còn ngủ gật, ngã xước xác cả đầu. Nhà có 5 chị em nhưng có mỗi mình là con trai nên được mẹ cưng chiều, nhiều lần học lộn nhào, xoạc mà bị thương mẹ tôi xót con, không cho tập. Tuy nhiên, cha tôi quyết tâm cho tôi tập bằng được môn võ thuật này để sau này nối nghiệp cha".
Chúng tôi gặp võ sư Quân trong ngôi nhà, nép mình trên một con ngõ nhỏ đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội). Võ sư Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1963, là con trai duy nhất của sư ông Nguyễn Văn Tiến, một võ sư Thiếu Lâm nổi tiếng đất Hà Thành. Được biết, để luyện thành công môn võ này đã khó khăn nhưng để trở thành một võ sư Thiếu Lâm tự thì con đường tập luyện phải gian nan vất vả hơn nhiều. Những ngày đầu võ sư Quân tập luyện, để luyện sức khoẻ, mỗi buổi sáng sớm, ông thường phải chạy bộ hàng giờ đồng hồ ngoài đường phố. Để luyện quyền chân, ông thường buộc những viên đá nặng vào chân rồi chạy, nhảy. Võ sư Quân tâm sự: "Đây là một bài tập luyện đúng bài bản của Thiếu Lâm tự. Khi buộc đá vào chân di chuyển nghe vẻ rất nặng nề nhưng khi đã luyện thành thạo, tháo đá ra khỏi chân, tôi chạy mà cảm tưởng mình đang bay. Hơn nữa, cú đá cũng có sức nặng hơn nhiều".
Một cách tập luyện của võ sư Quân cũng khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Ngày ấy, chưa có vật dụng để luyện tay, ngoài việc sử dụng cây làm bao cát, cha của võ sư Quân thường bắt ông tự đánh hai tay vào nhau hoặc tự đấm vào người. Nghe có vẻ lạ và "bất bình thường" nhưng đây là một phương pháp tập luyện được người học võ cho là "nhất cử lưỡng tiện". "Khi tự đấm vào người, mình vừa luyện được quyền tay vừa rèn luyện khả năng chịu đựng. Lúc đầu tập luyện còn cảm thấy đau chứ một thời gian sau khi đã quen rồi thì không thấy hề hấn gì. Đến bây giờ đi dạy võ, tôi thường đứng yên cho đệ tử đấm đá vào người thoải mái", võ sư Quân vừa nói chuyện với chúng tôi vừa đấm vào người như mình chứng cho lời ông nói.
Với người học võ, việc luyện tấn là đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là bài học đầu tiên mà người học võ ái ngại nhất. Nhớ lại những ngày đầu học tấn, võ sư Quân kể: "Ngày ấy tôi 15 tuổi, trong đám học trò của bố, tôi là người có khả năng đứng tấn lâu nhất. Một hôm, bố tôi mang về một hòn đá nặng khoảng 30kg và bắt tôi ôm hòn đá ấy đứng tấn đến khi nén nhang cháy hết trong khi đó ông vào giường nằm ngủ. Lúc đầu chưa quen, tấn khoảng 20 phút chân tay tôi mỏi rã rời tưởng chừng như không thể đứng được nữa. Tôi cứ cố gắng đứng thêm được chút nào hay chút ấy, thế rồi tôi cũng chịu đựng được đến lúc cháy hết một nén nhang. Lúc ấy, tôi mệt đến nỗi mặt mày tái ngắt, nằm ngay xuống sân và không đứng được dậy. Bố tôi chạy ra đỡ tôi dậy, nhìn thấy ánh mắt của ông, tôi thấy sự tự hào. Đến bây giờ nhiều huynh đệ trong lò võ của cha tôi vẫn nhắc đến câu chuyện đó như một kỳ tích".
Ngày ấy, việc học võ được thực hiện vào ban đêm. Để tránh phát ra tiếng động, cứ tầm 11 - 12h đêm, hai cha con võ sư Quân thường đốt đèn ra cánh đồng gần nhà luyện võ. Chính vì thế, những năm đó, ở khu vực võ sư Quân sinh sống có chuyện, dân làng kháo nhau về việc có ma ngoài đốt đuốc ở cánh đồng. Ban đêm không ai dám bén mảng đi qua khu vực đó. Võ sư Quân cho biết, để luyện cho cơ thể chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời tiết, giữa trưa mùa hè bị bắt ra "phơi" nắng hay buổi tối mùa đông cởi trần đứng tấn hoặc nhảy xuống ao hồ ngâm mình là chuyện hết sức bình thường.
Đốt dây cao su làm đèn dạy võ
Tính đến thời điểm này, võ sư Quân đã hơn nửa đời người dạy võ. Vị võ sư Thiếu Lâm này cũng không thể nhớ bao nhiêu lứa học trò đã qua tay mình. Năm 1985, ông bắt đầu công việc dạy võ Thiếu Lâm. Năm ấy, vẫn chưa có điện nên hàng ngày, mỗi học trò đến lớp đều phải mang theo một chiếc dây cao su để đốt lấy ánh sáng tập võ. Thầy trò cùng nhau tập luyện trong thứ ánh sáng nhạt nhạt của "ngọn đuốc" từ những chiếc dây cao su mùi khét lẹt. Những ánh lửa ấy có thể bị gió thổi tắt nhưng ánh lửa trong trái tim, ánh lửa của tinh thần thượng võ thì không có gì dập tắt được, nó cháy mãi trong ông và những đệ tử đang theo học môn võ Phật chân truyền. "Ngày ấy, cứ trời mưa là lò võ của chúng tôi nước lại lênh láng trên nền nhà vì mái nhà bị dột. Ngoài trời mưa sấm chớp, tiếng ếch nhái kêu ồm ộp vang trời nhưng thầy trò vẫn mải mê tập luyện. Chính những ngày khắc khổ như thế, các học trò mới thấy được sự gian khổ của các bậc tôn sư khi luyện những tuyệt chiêu võ Thiếu Lâm và tăng thêm ý chí rèn luyện thành tài".
Kế thừa truyền thống môn phái Thiếu Lâm của người cha đã quá cố, võ sư Nguyễn Hồng Quân đã duy trì và phát triển môn phái. Năm 1988, đánh dấu bước tiến trong cuộc đời võ thuật khi ông được Liên đoàn Võ Hà Nội công nhận đẳng cấp võ sư. Võ sư Quân đã đào tạo được nhiều vận động viên, huấn luyện viên có thành tích cao. Gần 30 năm qua môn phái Thiếu Lâm tự đã tham gia với Hội võ thuật Hà Nội trong những hội diễn và đạt được nhiều thành tích cao. Kể từ năm 1995 đến 2000, môn phái Thiếu Lâm do võ sư Quân làm huấn luyện viên đã đạt được nhiều huy chương trong các hội thi võ cổ truyền trên toàn quốc.
Hiện nhiều học trò của võ sư Quân đã mở lò luyện võ Thiếu Lâm tự tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội. Được biết những năm đầu mở lò luyện võ ở Hải Phòng, vùng đất mà chưa có môn phái nào có thể trụ được lâu dài, có rất nhiều môn phái khác đến thách đấu nhưng ông đều khéo từ chối. Vì đối với vị võ sư này, học võ không phải là để đánh nhau, không phải để phân tài cao thấp. Ông tâm niệm rằng, học võ để rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ chân lý. Hơn nữa, môn phái mà ông đang theo học là Thiếu Lâm - võ nhà Phật nên tránh việc động thủ. Võ sư Hoài nói vui: "Nếu động thủ mình bại thì mình đi viện, mà mình thắng thì mình đi tù. Tốt nhất là dĩ hoà vi quý". Chính vì sự điềm đạm của ông khiến cho nhiều trưởng môn của các môn phái khác nể trọng.
Chia tay chúng tôi, võ sư Quân tâm huyết: "Tôi rất mừng vì tôi đã nối nghiệp được tinh thần thượng võ cũng như niềm tâm đắc của cha tôi. Hiện nay, tôi và các huynh đệ trong môn phái đang cố gắng truyền bá những tinh hoa Thiếu Lâm tự đến cả nước. Sau này khi đôi chân tôi đã mỏi, tôi sẽ truyền lại chức Trưởng môn nhân cho một học trò đủ đức đủ tài".
Theo ĐS&PL
Diện kiến 'cao thủ bùa yêu xứ Mường' Ông Quách Văn Tản được coi là một trong những "cao thủ" tài ba nhất ở xứ Mường ở Hòa Bình. Theo lời ông, gần 20 năm qua ông đã giúp hàn gắn hàng trăm gia đình quanh bản, những người ở nơi khác tìm về thì không kể siết... Nhìn theo tay của chú Hải, người dẫn đường của chúng tôi, ngôi...